Sau khi thu thập được các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, tác giả luận văn tiến hành kiểm tra tính xác thực của thông tin, nhập dữ liệu và xử lý bằng phần mềm Excel.
Ngoài ra để xử lý dữ liệu, tác giả luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê như mô tả, phân tích, so sánh đối chiếu, tổng hợp, chuyên gia; từ đó đưa ra những kết luận về thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc.
43
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập vào năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập vào năm 1997.
Tính đến năm 2014 Vĩnh Phúc có diện tích 1.237,52 km2 với dân số khoảng 1.029.412 người, mật độ dân số khoảng 832 người/km2 (theo trang thông tin điện tử của Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc).
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.
Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế, đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
3.1.1.2. Địa hình
Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng
44
núi.Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.500 ha; Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam có diện tích tự nhiên khoảng 25.100 ha; Vùng đồng bằng có diện tích 33.500ha.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Về khí hậu: Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,20C- 250C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ.
Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50km, đem phù sa màu mỡ cho đất đai. Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 35km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác gềnh.
3.1.1.4. Dân số và nguồn nhân lực
Theo bài viết “Tổng quan điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc” của Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc thì:
Dân số trung bình năm 2014 khoảng 1.029.412 người, trong đó dân số nam khoảng 508.405 người chiếm 49,39%, dân số nữ 521.007 người chiếm 50,61%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 63%. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động, đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội.
Trên địa bàn tỉnh có 49 cơ sở dạy nghề, giai đoạn 2010-2014 đào tạo được hơn 132.983 người, hàng năm có khoảng 26.000 người tốt nghiệp đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc có 9 huyện, thành, thị (trong đó có 1 thành phố là Vĩnh Yên; 1 thị xã là Phúc Yên và huyện Sông Lô mới tách ra từ Lập Thạch năm 2009).
45
Theo Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, tốc độ tăng trưởng bình quân 18 năm (1997 - 2014) là 14,8%/năm. Năm 2014, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh đạt 54.690 tỷ đồng, tăng 6,11% so với năm 2013. Giai đoạn 2011-2014, GRDP của tỉnh tăng trưởng bình quân 6,04%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân 8,65%/năm (trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,62%/năm; công nghiệp và xây dựng tăng 10,10%/năm; dịch vụ tăng 7,25%/năm), cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả nước cùng thời kỳ (5,6%/năm) nhưng thấp hơn so với giai đoạn 2006 - 2010 (18,0%/năm).
Bảng 3.1 Quy mô và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015
Tổng GRDP (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)/năm
Chỉ tiêu 2010 2014 Dự kiến 2015 2011- 2014 Dự kiến 2011 - 2015 Mục tiêu đề ra giai đoạn 2011 - 2015 Tổng GRDP (giá so sánh 2010) 43.255 54.690 58.430 6,04 6,2 6 - 6,5 Giá trị tăng thêm 30.530 42.547 45.476 8,65 8,3 Nông, lâm, thủy sản 3.428 3.952 4.059 3,62 3,4 3 - 3,5 Công nghiệp, xây dựng 18.707 27.489 29.321 10,10 9,4 9 - 9,5 Dịch vụ 8.394 11.106 12.096 7,25 7,6 7,5- 8,0
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Một số chỉ tiêu thống kê giai đoạn 2011-2015 phục vụ xây dựng KH phát triển KT - XH giai đoạn 2016-2020)
46
Theo kế hoạch (KH) phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 (đã được HĐND tỉnh khóa XV, kỳ họp lần thứ 11 thông qua), GRDP của tỉnh tăng trưởng khoảng 6,5-7% so với năm 2014, giá trị tăng thêm tăng trưởng khoảng 6,5-7%.
Thu nhập bình quân tiếp tục tăng trưởng và luôn nằm trong nhóm các địa phương có GRDP bình quân đầu người cao của cả nước. Theo Báo cáo tổng hợp Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), tính đến năm 2013, GRDP bình quân đầu người của tỉnh Vĩnh Phúc (giá thực tế) đạt 58,5 triệu đồng (tương đương 2780 USD), xếp thứ 5/11 tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Hồng, xếp thứ 4/7 tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và gấp gần 1,5 lần GDP bình quân đầu người của cả nước (39,95 triệu đồng). Ước năm 2014, GRDP bình quân đầu người toàn tỉnh (giá hiện hành) đạt 63 triệu đồng, tương đương 3.000 USD và năm 2015 dự kiến đạt 70 triệu đồng, tương đương 3.300 USD, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (mục tiêu KH là 70 triệu đồng/người/năm).
