Kiến nghị đối với UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 112 - 123)

- Bố trí nguồn kinh phí đảm bảo cho các hoạt động hỗ trợ pháp lý cơ bản, ưu tiên nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

- Nghiên cứu cơ chế nhằm huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho việc thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra đối với các hoạt động thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý.

- Đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho doang nghiệp.

- UBND tỉnh cần có Chỉ thị chuyên đề và giao cho các cấp, các ngành, chủ sử dụng lao động, người lao động có trách nhiệm trong việc tổ chức học tập quán triệt tại doanh nghiệp.

102

KẾT LUẬN

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, DNNVV luôn là nền tảng của nền kinh tế. Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp, chiếm trên 97% trong tổng số, là lực lượng chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường mất khả năng cạnh tranh do gặp những vướng mắc về mặt thể chế, vướng mắc pháp lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ý thức pháp luật và nhận thức pháp lý, năng lực tiếp cận với các văn bản và hệ thống chính sách pháp luật rất hạn chế. Khi doanh nghiệp tham gia thị trường thì rất nhiều rủi ro pháp lý sẽ gặp phải khiến rất nhiều doanh nghiệp không còn trụ vững trên thị trường và phải phá sản hoặc hoạt động kém hiệu quả, vì vậy rất cần có các chính sách hỗ trợ pháp lý cho đối tượng này.

Xuất phát từ vấn đề cấp thiết đó, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các chính sách nhằm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong đó xác định đối tượng trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm tăng cường năng lực tiếp cận với các thông tin, chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh cho doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Để chính sách đi vào thực tế, các cơ quan chức năng tiến hành tổ chức thực thi chính sách.

Vĩnh Phúc là một tỉnh có số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lớn, là một trong những tỉnh có GDP cao nhất cả nước, đồng thời cũng là tỉnh thực hiện trọng điểm chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã ban hành các Nghị quyết, quyết định về triển khai chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Quá trình thực hiện chính sách này đã tạo được các tác động khá tích cực đối với nhiều doanh nghiệp trong tỉnh.

Nghiên cứu về nội dung này, tại Chương 1, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, quá trình thực thi chính sách. Việc nghiên

103

cứu các cơ sở lý luận ở Chương 1 là hết sức quan trọng, đặt nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển nội dung trong các chương sau của Luận văn. Trong quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu đóng vai trò quan trọng để đảm bảo kết quả của quá trình nghiên cứu sẽ tìm ra câu trả lời có giá trị cho câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Bằng việc diễn giải, thống kê các bước thực hiện và các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn, tác giả mong muốn nêu bật lên thực trạng về công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc được nêu tại Chương 3. Mục đích của việc phân tích và đánh giá thực trạng này nhằm chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của nó để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nêu tại Chương 4 của Luận văn.

Tuy nhiên các giải pháp hoàn thiện công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc cho dù có tốt đến mấy cũng sẽ khó phát huy hết tác dụng của nó nếu không có được sự đồng thuận và sự thay đổi toàn diện trong tư duy của các nhà quản lý.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế về khả năng và thời gian nên Luận văn này chắc chắn có nhiều khiếm khuyết. Kính mong được sự đóng góp của Quý Thầy Cô để Luận văn càng trở nên hoàn thiện và có thể áp dụng một cách có hiệu quả tại tỉnh Vĩnh Phúc.

104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Văn Bưu, 2006. Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

2. Ngô Đức Cát và Vũ Đình Thắng, 2001. Giáo trình Phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

3. Chính phủ, 2008. Nghị định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Hà Nội, tháng 4 năm 2008.

4. Chính phủ, 2009. Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hà Nội, tháng 6 năm 2009.

5. Chính phủ, 2010. Quyết định số 585/QĐ-TTg về việc hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp. Hà Nội, tháng 5 năm 2010.

6. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2014. Báo cáo tình hình KT - XH tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014. Vĩnh Phúc, tháng 9 năm 2014.

7. Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Một số chỉ tiêu thống kê giai đoạn 2011 - 2015 phục vụ xây dựng KH phát triển KT - XH giai đoạn 2016 - 2020.

Vĩnh Phúc, tháng 2 năm 2011.

8. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2013. Niên giám thống kê. Vĩnh Phúc: Nhà xuất bản Thống kê.

9. Vũ Cao Đàm. Bài giảng Phân tích chính sách. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Lê Vinh Danh, 2001. Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1935 - 2001. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

11. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 1999. Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

12. Trần Vũ Hải , 2012. Thực trạng hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp hiện nay và một số giải phá. của tác giả. Hội thảo “Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho

105

doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải pháp”. Vĩnh Phúc, tháng 6 năm 2012.

13. Phạm Xuân Hòa , 2014. Hoàn thiện chính sách thuế nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học kinh tế Quốc dân.

14. Hội Luật gia thành phố Đà Nẵng, 2013. Hoàn thiện các cơ quan trợ giúp pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội, số 8, trang 32,33.

15. Phạm Văn Hồng , 2007. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học kinh tế Quốc dân.

16. Dương Đăng Huệ, 2014. Cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và việc xây dựng các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 4, trang 16,17.

17. Bùi Huyền, 2014. Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 14, trang 8,9.

18. Nguyễn Thiện Phong, 2008. Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh vùng đồng bằng sông Cửu Long. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

19. Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc. Dự thảo báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015. Vĩnh Phúc, tháng 4 năm 2011.

20. Trần Minh Sơn, 2014. Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 7, trang 3.

106

21. Nguyễn Đức Thuận, 2013 . Giải pháp hỗ trợ của chính quyền tỉnh Hải Dương đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông nghiệp. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

22. Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, 2013. Nghị quyết số 04/NQ/TU về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, Vĩnh Phúc, tháng 9 năm 2013.

23.Tổng cục Thống kê, 2013. Niên giám thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

24. Khổng Minh Tùng, 2010 .Giải pháp hoàn thiện quá trình thực thi chính sách thu hồi đất nông nghiệp, bồi thường giải phóng mặt bằng tại huyện Yên Dũng - Tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

25. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014. Báo cáo tổng hợp Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020. Vĩnh Phúc, tháng 9 năm 2014.

26. UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Báo cáo Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc, tháng 2 năm 2014.

27. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2014. Đề án Hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn tỉnh vay vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất giai đoạn 2014 - 2020, thông qua hình thức mở rộng quy mô Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc, tháng 3 năm 2014.

28. Diêm Đăng Việt, 2010. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Luận văn thạc sĩ.Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Xin chào anh (chị)!

Tôi tên là: Phan Thị Kim Oanh, học viên lớp Cao học khóa 2012 - 2015, ngành Quản lý kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi đang thực hiện đề tài tốt nghiệp “Thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc”. Những thông tin được đánh giá từ chính doanh nghiệp về vấn đề liên quan đến việc thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc sẽ giúp tôi có cái nhìn sâu sắc hơn trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin đảm bảo, kết quả của cuộc điều tra này chỉ sử dụng cho đề tài tốt nghiệp, không dùng vào bất cứ mục đích nào khác. Xin chân thành cảm ơn!

THÔNG TIN CHUNG:

- Tên doanh nghiệp:……… - Địa chỉ/ Số điện thoại:……… - Lĩnh vực hoạt động:

□ Nông, lâm nghiệp và thủy sản □ Công nghiệp và xây dựng □ Thương mại và dịch vụ

- Tổng nguồn vốn (tỷ đồng)

□ Dưới 1 tỷ □ Từ 1 đến 20 tỷ □ Từ 20 đến 100 tỷ - Tổng số nhân lực của doanh nghiệp (người)

□ Dưới10 người □ Từ 10 đến 200 người □ Từ 200 đến 300 người 1. Doanh nghiệp có vướng mắc về pháp lý không?

□ Chưa từng vướng mắc

□ Có vướng mắc và đã được giải quyết □ Có vướng mắc và chưa được giải quyết

2. Doanh nghiệp có cán bộ phụ trách pháp chế không? □ Có □ Không

3. Nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp

□ Không có nhu cầu □ Bình thường □ Có nhu cầu □ Rất có nhu cầu

4. Nhận thức của doanh nghiệp về mức độ cần thiết phải tiếp cận thông tin pháp lý:

- Cập nhật liên tục các chính sách, pháp luật mới

□ Không cần thiết □ Cần thiết □ Rất cần thiết - Chấp hành, tuân thủ pháp luật trong kinh doanh

□ Không cần thiết □ Cần thiết □ Rất cần thiết - Nâng cao năng lực, hiểu biết pháp luật của cán bộ quản lý và cán bộ pháp chế

□ Không cần thiết □ Cần thiết □ Rất cần thiết 5. Doanh nghiệp có biết đến các chính sách hỗ trợ pháp lý cho DN không?

□ Không biết □ Có biết nhưng không hiểu rõ □ Hiểu rõ 6. Khi có vướng mắc pháp lý hoặc văn bản pháp luật mới, doanh nghiệp có tra cứu được thông tin văn bản quy phạm pháp luật không?

□ Không □ Có nhưng cần hỗ trợ □ Tự tra cứu 7. Thời gian tiếp cận được thông tin pháp lý của doanh nghiệp nhanh không?

□ Chậm □ Trung bình □ Nhanh 8. Chi phí tiếp cận của doanh nghiệp để có được thông tin pháp lý □ Rẻ □ Trung bình □ Đắt

9. Nhận biết của doanh nghiệp về một số văn bản pháp quy liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật

Thương mại, Luật Dân sự, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân Luật Xây dựng, Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Phá sản, … các Nghị định, Thông tư hướng dẫn liên quan)

□ Không biết nội dung

□ Biết nội dung nhưng không sử dụng được □ Biết rõ nội dung và sử dụng được

10. Mức độ cập nhật và thông tin kịp thời của cơ quan thực thi chính sách khi có chính sách pháp luật mới hoặc văn bản pháp luật hết hiệu lực thi hành, văn bản có nội dung sửa đổi

□ Rất chậm □ Chậm □ Kịp thời 11. Mức độ giải đáp kịp thời các vướng mắc từ các cơ quan thực thi chính sách khi doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ các vấn đề pháp lý

□ Rất chậm □ Chậm □ Kịp thời 12. Doanh nghiệp đã tham dự khóa bồi dưỡng, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn do cơ quan thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tổ chức chưa?

□ Chưa tham dự □ Đã tham dự

Nếu “đã tham dự”, xin trả lời tiếp câu hỏi dưới đây:

- Tình thiết thực của nội dung chương trình

□ Ít thiết thực □ Thiết thực □ Rất thiết thực - Giảng viên, cán bộ hỗ trợ pháp lý có giải đáp được các vướng mắc của doanh nghiệp không?

□ Không giải đáp được

□ Giải đáp được một phần vướng mắc □ Giải đáp được phần lớn các vướng mắc □ Giải đáp được toàn bộ các vướng mắc

□ Rất thấp □ Thấp □ Trung bình □ Cao □ Rất cao 14.Kiến nghị của doanh nghiệp về các giải pháp nhằm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được hiệu quả trong thời gian tới:

……… ……… ……… ……… ……… ……….

PHỤ LỤC 2:

MẪU PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI CÁN BỘ THỰC THI CHÍNH SÁCH

Xin chào anh (chị)!

Tôi tên là: Phan Thị Kim Oanh, học viên lớp Cao học khóa 2012 - 2015, ngành Quản lý kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi đang thực hiện đề tài tốt nghiệp “Thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc”. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh (chị) trong việc cung cấp một số thông tin cần thiết liên quan tới công tác thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi xin đảm bảo, kết quả của cuộc điều tra này chỉ sử dụng cho đề tài tốt nghiệp, không dùng vào bất cứ mục đích nào khác. Xin chân thành cảm ơn!

1. Các cơ quan thực thi chính sách đã có sự phối hợp tốt chưa?

2. Các cán bộ thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý có được đào tạo, tập huấn không? Cơ quan nào thực hiện? Số lượng lớp đã được mở? Số lượng cán bộ đã được đào tạo, tập huấn qua chương trình này?

3. Các cơ quan thực thi chính sách đã xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu pháp luật đã đầy đủ và thường xuyên chưa? Qua hình thức nào?

4. Giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp được thực hiện thông qua hình thức nào? Giải quyết được bao nhiêu vướng mắc?

5. Số lượng hội nghị, tọa đàm, lớp tập huấn hỗ trợ pháp lý cho doanh

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 112 - 123)