Đặc điểm chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 60)

3.2.1. Số lượng, quy mô, cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 6.129 DNNVV đăng ký hoạt động, vốn đăng ký 41.699 tỷ đồng. Trong đó, số doanh nghiệp đang hoạt động là 4.290, chiếm

50

97% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Trong 2 năm 2013 - 2014, toàn tỉnh có trên 1.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.

Bảng 3.4 Số lượng doanh nghiệp các tỉnh, thành phố thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang hoạt động giai đoạn 2008 - 2012

2008 2009 2010 2011 2012 Cả nước 205.732 248.842 279.360 324.691 346.777 Vĩnh Phúc 1.501 1.652 1.554 2.339 2.618 Hà Nội 39.547 48.455 58.639 72.455 79.017 Hải Phòng 4.913 5.646 5.803 7.548 7.660 Quảng Ninh 1.800 2.021 2.672 3.451 3.696 Bắc Ninh 2.162 2.394 2.050 3.354 3.619 Hải Dương 2.741 2.990 2.767 3.747 3.838 Hưng Yên 1.355 1.366 1.605 2.082 2.304

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2013, Tổng cục Thống kê)

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng chủ động, tích cực trong việc nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh, chú trọng đổi mới về công nghệ và kỹ thuật sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh, góp phần tích cực trong việc huy động và phát huy các nguồn lực trong tỉnh cho phát triển KT -XH. Tuy nhiên, so với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Theo số liệu của Bảng 3.4 phản ánh số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng dần qua các năm, tuy nhiên so với Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước còn khá thấp.

51

- Số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô lao động

Bảng 3.5 Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2012 phân theo quy mô lao động và phân theo loại hình doanh nghiệp

Phân theo quy mô lao động

Tổng số Dưới 5 người Từ 5- 499 người Từ 500 người trở lên Tổng số 2.951 697 2.225 29

Doanh nghiệp Nhà nước 19 1 16 2

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 2.858 696 2.153 9 Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài 74 - 56 18

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2013, Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc)

Theo số liệu thống kê của Bảng 3.5 đến thời điểm 31/12/2012, có thể nhận thấy sự khác biệt trong tỷ trọng của từng loại doanh nghiệp trong từng khu vực. Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước có số doanh nghiệp rất đông, chiếm 97% trong tổng số. Trong khu vực doanh nghiệp này, DNNVV chiếm đa số (24,4% DN có quy mô dưới 5 lao động; 75,3% DN có quy mô từ 5 đến 499 lao động; 0,3% DN có quy mô từ 500 người trở lên). Khu vực doanh nghiệp Nhà nước chỉ có 1 doanh nghiệp dưới 5 lao động, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có doanh nghiệp nào có quy mô dưới 5 lao động. Số lượng DNNVV chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và có quy mô lao động tương đối nhỏ.

- Số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô vốn

Quy mô của các doanh nghiệp còn nhỏ bé; vốn đầu tư ít, chủ yếu là vốn vay. Thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất, tạm ngừng hoạt động, hoặc hoạt động sản xuất cầm chừng.

52

Bảng 3.6 Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2012 phân theo quy mô vốn và phân theo loại hình doanh nghiệp

Phân theo quy mô vốn Tổng số Dưới 1 tỷ Từ 1 - dưới 50 tỷ Từ 50 - dưới 200 tỷ Từ 200 tỷ trở lên Tổng số 2.951 353 2.427 120 51 Doanh nghiệp Nhà nước 19 - 5 8 6

Doanh nghiệp ngoài

Nhà nước 2.858 353 2.396 88 21

Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài 74 - 26 24 24

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2013, Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc)

Theo số liệu thống kê của Bảng 3.6 phản ánh phần lớn các doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có quy mô vốn nhỏ. Tính đến ngày 31/12/2012, số doanh nghiệp có 200 tỷ trở lên là 51 doanh nghiệp, chiếm 1,72% tổng số DN. Số DN có quy mô vốn từ 50 tỷ đến dưới 200 tỷ chiếm 4,06%, số DN có quy mô vốn từ 1 tỷ đến dưới 50 tỷ chiếm đa số (82,24%) và số DN có quy mô vốn dưới 1 tỷ chiếm tỷ lệ 11,96%. Theo đó, xét về quy mô vốn thì DN tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu là DNNVV, có quy mô vốn thấp và chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, chiếm tỷ lệ 96,84%. DN tỉnh Vĩnh Phúc có quy mô vốn hầu hết dưới 50 tỷ.

Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng 7,5%/năm; dịch vụ tăng 7,4%/năm; nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 3,0%/năm. Cơ cấu doanh nghiệp theo ngành nghề đăng ký đã có sự chuyển biến theo hướng tăng

53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ và giảm trong lĩnh vực xây dựng. Cụ thể, ngành xây dựng giảm 4,5%; ngành công nghiệp tăng 0,8%; ngành thương mại, dịch vụ tăng 3,5%; ngành Nông, lâm, nghiệp tăng 0,2%.

3.2.2. Nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, nguồn nhân lực trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc rất lớn, khoảng hơn 70.000 lao động, chiếm 60% lao động trong khu vực doanh nghiệp. Lĩnh vực hoạt động của các DNNVV đa dạng và phong phú, trải dài ở hầu khắp các lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp cho đến các dịch vụ thuần túy. Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khu vực tạo nhiều việc làm nhất và tăng dần qua các năm (theo Bảng 3.7) dưới đây. Số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy ít nhưng chủ yếu có quy mô vừa nên quy mô lao động cao, giải quyết được nhiều việc làm cho tỉnh.

Bảng 3.7 Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2012 phân theo loại hình doanh nghiệp

2009 2010 2011 2012

Tổng số 71.235 78.548 102.565 104.386

Doanh nghiệp Nhà nước 4.552 4.659 4.431 4.563 Doanh nghiệp ngoài Nhà

nước 36.148 41.919 56.870 55.387

Doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài 30.535 31.970 41.264 44.436

54

Nguồn lao động tại các DNNVV có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó, các DNNVV đã quan tâm và coi trọng việc đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn làm việc bằng cách tham gia các khóa học. Các doanh nghiệp đã dựa trên nhiều cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đội ngũ doanh nhân của tỉnh đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều doanh nhân trưởng thành từ thực tiễn, có trình độ học vấn khá, có ý thức và ngày càng chủ động nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng những yêu cầu về kinh tế thị trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, chất lượng nguồn nhân lực của các DNNVV trên địa bàn tỉnh còn thấp, phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn, thiếu kinh nghiệm cũng như khả năng vận dụng vào thực tiễn. Đội ngũ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và năng lực quản lý. Một số doanh nhân còn thiếu năng động, nhạy bén. Lao động trong các doanh nghiệp phần lớn có tay nghề thấp, ít lao động kỹ thuật có trình độ cao. Hầu hết các DNNVV chỉ mới thực hiện các chương trình đào tạo cho người lao động, chưa chú ý tới công tác phát triển nguồn nhân lực, có doanh nghiệp chưa áp dụng chương trình đào tạo ngoài doanh nghiệp nào kể từ khi thành lập cho đến nay. Các DNNVV chưa vạch ra mục tiêu đào tạo và phát triển nhân lực một cách đúng đắn, phù hợp do hạn chế về tài chính. Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, thực tế có tới trên 50% lực lượng lao động trong các DNNVV chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và việc thực hiện chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm chất lượng công việc trong khu vực DNNVV.

55

3.2.3. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các DNNVV trên địa bàn tỉnh đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể về mặt đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.8 Một số chỉ tiêu tài chính của DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013

Đơn vị: tỷ đồng

Tổng nguồn vốn

Tài sản cố định và đầu tư dài

hạn Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Tổng số 40.984,02 13.634,7 39.193 2.085,5 Công ty TNHH 18.316,44 4.721,9 17.632,98 607,13 Công ty cổ phần 17.829,9 7.103,1 15.353,45 1.139,32 Doanh nghiệp tư nhân 4837,68 1.809,7 6.206,57 339,05

(Nguồn: Đề án Hỗ trợ các DNNVV trên địa bàn tỉnh vay vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị sản xuất giai đoạn 2014 - 2020, thông qua hình thức

mở rộng quy mô Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc)

Theo Bảng 3.8, tổng nguồn vốn của các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần chiếm đa số. Doanh thu thuần của các công ty TNHH chiếm tỷ lệ 44.99% trong tổng số, công ty cổ phần chiếm tỷ lệ 39,17%, doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ 15,84%. Lợi nhuận trước thuế của các công ty cổ phần cao nhất trong tổng số (chiếm tỷ lệ 54,63), tiếp theo là các công ty TNHH (chiếm tỷ lệ 29,11%) và doanh nghiệp tư nhân (chiếm tỷ lệ 16,26%).

