Định hướng giải pháp xử lý CTR sinh hoạt giai đoạn 2020 – 2025

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 68)

Theo các quy định của các bộ ngành và UBND tỉnh Nghệ An thì tỷ lệ chất thải rắn được xử lý bằng công nghệ chôn lấp không vượt quá 15% tổng lượng chất thải rắn thu gom được; khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý chất thải, giảm thiểu khối lượng CTR phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và đảm bảo vệ sinh môi trường,... Đồng thời, theo quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 thì tại xã Khánh Sơn huyện Nam Đàn quy hoạch 01 khu xử lý chất thải rắn để xử lý CTR thông thường, CTR công nghiệp, y tế,...

Mặt khác, việc xử lý rác tại các hộ gia đình tại nhóm 6 xã vùng bán sơn địa về lâu dài sẽ không đảm bảo vệ sinh môi trường và đạt được hiệu quả như lúc triển khai do dân cư ngày một phát triển nên diện tích đất vườn ở/hộ dân giảm dần trong khi lượng rác chôn lấp/chôn ủ ngày một tăng. Đồng thời, bãi rác của các xã tại nhóm xã này không phải là bãi chôn lấp hợp vệ sinh nên sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Vì vậy, rác thải tại nhóm 6 xã này từ năm 2020 trở đi cần phải được thu gom xử lý tập trung bằng công nghệ xử lý tốt hơn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đối với nhóm 7 xã vùng đồng bằng, cần có phương án mới để giảm cung đường vận chuyển rác từ điểm trung chuyển đến nơi xử nhằm giảm được chi phí vận chuyển xử lý và giảm thiểu được ô nhiễm môi trường trên quảng đường vận chuyển (cung đường vận chuyển rác từ nhóm 7 xã này đến BCL xã Khánh Sơn khoảng 20 - 25 km, ngắn hơn nhiều so với vận chuyển đến bãi rác Nghi Yên (35 – 40 km)).

Từ những lý do trên tác giả đề xuất định hướng giải pháp xử lý CTR sinh hoạt giai đoạn 2020 – 2025 là mở rộng, nâng cấp BCL chất thải rắn tại vùng Lèn Dơi xã Khánh Sơn thành Khu xử lý chất thải rắn của huyện với sự kết hợp các công nghệ sản xuất phân compost, thiêu đốt và chôn lấp. Toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn 24 xã, thị trấn được phân loại tại nguồn, thu gom và vận chuyển đến Khu xử lý CTR của huyện để xử lý.

61

3.2. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục, tập huấn nghiệp vụ

Cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác thải. Hiệu quả phân loại, thu gom, xử lý rác thải cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường không phải tự nhiên mà có, ý thức đó được hình thành qua chương trình giáo dục, tuyên truyền, qua các phong trào đoàn thể có định hướng,.. Do đó, cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường nói chung, quản lý rác thải nói riêng nhằm tăng cường hiểu biết, nhận thức của người dân trong việc quản lý rác thải sao cho đảm bảo VSMT và tạo thói quen tiết kiệm, tận dụng, tái chế, xử lý chất thải.

Các đoàn thể cấp huyện như UBMTTQ, phụ nữ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh, hội nông dân, người cao tuổi và các phòng ban như Phòng TNMT, Giáo dục, Văn hóa thông tin, Y tế,... cần phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng trong chương trình giáo dục, tuyên truyền, phổ cập sâu rộng các kiến thức vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trong toàn dân.

Nội dung tuyên truyền giáo dục cần tập trung vào các nội dung chính như: chủ trương, đường lối, luật pháp chính sách mới, quan trọng liên quan đến CTR sinh hoạt của trung ương, tỉnh, huyện; ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, lợi ích và cách thức phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế, tái sử dụng CTR sinh hoạt; các mô hình hoạt động có hiệu quả trong thu gom, xử lý CTR sinh hoạt; tác hại của CTR sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe con người.

Tổ chức tuyên truyền phải thường xuyên, rộng rãi, bằng nhiều hình thức, tạo chuyển biến cơ bản trong nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, nhân dân về ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, có ý thức phân loại, thu gom, xử lý rác hợp vệ sinh. Gắn sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương với nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Các hình thức tuyên truyền, giáo dục đề nghị áp dụng:

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các quy định về bảo vệ môi trường của tỉnh và huyện.

62

- Xây dựng các phong trào VSMT, BVMT mới; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các phong trào: xanh – sạch – đẹp, phong trào không vứt rác ra đường, phong trào 3 sạch (sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp), phong trào ra quân làm sạch môi trường,...

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ những người tình nguyện đến từng đoàn viên, hội viên, từng gia đình và vận động toàn dân thực hiện phân loại, thu gom xử lý CTR sinh hoạt theo quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường chung.

