Giai đoạn chuẩn bị triển khai

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 72 - 82)

3.4.1.1. Bộ máy tổ chức thực thi chính sách

Để tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã giao Sở Tư pháp là cơ quanchịu trách nhiệm chính trong quá trình thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh.Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại địa phương và làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

62

Cơ quan phối hợp thực hiện chính sách và các cơ quan có liên quan, bao gồm: Bộ Tư pháp;Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội doanh nghiệp, Đoàn luật sư thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Phân công nhiệm vụ của từng cơ quan: - UBND tỉnh

+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động nắm bắt nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp;

+ Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định; tổ chức tổng kết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và thông báo cho Bộ Tư pháp theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu để Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Sở Tư pháp

+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức đại diện của doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị có liên quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

+ Hàng năm, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

+ Thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, phối hợp các cơ quan liên quan trong cập nhật, đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật trên Trang thông tin điện tử của tỉnh.

+ Là cơ quan đầu mối tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình này; tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Bộ Tư pháp và UBND tỉnh theo quy định.

- Bộ Tư pháp là cơ quan chuyên môn cấp trên, hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tới các tỉnh; phối hợp với các cơ quan trong việc thực thi chính sách và thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của Sở Tư pháp.

63

- Văn phòng UBND tỉnh

+ Phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông duy trì, cập nhật và đăng tải trên Trang thông tin điện tử tỉnh, Trang dữ liệu pháp luật quốc gia các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, đặc biệt là các văn bản liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;

+ Chỉ đạo Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh lồng ghép hỗ trợ pháp lý trên Cổng thông tin đối thoại: Doanh nghiệp và chính quyền;

+ Phối hợp với Sở Tư pháp rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành. Tổ chức duy trì, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật tại mục Công báo điện tử trên Cổng thông tin - giao tiếp điện tử tỉnh.

- Sở Tài chính

+ Hướng dẫn về dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình.

+ Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan tham mưu với UBND tỉnh về mức chi đảm bảo cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính- Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước.

+ Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổng hợp, tham mưu với UBND tỉnh về kinh phí thực hiện Chương trình này.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

+ Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan có liên quan xây dựng chuyên mục “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” trên Trang Thông tin điện tử - Sở Kế hoạch và Đầu tư để đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của địa phương, Trung

64

ương ban hành liên quan đến doanh nghiệp; tiếp nhận và giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp và các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

+ Duy trì liên kết tên miền Website Công báo tỉnh, Công báo Chính phủ, Hệ thống văn bản QPPL của Văn phòng Quốc hội tại trang đầu của Trang Thông tin điện tử giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuận tiện trong việc tra cứu, tìm hiểu thực hiện các chủ trương, chính sách của tỉnh.

+ Có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp lồng ghép các hoạt động của Chương trình vào các chương trình, dự án có liên quan và hỗ trợ việc huy động nguồn tài trợ để triển khai Chương trình theo quy định của pháp luật.

- Sở Thông tin và Truyền thông

+ Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan có liên quan xây dựng, duy trì chuyên mục “Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp” trên Cổng thông tin - giao tiếp điện tử của tỉnh để đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương liên quan đến doanh nghiệp.

+ Chỉ đạo Cổng thông tin- giao tiếp điện tử của tỉnh duy trì liên kết tên miền Website Công báo tỉnh tại trang đầu để giúp doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân thuận tiện trong việc tra cứu, tìm hiểu, thực hiện các chủ trương, chính sách của tỉnh.

- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc và Đoàn luật sư tỉnh Vĩnh Phúc.

+ Chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình.

+ Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định.

65

+ Thực hiện chức năng nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, sau khi có chương trình 585 và Nghị định 66, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật theo Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật. Mục đích của việc thành lập các Trung tâm tư vấn pháp luật này để giúp cho Hiệp hội thực hiện chức năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được rõ ràng và có đầu mối.

Nhìn chung, bộ máy thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc khá đầy đủ thành phần, nhiệm vụ giữa các tổ chức được phân công rõ ràng, cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó.