Thời gian qua, lực lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh ngày càng đáp ứng những yêu cầu về kinh tế thị trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, so với tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế - chính trị và sức lan toả của các khu vực công nghiệp trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

56

tỉnh hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, thách thức về thị trường kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là việc huy động vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh thấp cùng với trình độ công nghệ và sáng tạo chưa hiện đại dẫn đến năng suất lao động chưa cao; quan hệ hợp tác, tính liên kết, liên doanh trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn hạn chế…

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, toàn tỉnh hiện đã có gần 2000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, chiếm 34% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Mặc dù tỉnh đã nỗ lực, có nhiều giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng do kinh tế trong và ngoài nước phục hồi chậm nên nhiều doanh nghiệp không thể tồn tại. Trong số đó, nhóm doanh nghiệp xây dựng xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng được đánh giá khó khăn nhất do thị trường bất động sản “đóng băng” khiến nhiều dự án xây dựng bị đình trệ, thợ kỹ thuật và công nhân mất việc làm. Nhóm doanh nghiệp khác ngừng hoạt động nhiều do thiếu vốn, giá thuê đất, mặt bằng cao, thiếu kỹ năng quản trị, sản phẩm làm ra không cạnh tranh được trên thị trường. Đặc biệt, thời gian gần đây yếu tố đầu vào tăng mạnh làm ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, chi phí tiền lương, bảo hiểm của doanh nghiệp. Từ đầu năm 2014 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 242 doanh nghiệp ngừng hoạt động nay đã quay trở lại hoạt động và 262 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký 1.239 tỷ đồng, giảm 5% về số lượng, 7% về vốn so với cùng kỳ năm 2013.

Cơ cấu ngành nghề kinh doanh còn chưa hợp lý. Hầu hết công nghệ sản xuất ở mức trung bình; hệ thống máy móc, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu; năng suất lao động thấp. Mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh còn thấp. Các doanh nghiệp chưa chú trọng việc xây dựng thương hiệu, chưa vươn xa và đảm bảo khả năng đứng vững trên thị trường. Mối quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết trong sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn hạn chế.

57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4. Đóng góp của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa vào GDP, xuất nhập khẩu xuất nhập khẩu

Trong những năm qua, DNNVV đã đóng góp khoảng 10% GDP của tỉnh, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; nộp ngân sách nhà nước hàng năm chiếm gần 4% tổng thu ngân sách; giá trị xuất khẩu chiếm 13% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2014 tổng số nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 4,67% trên tổng thu Ngân sách của tỉnh. Tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 9,3% tổng GDP của tỉnh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này đạt khoảng 7,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; vốn đầu tư trong nền kinh tế đạt 20,4%, tạo việc làm mới cho khoảng 10.831 lao động. (Nguồn: Tài liệu Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về phát triển DNNVV đến năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ năm 2015)

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò lớn trong việc thu hút, tạo việc làm cho lao động là người địa phương, lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho trên 70 ngàn lao động, chiếm 60% lao động trong khu vực doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ; các ngành nghề truyền thống như mộc, rèn, thủ công cơ khí... được giữ gìn và phát huy, tạo bước đột phá trong giải quyết việc làm, xóa đói và giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh góp phần thay đổi phương thức kinh doanh vùng nông thôn và là một trong những thành phần chủ yếu trong việc xây dựng nông thôn mới, là nòng cốt để xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân. DNNVV có vai trò to lớn trong phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và phân phối các sản phẩm đến thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và an sinh xã hội. Vì vậy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định phát triển DNNVV vừa là

58

chiến lược lâu dài, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh và là một trong những nhân tố phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần thực hiện mục tiêu đưa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đồng thời cần củng cố và phát triển DNNVV cả về số lượng và chất lượng với quy mô hợp lý, công nghệ phù hợp và hiện đại, mô hình tổ chức quản lý sản xuất hiệu quả, cạnh tranh và phát triển bền vững; tham gia tích cực vào chuỗi giá trị (sản xuất phân phối) các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế của tỉnh và của cả nước; góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của nhân dân.

3.3. Thực trạng nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc vừa tại tỉnh Vĩnh Phúc

Theo đánh giá của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, các DNNVV trên địa bàn có rất nhiều vướng mắc về pháp lý do ít được tiếp cận thông tin, không có cán bộ pháp chế và chưa quan tâm đúng mức đến công tác này nên sức cạnh tranh kém, dễ bị thua thiệt do thiếu thông tin pháp lý, gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập

Một phần của tài liệu Thực thi chính sách hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 60)