0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Khối lượng và thành phần

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 33 -34 )

Theo [10], lượng phát sinh rác thải sinh hoạt ở khu vực thị trấn Nam Đàn vào khoảng 0,5 - 0,6 kg/người/ngày và khu vực nông thôn khoảng 0,3 - 0,4 kg/người/ngày. Như vậy, tại thị trấn Nam Đàn, mỗi ngày phát sinh khoảng 3,5 - 4,0 tấn rác thải sinh hoạt. Khu vực nông thôn trên toàn huyện, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 45 - 55 tấn rác thải sinh hoạt. Bên cạnh đó lượng rác thải từ trường học, cơ quan, chợ, nhà hàng... khoảng 9 tấn/ngày [10].

Do sự phân bố dân cư và điều kiện phát triển KTXH của mỗi xã, mỗi vùng khác nhau nên lượng rác thải phát sinh trên địa bàn các xã không đồng đều. Lượng rác thải phát sinh cao tại Thị trấn và các vùng phụ cận như Vân Diên, Xuân Hòa với khối lượng 3 - 4 tấn/ngày/xã; ngoài ra các xã Nam Giang, Kim Liên, Nam Trung, Nam Nghĩa cũng có lượng rác thải phát sinh lớn từ 3 - 3,5 tấn/ngày/xã. Lượng rác thải phát sinh thấp tại một số xã vùng hữu ngạn sông Lam như Nam Phúc, Nam Kim, Nam Thượng, Nam Tân, Nam Lộc với khối lượng 1,5 - 2 tấn/ngày

Theo số liệu của phòng TNMT, CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Nam Đàn chủ yếu là chất thải hữu cơ, chiếm khoảng 64,5%, bao gồm: vỏ rau củ quả, thức ăn thừa, chất thải vườn,...; chất thải còn lại chiếm 35,5% bao gồm chất có thể tái chế và không tái chế (Bảng 2.2).

Nơi vui chơi, giải trí, tham quan du lịch Bệnh viện, cơ sở y tế Cụm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp Hộ gia đình,

khu dân cư

Chợ, nhà hàng, điểm KD Giao thông, xây dựng Cơ quan trường học CTR SINH HOẠT

26

Bảng 2.2. Thành phần CTR sinh hoạt huyện Nam Đàn

Thành phần CTR sinh hoạt Tỷ lệ (%)

Chất thải hữu cơ (vỏ rau củ, thức ăn thừa, hoa quả hư

hỏng, chất thải vườn...) 64,5%

Chất có thể tái chế, tái sử dụng (giấy bìa carton, dẻ

lau, kim loại, vỏ đồ hộp, nhựa...) 24,5%

Chất không thể tái chế, tái sử dụng (sành sứ, xỉ than,

đất, đá,...) 11%

Với đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt có tỷ lệ chất hữu cơ cao (64,5%) nên có thể tận dụng rác thải hữu cơ để sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp, làm vườn, cải tạo đất.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 33 -34 )

×