HÃY CHO CONT RẺ CHƠI GAME THAY VÌ HỌC

Một phần của tài liệu Yêu thương không cấm đoán (Trang 55 - 60)

THAY VÌ HỌC

Tôi đã nói với các con trai của tôi rằng "Thôi thay vì học, con

hãy chơi game đi", vì chơi game là một dạng tư duy mang tính

thực tiễn mà trường học không bao giờ dạy cho con bạn.

Tại sao tôi quan tâm đến "SimCity"?

Gần đây con tôi hướng dẫn cho tôi về video game (game chơi bằng hệ máy riêng, kết nối và hiển thị trên màn hình tivi). Tuy tôi không giỏi trong thể loại này nhưng qua quá trình quan sát bọn trẻ chơi, nó đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi.

Nhà tôi có tất cả các hệ máy, từ Super Famicon của Nintendo đến dòng Playstation của Sony. Các thiết bị điều khiển như cần điều khiển (joystick) hay tay cầm (controller) cũng đủ các chủng loại.

Rất nhiều bậc phụ huynh luôn phàn nàn với con mình "Đừng chơi game nữa, đi học đi", nhưng tôi thì ngược lại, "Thà con chơi game còn hơn là ngồi học”. Chơi game sẽ giúp trẻ có cách tư duy hoàn toàn ngược lại với cách tư duy mà giáo dục trường học mang lại. Từ đó cho thấy cho trẻ chơi game thờ xuyên thì có lẽ ít nhiều sẽ cản lại được sự tàn phá tế bào não do giáo dục trường học gây ra.

Trong tất cả các trò chơi mà tôi biết từ trước đến nay, tôi ấn tượng nhất với trò "SimCity". Trong đó người chơi sẽ trở thành thị trưởng và điều hành một thành phố. Bạn muốn sử dụng ngân sách thuế như thế nào cũng được, nhưng vì nó chỉ có hạn nên bạn sẽ phải vận dụng hết khả năng của mình để xây dựng một thành phố tốt nhất có thể. Nếu sử dụng ngân sách một cách lãng phí thì tội phạm sẽ gia tăng. Tương tự, nếu phát triển quá mức thì ngược lại sẽ nảy sinh các vấn đề về xã hội. Tôi cho rằng "SimCity" là một trò chơi mang lại cách tư duy hiệu quả, có tính thực tiễn rất cao và có thể làm thay đổi tư tưởng vô trách nhiệm, cái gì cũng đòi hỏi, hay yêu cầu, hay phàn nàn đã và đang tồn tại ở người Nhật ngày nay.

Tiếng Anh có từ "trade-off" (đánh đổi, thỏa hiệp) để diễn tả cách tư duy này, nói cách khác làm sao để biết cách đã chọn cái này thì phải từ bỏ cái kia chính là điểm nhấn của trò chơi này. Hơn một nửa vấn đề của xã hội đó là "trade- off". Phải đối mặt với những vấn đề này như thế nào, chỉ cần bạn chơi đi chơi lại nó, bạn sẽ tìm ra được hướng giải quyết riêng cho mình.

Hãy dành thời gian nói chuyện với con thay vì để

phân tích chứng khoán

Khi hai con đang say sưa chơi game, thay vì nói "Đừng chơi nữa", thì tôi lại bảo "Cho bố chơi cùng nhé", rồi đứng gần lại và quan sát những gì đang diễn ra. Đợi khi không có

mặt bọn trẻ, tôi cũng thử ngồi xuống chơi thì hiểu ra được lối tư duy cũng như suy nghĩ của các con về trò chơi này.

Có lần, khi thấy con trai thứ chơi game, tôi đã nói "Dạo này bố thấy con chơi game hơi nhiều đấy , vậy là thằng bé phản bác "Bố nên công nhận giá trị xã hội mà game mang lại đi ạ. Chăm chơi game con biết được nhiều thứ có ích hơn là học ở trường đây bố ạ". Đó là câu trả lời của con khi chúng tôi đang cùng ngồi ở bàn ăn vào một buôi sáng nọ.

Có lần, tôi lo lắng hỏi "Này gần đâysao bố không thấy con ra vào mấy quán điện tử nữa vậy?”, thì nó trả lời tôi "Bố ơi là bố, thời đại này không ai gọi chỗ đấy là 'Quán điện tử' nữa mà người ta đổi sang gọi là 'Trung tâm giải trí' rồi bố ạ”. Theo lời con trai tôi, thì các trung tâm giải trí game này không cấm thanh thiếu niên vào như các sòng bài pachinko và cũng nhờ thế mà bạo lực học đường đã giảm hẳn.

Với những trò như "Street Fighter", "Virtual Fighter", những suy nghĩ bạo lực sẽ được giải tỏa thông qua việc đánh bại đối thủ trong game bằng môn võ đối kháng đường phố. Việc chiến đấu trên game với anh bạn không quen biết ngồi máy bên cạnh sẽ làm tiêu tan ý muốn bắt nạt bạn bè cùng trường.

Đây cũng là một cách để giải tỏa những căng thẳng của con người, nếu tại trung tâm giải trí game bạn có thể làm những việc không thể làm ở trường học thì vấn nạn bạo lực học đường, hành vi muốn gây gổ đánh nhau cũng giảm đi, hiện tượng ức chế trầm cảm sẽ bớt dần. Như thế chơi game

là một hoạt động tốt, góp phần cân bằng xã hội - con trai tôi đã nói với tôi như thế.

Nghe con nhận xét như vậy, tôi nhanh chóng tìm hiểu và bắt tay vào viết cuốn "Ý nghĩa xã hội của game". Cứ như thế, tôi đã học được rất nhiều thứ từ những câu chuyện nhỏ của các con.

Chơi game còn đem lại cho con tôi một trực giác vô cùng nhạy bén. Có những khi, tôi thấy mấy cha con tôi ngồi lại với nhau cùng trao đổi về game và những vấn đề liên quan còn thú vị hơn ngồi một mình phân tích thị trường chứng khoán.

Thời đại cha mẹ học từcon cái

Tôi rút ra được điều đó ngay từ chính hai con của tôi, quả thực đây là thời đại bố mẹ không chỉ dạy mà còn học được từ con cái rất nhiều điều trong cuộc sống. Ở thời đại mang tính kế thừa, những người đi trước chắc chắn là những người có kinh nghiệm phong phú và những kinh nghiệm đó tiếp tục được truyền lại cho đời sau. Tuy nhiên, thời đại ngày nay rõ ràng là thời đại của khoa học kỹ thuật không mang tính kế thừa. Sự không kế thừa này không chỉ đơn thuần về mặt khoa học kỹ thuật mà còn trở thành một vấn đề quan trọng đến mức có thể thay đổi cả thế giới quan của con người.

Trong thời kỳ hiện đại ngày nay, những người có đầu óc bảo thủ chắc chắn sẽ không còn phù hợp với xu thế phát

triển. Điều những người đó nên làm là quên đi những điều họ đã được học trước đó và tiếp thu những cái mới bằng một tinh thần cầu thị chân thành.

Một phần của tài liệu Yêu thương không cấm đoán (Trang 55 - 60)