Phép đo phổ hấp thụ là kỹ thuật đo sự phụ thuộc của độ hấp thụ ánh sáng vào bước sóng thông qua việc so sánh cường độ của ánh sáng trước và sau khi tương tác với vật chất. Do quang phổ của một nguyên tử hay phân tử phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của chúng nên phân tích phổ hấp thụ là một kỹ thuật rất hữu ích trong việc nhận biết các hợp chất, đồng thời thông qua việc nghiên cứu sự tương tác của vật liệu với ánh sáng chiếu vào ta có thể biết được thông tin về các quá trình hấp thụ xảy ra tương ứng với các chuyển dời quang học. Sự hấp thụ ánh sáng của một môi trường đồng nhất tuân theo định luật Beer-Lambert sau [2]:
Với Io() và I() lần lượt là cường độ ánh sáng truyền tới mẫu và cường độ ánh sáng truyền qua mẫu; là độ hấp thụ của mẫu và d là độ dày của mẫu.
Nếu ánh sáng bị hấp thụ bởi các phần tử, ion hay các tâm khác trong vật rắn thì hệ số hấp thụ đặc trưng cho nhiều quá trình hấp thụ xảy ra đồng thời trong mẫu, trên các tâm khác nhau. Mặc dù độ truyền qua I()/Io() của mẫu là một tham số có thể được xác định trực tiếp bằng thực nghiệm, nhưng phổ hấp thụ thường được biểu diễn bởi mật độ quang học A (hay được gọi là độ hấp thụ) được định nghĩa bởi công thức [2]:
A = lg [Io()/I()] (2.14) Khi đó ta có:
d = ln [Io()/I()] = ln10 lg [Io()/I()] (2.15) Phổ hấp thụ là đồ thị biểu diễn hệ số hấp thụ α (hay độ hấp thụ A) theo bước sóng hay năng lượng của photon đi qua vật chất. Như vậy, hệ số hấp thụ lớn tại một bước sóng nào đó cho thấy photon có năng lượng tương ứng bị vật chất hấp thụ mạnh nên phần ánh sáng truyền qua có cường độ yếu. Ý nghĩa của hệ số hấp thụ bằng 1 là khi ánh sáng truyền qua một môi trường có độ dày 1 cm, cường độ sẽ bị suy giảm đi e (~ 2,7) lần.