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua hội nghị, mittinh, tọa đàm; qua các cuộc sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở (họp chi bộ, họp xóm, họp các chi hội đoàn thể,..), tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, trang website của huyện để tạo ra dư luận xã hội, khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý rác thải.

- Huyện đoàn Nam Đàn phối hợp với đoàn thanh niên các xã, các trường học tăng cường tổ chức các đợt diễu hành, cổ động và ra quân thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn các xã, thị trấn. Chủ trì phối hợp với các phòng ban UBND huyện và các trường học tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi ảnh, vẽ tranh về vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường nhằm góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho đội viên, đoàn viên, thanh thiếu niên. Đồng thời, phối hợp với UBND các xã xây dựng các tổ, nhóm tình nguyện viên thu gom CTR tại các khu dân cư,..

- Treo các pano, áp phích, băng rôn và các câu khẩu hiệu trên các trục đường chính, khu vực công cộng, điểm tập trung đông dân cư; phát tờ rơi đến các hộ gia đình để tuyên truyền việc thực hiện quy định về quản lý, phân loại, thu gom, xử lý CTR sinh hoạt và tác hại của việc thải rác bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm, kênh mương.

Bên cạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng cần tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ môi trường cấp xã về công tác quản lý môi trường nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng, mỗi năm UBND huyện

63

cần tổ chức từ 1 – 2 lớp tập huấn. Đồng thời, tăng cường tập huấn, hướng dẫn các xóm trưởng, các tuyên truyền viên cơ sở, các tổ VSMT, các hộ dân về phân loại, thu gom, vận chuyển rác thải, xử lý rác thải thành phân hữu cơ làm phân bón,...

3.3. Giải pháp quản lý nhà nƣớc, tăng cƣờng bộ máy quản lý

- Xây dựng ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành, các chương trình kế hoạch quản lý CTR nói chung và CTR sinh hoạt nói riêng để thực hiện công tác quản lý CTR đồng bộ, xuyên suốt từ huyện đến xã, xóm.

- Trên cơ sở các quy hoạch của huyện về phát triển KTXH, sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch các cơ sở hạ tầng, đô thị,...; quy hoạch quản lý CTR của tỉnh và các quy định hiện hành, UBND huyện cần xây dựng quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn huyện Nam Đàn đến năm 2020, trong đó ưu tiên, tập trung cho quy hoạch quản lý CTR sinh hoạt.

- Tăng cường sự phối kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể cấp huyện, xã; đồng thời phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các cấp trong việc bảo vệ môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn nói riêng nhằm nâng cao được năng lực quản lý. Cán bộ chính quyền địa phương phải thực sự vào cuộc một cách đồng bộ trong việc bảo vệ môi trường, quản lý rác thải tại địa phương.

- Tập trung đẩy mạnh công tác chỉ đạo điều hành từ huyện đến xã, thôn xóm để tránh tình trạng buông lỏng quản lý, thực hiện trì trệ, đối phó.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định các vi phạm về bảo vệ môi trường, đổ bỏ CTR không đúng nơi quy định, các trường hợp gây mất VSMT nơi công cộng... UBND các xã, BCH xóm tăng cường kiểm tra, giám sát việc thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.

- Bổ sung cán bộ chuyên trách môi trường cho cấp huyện, xã. Tại huyện cần xem xét để trình tỉnh bổ sung biên chế cho phòng TNMT, trước mắt cần hợp đồng thêm cán bộ phụ trách công tác môi trường nhằm tăng cường đội ngũ quản lý của cấp huyện. Đối với cấp xã cần thống nhất chung trong toàn huyện về cán bộ phụ trách môi trường để tạo điều kiện thuận lợi trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Nên

64

để cán bộ Địa chính phụ trách luôn công tác môi trường sẽ thuận lợi cho phòng TNMT trong quản lý con người và chỉ đạo nhiệm vụ chuyên môn vì đất đai và môi trường đều thuộc ngành TNMT.

3.4. Giải pháp chính sách, kinh tế tài chính

- Căn cứ các quy định của UBND tỉnh Nghệ An và tình hình thực tế, UBND huyện xây dựng và thực hiện mức thu phí vệ sinh môi trường và khung giá cho các hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Triển khai thu phí vệ sinh môi trường đối với tất cả các hộ dân trên địa bàn các xã, thị trấn.

- Áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng và thuê đất theo qui định để khuyến khích huy động nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và thu gom, xử lý chất thải rắn nói riêng. Tập trung thu hút đầu tư để xây dựng BCL chất thải rắn tại vùng Lèn Dơi xã Khánh Sơn và huy động các nguồn vốn để xử lý rác tại bãi rác Nam Thái.

