NÓI XẤU CHA MẸ
Mỗi thành viên trong giađình đều có những đặc điểm riêng.
Nếu chúng ta không cùng nhìn nhận và đánh giá những đặc điểm
đó mà chỉphê phán điểm yếu của người khác thì không bao giờ có
thểxây dựng được một gia đình cân bằng, bình đẳng.
Bố không chấp nhận trong gia đình có sự phân biệt đối xử
Vợ tôi kết hôn và tới Nhật năm 19 tuổi, bây giờ tiếng Nhật của cô ấy vô cùng trôi chảy. Nhưng dù sao cô ấy cũng không phải người bản ngữ nên trước đây đôi lần đã bị cậu con trai thứ sửa lại cách dùng từ. Hoặc, cũng có lúc vợ tôi muốn trò chuyện thân thiết với các con như tôi hay nói với chúng, nhưng nhiều khi tiếng Nhật của cô ấy không thể theo kịp.
Mười năm đổ về trước, chỉ cần xảy ra chuyện gì đó là cô ấy lập tức cảm thấy thất vọng buồn chán Những lúc như vậy tôi thường nói với lũ trẻ "Mẹ các con sống ở Nhật đã có rất nhiều khó khăn bất tiện rồi, các con cần phải giúp mẹ nhiều hơn" hay "Không được nói với mẹ những điều như vậy nói như vậy rất tội nghiệp mẹ",... để chúng cảm thông với người mẹ mang quốc tịch Mỹ của mình hơn. Ngoài ra,
nếu bọn trẻ nói xấu hoặc cằn nhằn gì về mẹ chúng, tôi lập tức nổi giận "Con nói chuyện đó với bố để làm gì? Nói cũng vô ích thôi. Đừng trông chờ kỳ vọng quá nhiều. Hãy nhìn vào những điểm tốt của mẹ. Chỉ nhìn vào những điểm hạn chế của mẹ bằng con mắt của mình rồi nói này nói kia là hoàn toàn không công bằng. Có rất nhiều việc các con không làm được nhưng mẹ lại làm được".
Với tôi, chỉ vì mẹ của các con tôi không phải là người Nhật mà tỏ ra bất mãn hoặc phê phán những điểm khiếm khuyết của cô ấy cũng là một loại phân biệt đối xử, một kiểu bạo lực gia đình. Ở một số gia đình mà tôi biết, người mẹ luôn bị lép vế. Thái độ của bọn trẻ với bố và mẹ khác nhau hoàn toàn. Dù mẹ là người hiền lành và yếu đuối nhất nhà nhưng lúc nào cũng bị cằn nhằn và luôn rơi vào vào vị thế bị phê phán.
Những gia đình như vậy bằng cách nào đó vẫn giữ được cân bằng nhưng nhìn vào tình trạng đó tôi không hề cảm thấy thoải mái. Chỉ cần người mẹ bị hạ xuống một bậc thì sự cân bằng trong gia đình sẽ bị đổ vỡ. Đây rõ ràng là điều đáng trách của người làm bố trong gia đình. Đáng lẽ bố phải giải thích cho bọn trẻ hiểu rằng: "Bố và mẹ kết hôn với tư cách hai người bình đẳng nhau nên việc con nói xấu mẹ cũng giống như con đang nói xấu bố và hành động đó là hoàn toàn không được phép".
Trước đây, do mẹ bọn trẻ không hiểu được hết những khó khăn khi thi vào đại học tại Nhật Bản nên nhiều lần
chúng tỏ ra vô cùng bất mãn. Những lúc như vậy, tôi hay nói: "Mẹ con chưa học tại Nhật bao giờ nên không biết là điều đương nhiên. Không nên trông chờ ở mẹ cả những chuyện như vậy. Việc học hành của mình các con phải tự lo liệu chứ". Tôi muốn lũ trẻ nhận ra rằng, dù có trách móc chuyện mẹ không hiểu gì về kỳ thi cũng se không đem đến tác dụng gì hết. Muốn một người hoàn toàn không có kinh nghiệm thấu hiểu nỗi trăn trở của phụ huynh Nhật Bản luôn phát cuồng về các kỳ thi của con mình chỉ là điều không thể.
