0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Giải pháp xây dựng và nhân rộng các mô hình BVMT, quản lý CTR

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 74 -74 )

- Khuyến khích xây dựng các mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác CTR như: hợp tác xã (HTX) dịch vụ VSMT; công ty TNHH hoặc công ty cổ phần; công ty môi trường đô thị, ...

- Cũng cố và phát huy các mô hình đang thực hiện hiệu quả trên địa bàn như: mô hình xây dựng hố rác tại gia; mô hình xây dựng hố rác trên đồng ruộng; mô hình thu gom rác do xã, xóm tổ chức; đoạn đường xanh - sạch - đẹp do các chi hội phụ nữ/người cao tuổi/cựu chiến binh/đoàn thanh niên đảm nhận; đoạn đường em chăm,...

- UBND huyện, xã căn cứ vào các quy định hiện hành và tình hình tại địa phương để xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ việc xây dựng và nhân rộng các mô hình phân loại, thu gom, xử lý rác thải.

- Khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình tự chủ, sáng tạo trong việc áp dụng các mô hình bảo vệ môi trường, quản lý CTR trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe và cải thiện được môi trường.

67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã nghiên cứu thực trạng CTR sinh hoạt và công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Nam Đàn. Từ đó đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện. Qua các kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:

- Do dân số tăng, KTXH phát triển và tỷ lệ phát thải chưa được cải thiện, nên lượng CTR sinh hoạt phát sinh cần xử lý mỗi ngày của huyện Nam Đàn sẽ không ngừng tăng lên, đạt khoảng 73 tấn/ngày trong năm 2020. Thành phần CTR sinh hoạt chủ yếu là rác thải hữu cơ, chiếm tỷ lệ 64,5%.

- Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nam Đàn cho thấy hầu hết CTR sinh hoạt chưa được phân loại. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt còn nhiều yếu kém. Tại các xã tổ chức thu gom tập trung, tỷ lệ thu gom đạt từ 65 - 85 % lượng rác thải phát sinh. Hơn 50% số xã trên địa bàn huyện chưa tổ chức thu gom tập trung; tình trạng đổ bỏ rác bừa bãi tại các khu đất trống, ven đường, kênh mương, ao hồ,.. còn xảy ra thường xuyên gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan khu vực. Việc quy hoạch các bãi rác xã, khu xử lý CTR của huyện gặp nhiều khó khăn về địa điểm quy hoạch và nguồn vốn đầu tư. Phương pháp xử lý CTR sinh hoạt chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ sinh.

- Việc ban hành các văn bản quản lý môi trường nói chung, chất thải rắn và vệ sinh môi trường nói riêng đã được quan tâm thực hiện; tuy nhiên công tác chỉ đạo, điều hành còn buông lỏng, yếu kém, việc tổ chức thực hiện còn mang tính đối phó, hiệu quả chưa cao. Cán bộ quản lý môi trường cấp xã còn thiếu và yếu, hầu hết đều kiêm nhiệm, chưa có sự đồng bộ về chức danh tại các xã, thị.

- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp phù hợp với địa phương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTR sinh hoạt huyện Nam Đàn trong thời gian tới, trong đó tập trung và ưu tiên giải pháp kỹ thuật, công nghệ thu gom, xử lý CTR và giải pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với quản lý CTR sinh hoạt.

68

2. Kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện nói chung và tại các xã nói riêng trong thời gian tới, tác giả có một vài kiến nghị như sau:

- UBND huyện cần đánh giá cụ thể kết quả thực hiện Nghị quyết số 23/2009/NQ-HĐND và Đề án bảo vệ môi trường của huyện giai đoạn 2010 – 2015. Từ những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý CTR giai đoạn 2010 – 2015 để xây dựng đề án/kế hoạch quản lý CTR của huyện giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến năm 2025. Trên cơ sở đó các xã, thị trấn xây dựng các kế hoạch phù hợp với từng địa phương để triển khai thực hiện.

- Huyện, xã cần ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích xây dựng các mô hình hoạt động thu gom, vận chuyển CTR.

- Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn kinh phí phục vụ cho công tác quản lý môi trường. Các xã, thị cần có giải pháp hữu hiệu để tổ chức thu phí VSMT trên địa bàn toàn xã, xem xét điều chỉnh mức thu phí phù hợp với địa phương nhằm góp phần đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động quản lý CTR.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng (2001), Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2010 – Tổng quan môi trường Việt Nam.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2011 – Chất thải rắn.

4. Bộ Xây dựng (1999), Chiến lược Quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công

nghiệp Việt Nam đến năm 2020.

5. Bộ Xây dựng (2001), TCXDVN 261:2001 Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế.

6. Bộ Xây dựng (2010), QCVN 07:2010/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các

công trình hạ tầng, kỹ thuật đô thị.

7. Cục Bảo vệ môi trường (2004), Chất thải trong quá trình sản xuất và vấn đề bảo

vệ môi trường, NXB Lao động, Hà Nội.