- Hàng năm, huyện ưu tiên bố trí ngân sách (từ nguồn vốn sự nghiệp và xây dựng cơ bản tập trung) để hỗ trợ đầu tư xây dựng các mô hình thu gom, xử lý CTR; nâng cấp các bãi rác tại nhóm 6 xã bán sơn địa; hỗ trợ công tác vận chuyển, xử lý CTR theo qui trình hợp vệ sinh; hỗ trợ đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện phù hợp cho công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn của các xã.

- Huy động, tranh thủ tối đa các đóng góp về tài chính và nhân lực của các tổ chức, cá nhân cho công tác bảo vệ môi trường nói chung, quản lý CTR nói riêng.

3.5. Giải pháp xã hội hóa công tác BVMT, quản lý CTR

Xã hội hóa công tác BVMT, quản lý CTR là việc huy động tất cả các nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia vào hoạt động BVMT, phân loại, thu gom xử lý CTR. Để tăng cường đẩy mạnh xã hội hóa, chính quyền địa phương các cấp cần thực hiện:

- Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác BVMT; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, tái sử dụng, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về BVMT.

65

- Các xã ban hành các qui chế, hương ước, qui ước về quản lý CTR nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc phân loại, thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý rác thải sinh hoạt. UBND xã chỉ đạo các khối/xóm triển khai tổ chức cho các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ ký cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường và đưa nội dung cam kết gắn với việc thực hiện quy ước nếp sống văn hoá của địa phương.

- Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn huyện và của cộng đồng trong việc giám sát và thực thi các quy định pháp luật về BVMT, quản lý CTR.

- Khuyến khích, động viên đoàn viên, hội viên của các tổ chức hội, đoàn thể tham gia lực lượng thu gom CTR sinh hoạt trên địa bàn. Thành lập tổ vệ sinh môi trường đảm nhận các đoạn đường xanh – sạch – đẹp và thu gom rác thải khu vực công cộng do hội phụ nữ hoặc hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên,... của xã, xóm thực hiện.

- Truyền thông về quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý chất thải rắn; huy động tối đa các đóng góp về tài chính cũng như nhân lực, vật lực trong cộng đồng để thực hiện quản lý CTR. Đồng thời, phát huy quyền dân cơ sở chủ của người dân thông qua việc tham gia đóng góp ý kiến vào các hoạt động BVMT, quản lý CTR do chính quyền và đoàn thể tổ chức; khuyến khích cộng đồng dân cư thực hiện tốt vai trò giám sát hoạt động BVMT ở địa phương; chủ động đề xuất các ý tưởng, mô hình tích cực về bảo vệ môi trường.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật,... cho cộng đồng trong công tác phân loại, thu gom vận chuyển, xử lý CTR.

- Phát triển các phong trào quần chúng tham gia BVMT như: Ngày chủ nhật xanh, toàn dân tham gia BVMT, 3 sạch,...; xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản về môi trường trong cộng đồng; khen thưởng các điển hình tiên tiến về BVMT bằng những hành động cụ thể;...

66

3.6. Giải pháp xây dựng và nhân rộng các mô hình BVMT, quản lý CTR

- Khuyến khích xây dựng các mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác CTR như: hợp tác xã (HTX) dịch vụ VSMT; công ty TNHH hoặc công ty cổ phần; công ty môi trường đô thị, ...

- Cũng cố và phát huy các mô hình đang thực hiện hiệu quả trên địa bàn như: mô hình xây dựng hố rác tại gia; mô hình xây dựng hố rác trên đồng ruộng; mô hình thu gom rác do xã, xóm tổ chức; đoạn đường xanh - sạch - đẹp do các chi hội phụ nữ/người cao tuổi/cựu chiến binh/đoàn thanh niên đảm nhận; đoạn đường em chăm,...

- UBND huyện, xã căn cứ vào các quy định hiện hành và tình hình tại địa phương để xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ việc xây dựng và nhân rộng các mô hình phân loại, thu gom, xử lý rác thải.

- Khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình tự chủ, sáng tạo trong việc áp dụng các mô hình bảo vệ môi trường, quản lý CTR trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe và cải thiện được môi trường.

67

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã nghiên cứu thực trạng CTR sinh hoạt và công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Nam Đàn. Từ đó đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện. Qua các kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:

- Do dân số tăng, KTXH phát triển và tỷ lệ phát thải chưa được cải thiện, nên lượng CTR sinh hoạt phát sinh cần xử lý mỗi ngày của huyện Nam Đàn sẽ không ngừng tăng lên, đạt khoảng 73 tấn/ngày trong năm 2020. Thành phần CTR sinh hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)