Nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 66)

Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, nguồn nhân lực trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc rất lớn, khoảng hơn 70.000 lao động, chiếm 60% lao động trong khu vực doanh nghiệp. Lĩnh vực hoạt động của các DNNVV đa dạng và phong phú, trải dài ở hầu khắp các lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp cho đến các dịch vụ thuần túy. Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực tạo nhiều việc làm nhất và tăng dần qua các năm (theo Bảng 3.7) dưới đây. Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy ít nhưng chủ yếu có quy mô vừa nên quy mô lao động cao, giải quyết được nhiều việc làm cho tỉnh.

Bảng 3.7 Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2012 phân theo loại hình doanh nghiệp

2009 2010 2011 2012

Tổng số 71.235 78.548 102.565 104.386

Doanh nghiệp Nhà nước 4.552 4.659 4.431 4.563 Doanh nghiệp ngoài Nhà

nước 36.148 41.919 56.870 55.387

Doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài 30.535 31.970 41.264 44.436

54

Nguồn lao động tại các DNNVV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó, các DNNVV đã quan tâm và coi trọng việc đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn làm việc bằng cách tham gia các khóa học. Các doanh nghiệp đã dựa trên nhiều cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đội ngũ doanh nhân của tỉnh đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều doanh nhân trưởng thành từ thực tiễn, có trình độ học vấn khá, có ý thức và ngày càng chủ động nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng những yêu cầu về kinh tế thị trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, chất lượng nguồn nhân lực của các DNNVV trên địa bàn tỉnh còn thấp, phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn, thiếu kinh nghiệm cũng như khả năng vận dụng vào thực tiễn. Đội ngũ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và năng lực quản lý. Một số doanh nhân còn thiếu năng động, nhạy bén. Lao động trong các doanh nghiệp phần lớn có tay nghề thấp, ít lao động kỹ thuật có trình độ cao. Hầu hết các DNNVV chỉ mới thực hiện các chương trình đào tạo cho người lao động, chưa chú ý tới công tác phát triển nguồn nhân lực, có doanh nghiệp chưa áp dụng chương trình đào tạo ngoài doanh nghiệp nào kể từ khi thành lập cho đến nay. Các DNNVV chưa vạch ra mục tiêu đào tạo và phát triển nhân lực một cách đúng đắn, phù hợp do hạn chế về tài chính. Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, thực tế có tới trên 50% lực lượng lao động trong các DNNVV chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và việc thực hiện chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm chất lượng công việc trong khu vực DNNVV.

55

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)