8. Dự án đói nghèo và môi trường (PEP) (2010), Sổ tay hướng dẫn quản lý rác thải

sinh hoạt nông thôn dựa vào cộng đồng, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn, NXB Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An (2012), Điều tra, đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải nông thôn tại các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Nam Đàn và lựa chọn 3 mô hình thu gom rác.

11. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.

12. Trần Thị Hường, TS. Cù Huy Đấu, Quản lý chất thải rắn đô thị, Trường Đại

70

13. Trung tâm đào tạo và truyền thông môi trường (2013), Nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại, thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại nguồn khu vực đô thị và nông thôn, Hà Nội.

14. Trung tâm nâng cao nhận thức cộng đồng (2007), Sổ tay hướng dẫn quản lý môi

trường cấp cơ sở, Hà Nội.

15. UBND huyện Nam Đàn (2013), Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Nam Đàn đến năm 2020.

16. UBND huyện Nam Đàn (2009), Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 – 2010.

17. UBND tỉnh Nghệ An (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An 5 năm (2005-2009).

18. UBND tỉnh Nghệ An (2013), Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh

71

PHỤ LỤC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU CUNG CẤP THÔNG TIN

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ...

I. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

1. Ƣớc tính lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh trong xã: ... (tấn/ngày) 2. Ƣớc tính thành phần, khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt:

Thông số Khối lƣợng (tấn/ngày )

Thành phần (%) Rác hữu cơ Rác có thể tái chế, tái sử dụng

Các chất khác

Rác thải sinh hoạt

II. Hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt 1. Phân loại

Chất thải rắn có được phân loại không?

Có  Không 

Nếu có, phân loại như thế nào (tại hộ gia đình, tập trung để phân loại, phân loại do người thu mua phế liệu, hay cách thức khác): ... ...

2. Thu gom

- Xã có thu gom chất thải rắn không: Có  Không 

- Có bao nhiêu xóm có thu gom chất thải rắn?... - Có bao nhiêu đội thu gom chất thải rắn?... - Tỷ lệ thu gom đạt bao nhiêu %:... - Phương tiện thu gom, vận chuyển, số lượng:

72

Xe bò lốp vận chuyển rác: ...cái; Xe công nông vận chuyển rác: ... cái; Phương tiện vận chuyển khác:... - Nguồn nhân lực thực hiện việc thu gom (do phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân hay ai thực hiện thu gom):... - Đối với chất thải rắn công cộng xã có thường xuyên thu gom không?... Nếu có thì bao nhiêu lần trên tháng: ... lần/tháng

3. Tổ chức dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải

Loại hình dịch vụ (đ/ngƣời/tháng) Mức thu nhập Tần suất thu gom (lần/tuần) Cấp quản lý Dân tự làm Xóm/ Khối Huyện Tổ thu gom HTX dịch vụ VSMT Công ty TNHH Công ty MT đô thị

4. Tình hình trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải của địa phƣơng

 Đáp ứng nhu cầu  Không đáp ứng nhu cầu

5. Hiện trạng phân loại và xử lý rác thải

- Bãi tập trung chất thải rắn: Có  Không 

Nếu có: Số lượng... ..Diện tích bao nhiêu:...(ha). Ở đâu:... ... - Bãi chôn lấp chất thải rắn: Có  Không 

Nếu có: Số lượng: ... Diện tích bao nhiêu...(ha). Ở đâu:... ... - Đã quy hoạch điểm tập trung hoặc bãi rác của xã chưa?... Số lượng điểm tập trung hoặc bãi rác: ...vị trí

73

6. Phƣơng pháp xử lý rác thải sinh hoạt đã thực hiện

TT Biện pháp xử lý Tỷ lệ (%) 1 Xử lý tại hộ gia đình 2 Đổ lộ thiên 3 Chôn lấp 4 Đốt 5 Tái chế 6 Hợp đồng Cty MTĐT Nghệ An

7. Các mô hình điển hình về thu gom, xử lý rác thải nông thôn

TT Tên mô hình Địa điểm Qui mô Kết quả đạt đƣợc

1 2

8. Hình thức quản lý rác thải hiện tại

 Tập trung theo xã/ thị trấn  Tập trung tại một số xã

 Theo từng thôn (cụm dân cư)  Theo hộ gia đình 9. Các đề xuất, kiến nghị của địa phƣơng đối với công tác bảo vệ môi trƣờng, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt - Các yêu cầu, kiến nghị của xã về những vấn đề môi trường bức xúc:...

...

...

- Kiến nghị về phương pháp thu gom, xử lý rác thải: ...

...

...

- Kiến nghị các văn bản hướng dẫn, các chính sách để hỗ trợ công tác quản lý CTR sinh hoạt: ...

...

TM. UBND XÃ...

74

Hình 1. Tình trạng đổ thải rác bừa bãi tại trên địa bàn huyện Nam Đàn

75

Hình 3. Phƣơng tiện thu gom, vận chuyển rác thải tại xã Kim Liên, Xuân Lâm, Thị trấn Nam Đàn

76

Hình 5. Sơ đồ hố rác di động

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 74 -74 )

×