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra. Theo Báo cáo tổng hợp Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), ngành công nghiệp - xây dựng (CN - XD) tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị tăng thêm của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong khi đó, nông nghiệp và dịch vụ có sự biến động theo hướng giảm tỷ trọng khối ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của khối ngành dịch vụ nhưng với tốc độ chậm.
Cùng với chủ trương của tỉnh về chuyển hướng trọng tâm sang phát triển dịch vụ, những năm qua tỷ trọng giá trị ngành dịch vụ đã từng bước gia tăng trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn còn chậm. Giai đoạn 2011 - 2015, tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành dịch vụ chỉ tăng thêm 1% từ 27,5% năm 2010 lên khoảng 28,5% năm 2015 , trong tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức suy giảm tương ứng, từ 11,2% xuống còn 9,4%.
47
Bảng 3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015
TT Năm 2010 2013 UTH 2014 Dự kiến 2015 Mục tiêu đến năm 2015 Giá trị tăng thêm (Giá hiện hành,Tỷ đồng)
Tổng số 30.530 46.906 51.045 57.365
1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản 3.428 4.734 4.983 5.374
2 Công nghiệp - xây dựng 18.707 29.807 31.924 35.637
3 Dịch vụ 8.394 12.365 14.138 16.317
Cơ cấu GTTT (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản 11,2 10,1 9,8 9,4 6,5 - 7
2 Công nghiệp - xây dựng 61,3 63,5 62,5 62,1 61 - 62
3 Dịch vụ 27,5 26,4 27,7 28,5 31 - 32
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Một số chỉ tiêu thống kê giai đoạn 2011-2015 phục vụ xây dựng KH phát triển KT - XH giai đoạn 2016-2020)
Nhịp độ tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp - xây dựng (giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2011 - 2014 đạt 10,3%/năm, trong đó: công nghiệp tăng 9,9%/năm, xây dựng tăng 18,2%/năm. Dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 GTSX toàn ngành tăng bình quân khoảng 9,6%/năm, trong đó: công nghiệp tăng khoảng 9,2%/năm, xây dựng tăng khoảng 17,6%/năm.Trong sản xuất công nghiệp, khu vực FDI vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Khu vực công nghiệp trong nước tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển bình quân khoảng đạt 7,1%/năm, tăng trưởng mạnh nhất là khu vực tư nhân trong nước với tốc độ 16,7%/năm.
48
Bảng 3.3 Tăng trưởng GTSX công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011-2015
Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) TT Chỉ tiêu 2010 2013 ƯTH 2014 KH 2015 2011- 2014 2011- 2015 Giá trị sản xuất CN - XD (giá SS 2010) 83.502,6 117.177,2 123.525,4 132.077 10,3 9,6 1. GTSX Công nghiệp 80.060,3 111.125,5 116.801,7 124.327 9,9 9,2 - Nhà nước 878,2 1.016,5 1.156,8 1.300 7,1 8,2 - Ngoài Nhà nước 10.490,3 16.916,7 19.444,6 21.700 16,7 16,0 - Khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài 68.691,9 93.192,3 96.200,4 101.327 8,8 8,0
2. GTSX ngành Xây
dựng 3.442,26 6.051,7 6.723,6 7.750 18,2 17,6
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, Dự thảo báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015)
Không chỉ phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hoá - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, từng bước kết hợp hài hoà với tăng trưởng kinh tế. Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo được tỉnh đặc biệt quan tâm, an sinh xã hội được bảo đảm. Theo Báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2011-2015 ước giải quyết việc làm cho 107,88 nghìn lượt người, trong đó đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên 5 nghìn lao động. Giải quyết tốt việc làm đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Các chính sách giảm nghèo được thực hiện tốt, lồng ghép với nhiều chương trình, kế hoạch khác nhau. Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm qua các năm, ước đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5%, bình quân 5
49
năm 2011-2015 giảm 1,7%/năm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Giáo dục - đào tạo của tỉnh luôn khẳng định được vị thế trong toàn quốc. Theo Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc thì năm học 2013-2014, tỷ lệ học sinh tiểu học tốt nghiệp đạt 100%, trung học cơ sở đạt 99,7%, trung học phổ thông đạt 99,54% và bổ túc đạt 90,27%. Kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2014, học sinh Vĩnh Phúc năm thứ 3 liên tiếp đứng thứ nhất cả nước về điểm trung bình bài thi (16,28 điểm). Số học sinh giỏi các cấp hàng năm được nâng lên, học sinh của tỉnh đạt nhiều giải học sinh giỏi quốc gia và liên tục có học sinh giành huy chương tại các kỳ thi quốc tế. Đào tạo và dạy nghề được đổi mới theo hướng giao chỉ tiêu đào tạo gắn với nhu cầu thị trường cho các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe được quan tâm ở tất cả các khâu và thu được kết quả tốt. Đến hết năm 2014, số bác sỹ trên vạn dân ước đạt tỷ lệ 8,4 bác sỹ/vạn dân (dự báo đến năm 2015 đạt 8,5 bác sỹ/vạn dân sẽ vượt mục tiêu kế hoạch 5 năm đã đề ra là 8 bác sỹ/vạn dân); tỷ lệ trạm y tế được công nhận chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới 2011-2020) ước đến hết năm 2014 đạt 38% (Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc).