3.4.1.2. Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động

Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp, ngày 22/7/2010 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết 07/2010/NQ-HĐND về phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2010-2015, sau đó UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định phê duyệt chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn năm 2013 - 2016. Trong đó DNNVV là bộ phận chiếm đa số và có những đặc thù riêng cần lưu ý trong quá trình thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý. Tại Hội nghị lần thứ mười ba của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV đã thông qua Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 14 tháng 01 năm 2013), trong đó có nội dung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Theo đó, nội dung chương trình bao gồm: Xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật, thực hiện thông tin pháp lý cho doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau, bảo đảm thông tin đầy đủ, kịp thời, có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thực tiễn pháp lý trong kinh doanh cho các doanh nghiệp; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình phổ biến kiến thức cơ bản về

66

pháp luật kinh doanh trên các phương tiện thông tin đại chúng cho doanh nghiệp; Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp, trong đó, tập trung, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp và bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ pháp chế cho cán bộ pháp chế của doanh nghiệp; Xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp tại các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Xây dựng và thực hiện các hoạt động hỗ trợ, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện chương trình để đề xuất các hoạt động nhằm phát huy kết quả của chương trình và nhân rộng mô hình điểm.

Hàng năm, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Kế hoạch cụ thể như sau:

- Duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu pháp luật, chuyên mục hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên các trang thông tin điện tử của tỉnh.

+ Duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động doanh nghiệp để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh, trừ văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Duy trì, nâng cấp trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện; đăng tải danh mục văn bản quy phạm pháp luật, thường xuyên cập nhật những văn bản mới ban hành, tạo điều kiện cho việc tra cứu văn bản của doanh nghiệp; chú trọng chuyên trang, chuyên mục về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

+ Các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh ban hành được đăng tải trên công báo và cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử chính thức của UBND tỉnh.

67

+ Trên cơ sở rà soát, hệ thống hóa văn bản của Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm đăng trên công báo và trên trang thông tin điện tử chính thức của UBND tỉnh các văn bản hết hiệu lực thi hành; văn bản có nội dung sửa đổi, bổ sung.

+ Tích hợp cơ sở dữ liệu pháp luật hiện có để cập nhật có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh và giới thiệu những nội dung cơ bản của các văn bản này.

+ Giới thiệu những quy định về các Điều ước quốc tế về thương mại mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

+ Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành, thị tiếp tục tiến hành nâng cấp trang thông tin điện tử, phối hợp với Ban xúc tiến hỗ trợ và đầu tư tỉnh (IPA) giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin, giải đáp thắc mắc thông tin qua Cổng thông tin đối thoại “Doanh nghiệp - Chính quyền” theo Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND ngày 15/10/2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về Ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và cá nhân tham gia Cổng thông tin đối thoại “Doanh nghiệp - Chính quyền”.

+ Tăng cường các chương trình phổ biến pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp trên một số phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh.

- Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp

+ Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có trách nhiệm trả lời yêu cầu, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp (trừ những trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp).

+ Yêu cầu về giải đáp pháp luật của các doanh nghiệp được gửi đến các cơ quan chuyên môn thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành, thị giải đáp pháp luật cho Doanh nghiệp bằng các hình thức như: Giải đáp bằng văn bản, giải đáp thông qua mạng điện tử, các bản tin của các lĩnh vực chuyên ngành,

68

giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, các hình thức khác theo quy định của pháp luật…

+ Cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành có trách nhiệm giúp lãnh đạo đơn vị tiếp nhận yêu cầu và giải đáp pháp luật hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc sở, ban, ngành để giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp.

- Tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp

+ Tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp kết quả tiếp nhận, xử lý những kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến các quy định của pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực hoặc địa phương để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung, hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

+ Tiếp nhận và trả lời kiến nghị của doanh nghiệp qua thư điện tử (email), điện thoại trực tiếp đối với các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý, giải quyết của các cơ quan chuyên môn có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

+ Tiếp nhận và trả lời kiến nghị của doanh nghiệp qua Cổng thông tin đối thoại “Doanh nghiệp - Chính quyền”.

- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cơ bản cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho cán bộ pháp chế các doanh nghiệp.

- Xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp tại các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh và kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đối với các cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; hỗ trợ thông tin pháp lý, các nguồn lực cần thiết khác cho các cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

69

Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành, thị chủ trì, phối hợp tổ chức các chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cơ bản cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp; chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh mới cho doanh nghiệp, giới thiệu nội dung các luật mới, các chuyên đề pháp luật kinh doanh trong phạm vi, lĩnh vực thuộc ngành, địa phương quản lý liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp.

3.4.1.3. Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện chính sách

Hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn việc thực hiện chính sách hỗ trợ pháp lý cho DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc khá đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, bao gồm:

Nghị định số 66/2008/NĐ của Chính phủ ngày 28 tháng 5 năm 2008 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc triển khai thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Quyết định số 585/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp năm 2010-2014, định hướng đến năm 2020

Thông tư liên tịch số 157/2010/TT-BTC-BTP ngày 12 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Quyết định số 2746/QĐ-BTP ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Bộ

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 72 - 82)