xuất nhập khẩu
Trong những năm qua, DNNVV đã đóng góp khoảng 10% GDP của tỉnh, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; nộp ngân sách nhà nước hàng năm chiếm gần 4% tổng thu ngân sách; giá trị xuất khẩu chiếm 13% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2014 tổng số nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 4,67% trên tổng thu Ngân sách của tỉnh. Tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 9,3% tổng GDP của tỉnh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này đạt khoảng 7,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; vốn đầu tư trong nền kinh tế đạt 20,4%, tạo việc làm mới cho khoảng 10.831 lao động. (Nguồn: Tài liệu Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về phát triển DNNVV đến năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ năm 2015)
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò lớn trong việc thu hút, tạo việc làm cho lao động là người địa phương, lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho trên 70 ngàn lao động, chiếm 60% lao động trong khu vực doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp, dịch vụ; các ngành nghề truyền thống như mộc, rèn, thủ công cơ khí... được giữ gìn và phát huy, tạo bước đột phá trong giải quyết việc làm, xóa đói và giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh góp phần thay đổi phương thức kinh doanh vùng nông thôn và là một trong những thành phần chủ yếu trong việc xây dựng nông thôn mới, là nòng cốt để xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân. DNNVV có vai trò to lớn trong phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và phân phối các sản phẩm đến thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và an sinh xã hội. Vì vậy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định phát triển DNNVV vừa là
58
chiến lược lâu dài, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, có vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh và là một trong những nhân tố phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần thực hiện mục tiêu đưa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đồng thời cần củng cố và phát triển DNNVV cả về số lượng và chất lượng với quy mô hợp lý, công nghệ phù hợp và hiện đại, mô hình tổ chức quản lý sản xuất hiệu quả, cạnh tranh và phát triển bền vững; tham gia tích cực vào chuỗi giá trị (sản xuất phân phối) các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế của tỉnh và của cả nước; góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của nhân dân.