Việc phê phán và phàn nàn một người vì những gì bản thân họ chưa trải qua cũng giống như việc phê phán những người bị khiếm khuyết trên cơ thể vậy. Đó là điều không công bằng và không nằm trong giá trị quan của tôi. Tôi rất ghét những người luôn cố gắng bới móc điểm yếu của người khác và dồn ép phê phán họ. Để các thành viên trong nhà không trở thành những con người như vậy, tôi luôn cố gắng duy trì sự cân bằng cần thiết trong gia đình. Tôi thường nổi giận với những người thiếu suy nghĩ thiếu cảm thông hoặc lười biếng, nhưng nếu những người này trong quá trình sống chưa có kinh nghiệm hoặc không có năng lực đó thì lại là một chuyện khác. Đây luôn là triết lý sống của tôi.
Phương pháp nuôi dạy con nhàn nhất là gì?
Ở Nhật, hầu như tất cả các vấn đề trong gia đình đều do các bà mẹ xử lý, những mệt mỏi, khó chịu cũng đều từ đó mà ra. Trong trường hợp tồi tệ, các bà mẹ còn có thể trở
thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Đây chính là tình trạng mất bình đẳng một cách cực đoan.
Dạo gần đây, trong lĩnh vực máy tính, con thứ của tôi có vẻ như đã vượt trội hơn đứa con cả. Vì muốn động viên khích lệ con nên chúng tôi đã nhiều lần khen để khích lệ những tiến bộ đáng khen của cháu mà không mảy may suy nghĩ. Cậu em sau đó đã yêu cầu tôi không được khen nó trước mặt anh trai nữa. Nghe xong, tôi cảm thấy để nói được điều đó, chứng tỏ cháu cũng có nhận thức đúng đắn về sự cân bằng, bình đẳng trong gia đình. Điều bất ngờ là lần này cậu anh có vẻ cũng bị kích thích và tỏ ra rất quyết tâm tìm hiểu thêm các vấn đề về mạng, máy tính. Khi trẻ con tự bản thân có ý nghĩ muốn cố gắng, không muốn thua kém người khác tức là chúng ta đã có cách nuôi dạy con an nhàn nhất.
Nhiệm vụ của tôi không phải là nói với từng đứa con điều gì là quan trọng, mà là khơi gợi để chúng nhận ra vấn đề khi trong gia đình mất cân bằng. Thực ra, chính bản thân tôi cũng không chịu thua kém bọn trẻ. Tôi cũng cố gắng học về máy tính và viết ra cuốn "Cuộc cách mạng Internet . Khi nó trở thành cuốn sách bán chạy nhất, thú thực tôi đã vui sướng vô cùng. Vượt lên trước bạn bè cùng lứa một bước như thế này chính là nhờ công của các con tôi. Nhưng sau đó, cậu con thứ nói với vợ tôi: "Con biết bố rất ghét thua cuộc và đã nỗ lực rất nhieu, tuy nhiên sẽ rất khó khăn nếu bố muốn đua với chúng con trong lĩnh vực IT, vì ở tuổi của bố có rất nhiều điều hạn chế. Mẹ hãy trông chừng đừng để bố
cô gắng quá sức nhé". Thế là vợ tôi cảnh cáo tôi: "Anh đừng đua với bọn nhỏ nữa. Thấy anh cô gắng như vậy, các con đều cảm thấy có nguy cơ tiềm ẩn đấy".
Lần này đến lượt vợ tôi, sau khi được con trai cho lại chiếc máy Mackintosh, cô ấy cũng đã tự tìm một thầy dạy phụ đạo vi tính và giờ đây cô ấy cũng đang say sưa với chiếc máy tính của mình.
23. 30 TUỔI CHÍNH LÀ BƯỚC NGOẶT CUỘC ĐỜI