Việc phân loại CTR là một việc làm có ý nghĩa rất lớn, mục đích cơ bản là tách rác thải hữu cơ, rác thải có thể tái chế, phần còn lại đem đi chôn lấp. Rác hữu cơ có thành phần chủ yếu là những chất dễ phân huỷ, có độ ẩm cao tạo ra lượng nước rác lớn và tạo ra mùi gây ô nhiễm môi trường, chúng có thể được xử lý làm phân bón nên không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn giải quyết nhiều vấn đề về môi trường.
Để giảm bớt khối lượng CTR phải chôn lấp nhằm kéo dài tuồi thọ của các BCL, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và sản xuất phân bón hữu cơ thì CTR sinh hoạt cần được phân loại tại nguồn.
Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Nam Đàn có thành phần rác hữu cơ chiếm tỷ lệ cao vì vậy lựa chọn phương án phân loại rác thải từ nguồn phát sinh thành 2 loại: rác hữu cơ dễ phân hủy và rác còn lại.
+ Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết...), vỏ trái cây, hoa quả hỏng,....
+ Rác thải còn lại được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, carton, kim loại, các loại nhựa.... Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ (thủy tinh, sành, sứ, vỏ hến,...).
Phương pháp thu gom:
- Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy: Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân hữu cơ tại hộ gia đình khu vực nông thôn hoặc đưa tới khu xử lý rác.
- Thu gom rác thải còn lại:
+ Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc bao bì khác để bán lại cho cơ sở tái chế.
45
+ Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác sau đó đưa đến điểm tập kết rác của thôn xóm, để thu gom vận chuyển đưa đi xử lý.
Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon,....
Ưu điểm:
- Phù hợp cho hình thức lưu trữ tại hộ gia đình (do không chiếm nhiều diện tích); - Dễ dàng phân biệt các loại CTR (thực phẩm và còn lại);
- Dễ dàng tái sử dụng rác thực phẩm làm phân hữu cơ; - Giảm diện tích xây dựng bãi chôn lấp;
- Thu hồi được các chất thải có thể tái chế. Nhược điểm:
- Khi triển khai thực hiện cần một khoảng thời gian nhất định để tạo được thói quen cho người dân trong phân loại rác.
- Tốn kinh phí để tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân về phân loại rác.
- Đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của cộng đồng dân cư và các đơn vị thu gom. Việc thực hiện phân loại rác tại nguồn như trên, trong giai đoạn 2015 - 2020 áp dụng cho các xã vùng bán sơn địa thực hiện xử lý rác tại gia như Nam Hưng, Nam Nghĩa, Nam Thái, Nam Thanh, Nam Anh, Nam Xuân. Với các xã còn lại sẽ thực hiện phân loại sơ bộ tại bãi xử lý rác. Giai đoạn 2020 trở đi, triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn 24 xã, thị trấn của huyện Nam Đàn.