Trên địa bàn có 65 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 356 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Công tác xây dựng gia đình văn hoá - làng văn hoá được triển khai tích cực, ước đến hết năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá đạt 84%, tỷ lệ làng đạt tiêu chuẩn làng văn hoá là 71%.
3.2. Đặc điểm chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc 3.2.1. Số lượng, quy mô, cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa 3.2.1. Số lượng, quy mô, cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 6.129 DNNVV đăng ký hoạt động, vốn đăng ký 41.699 tỷ đồng. Trong đó, số doanh nghiệp đang hoạt động là 4.290, chiếm
50
97% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Trong 2 năm 2013 - 2014, toàn tỉnh có trên 1.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.
Bảng 3.4 Số lượng doanh nghiệp các tỉnh, thành phố thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang hoạt động giai đoạn 2008 - 2012
2008 2009 2010 2011 2012 Cả nước 205.732 248.842 279.360 324.691 346.777 Vĩnh Phúc 1.501 1.652 1.554 2.339 2.618 Hà Nội 39.547 48.455 58.639 72.455 79.017 Hải Phòng 4.913 5.646 5.803 7.548 7.660 Quảng Ninh 1.800 2.021 2.672 3.451 3.696 Bắc Ninh 2.162 2.394 2.050 3.354 3.619 Hải Dương 2.741 2.990 2.767 3.747 3.838 Hưng Yên 1.355 1.366 1.605 2.082 2.304
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2013, Tổng cục Thống kê)
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng chủ động, tích cực trong việc nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh, chú trọng đổi mới về công nghệ và kỹ thuật sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh, góp phần tích cực trong việc huy động và phát huy các nguồn lực trong tỉnh cho phát triển KT -XH. Tuy nhiên, so với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Theo số liệu của Bảng 3.4 phản ánh số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng dần qua các năm, tuy nhiên so với Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước còn khá thấp.
51
- Số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô lao động
Bảng 3.5 Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2012 phân theo quy mô lao động và phân theo loại hình doanh nghiệp
Phân theo quy mô lao động
Tổng số Dưới 5 người Từ 5- 499 người Từ 500 người trở lên Tổng số 2.951 697 2.225 29
Doanh nghiệp Nhà nước 19 1 16 2
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 2.858 696 2.153 9 Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài 74 - 56 18
(Nguồn: Niên giám thống kê, 2013, Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc)
Theo số liệu thống kê của Bảng 3.5 đến thời điểm 31/12/2012, có thể nhận thấy sự khác biệt trong tỷ trọng của từng loại doanh nghiệp trong từng khu vực. Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước có số doanh nghiệp rất đông, chiếm 97% trong tổng số. Trong khu vực doanh nghiệp này, DNNVV chiếm đa số (24,4% DN có quy mô dưới 5 lao động; 75,3% DN có quy mô từ 5 đến 499 lao động; 0,3% DN có quy mô từ 500 người trở lên). Khu vực doanh nghiệp Nhà nước chỉ có 1 doanh nghiệp dưới 5 lao động, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có doanh nghiệp nào có quy mô dưới 5 lao động. Số lượng DNNVV chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và có quy mô lao động tương đối nhỏ.
- Số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô vốn
Quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ bé; vốn đầu tư ít, chủ yếu là vốn vay. Thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải