LÁ ĐƠN THÔI HỌC

Một phần của tài liệu Yêu thương không cấm đoán (Trang 69 - 74)

Thời còn học trung học, con trai thứ của tôi đã không muốn

đến trường. Lúc ấy, tôi đã khuyên con 'Thôi con ráng chịu khó đến

hết cấp ba rồi tốt nghiệp đại học nữa là xong", nhưng cuối cùng

con tôi cũng chi cốđược đến hết cấp hai.

Con trai thừa hưởng tính cứng đầu từtôi

Mới học ngang cấp hai, con trai thứ của tôi đã định bỏ học. Lúc ấy, con tôi đang theo học trường cấp hai trực thuộc Đại học Waseda, cứ với đà học như thế chúng tôi dự định sẽ cho cháu tiếp tục theo học tại trường đại học này, vậy mà chỉ mới ngang cấp hai, trước ngưỡng cửa cấp ba, cháu đã nói không muốn đi học nữa.

Thật ra, khi bắt đầu bước vào năm lớp 8, con đã luôn tỏ vẻ không muốn đến trường mỗi ngày. Vì vậy, tôi cho con học về máy tính, thứ con yêu thích và nói – "Vây thì con cứ ở nhà mà học, không cần phải đến trường cũng được". Quyết định này vào lúc ấy gần như đã tháo gỡ hết các áp lực đang đặt lên vai thằng bé và cả chúng tôi. Thầy giáo chủ nhiệm rất tốt, thầy đã luôn bảo vệ cháu và nói rằng "Không cần phải cố gắng đạt thành tích cao cho tất cả các môn học đâu. Chỉ cần đạt một hai môn là được rồi". Vậy mà con trai tôi vẫn quả quyết "Con sẽ bỏ học". Ban đầu tôi có nói với con rằng "Thôi

thì ráng tốt nghiệp cấp ba, học xong đại học rồi con thích làm gì thì làm" nhưng nó là một đứa trẻ khá cứng đầu và một khi đã quyết thì không ai có thể lay chuyển được.

Lúc ấy, cũng có nhiều người khuyên "ít nhất cũng phải học xong cấp ba đã chứ". Nhưng thằng bé vẫn quyết định không đến trường nữa, lúc ấy là cuối năm lớp 8. Tôi đã nói với con "ít nhất phải hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc của Nhật Bản là tốt nghiệp cấp hai đã", nên cuối cùng con tôi cũng cố được hết trung học cơ sở. Đến khi con nói không muốn học lên cấp ba, thì chúng tôi nhận ra con đã quyết tâm lắm rồi nên đành thật lòng lắng nghe ý kiến của cháu.

Sau đó, tôi đã nhắc nhở con rằng "Việc con bỏ học ngang như thế là một điều không hay ho gì cả. Khi con trưởng thành, con phải có trách nhiệm với xã hội, với bản thân, với gia đình tương lai của mình và cả trách nhiệm cống hiến đóng góp cho công việc sau này của con nữa".

Con trai thứ của tôi luôn ấp ủ giấc mơ tự mình gây dựng một công ty về lập trình máy tính. Tôi đã tìm đọc rất nhiều sách liên quan đến việc mở công ty, tôi nói "Vì bố làm về tư vấn nên hãy để cho bố giúp con những gì có thể", nhưng lúc đó cháu trả lời "Con không muốn làm phiền bố".

Và rồi con trai tôi đã tự nộp đơn thôi học đúng như lời cháu đã nói sau khi học hết cấp hai không muốn tiếp tục theo học cấp ba nữa. Thầy giáo nhận đơn đã giật mình và

hỏi thẳng con "Từ trước đến giờ chưa từng có việc như thế này. Em đã nhận được sự chấp thuận của gia đình chưa?".

Thành tích học tập của con cũng ở top giữa chứ không rơi vào nhóm quá tệ. Và với đà như thế, khả năng con vào học tiếp ở Đại học VVaseda là một điều hiển nhiên. Vậy mà không hiểu sao con lại dứt khoát bỏ học. Con thừa hưởng từ tôi tính cứng đầu bảo gì cũng không nghe nên khi con đã quyết vậy chúng tôi cũng đành chịu.

Khi tôi quát "Không vào được đại học thì mày định thế nào hả con?", con tôi thản nhiên đáp “Bố à, bố chả hiểu gì cả. Bây giờ chỉ cần thi sát hạch(*) là ai cũng có thể vào đại học mà không cần tốt nghiệp cấp ba. Bởi vậy, nói cách khác nếu con thay đổi ý định, con vẫn có cơ hội mà. Thế nên bố đừng lo lắng gì cả". Nghe vậy tôi mới vỡ lẽ và đồng ý.

Cuộc đời không phải lúc nào cũng như mình định sẵn

Đương nhiên khi con trai tôi có lựa chọn lớn quyết định bước ngoặt tương lai của cuộc đời mình, tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều. Tuy nhiên, nếu tôi bắt con đi theo hướng mà con không thích, nhỡ con không tìm thấy lối thoát thì trách nhiệm rất lớn thuộc về người làm bố là tôi. Nhưng bằng

(*) Tên gọi đầy đủ là Kỳ thi sát hạch tư cách học đại học. Được tổ chức từnăm 1951, những thí sinh tựdo vì điều kiện kinh tế mà không thể học cấp ba có thể tham dự kỳ thi này để lấy tư cách vào học đại học

trách nhiệm với chính bản thân, vào kỳ nghỉ xuân, sau khi cân nhắc hướng đi cho mình, con trai tôi đã sang Mỹ theo học một trường dạy tiếng Anh. Trong khi học, cháu đã phát hiện ra một trường cấp ba dạy nghề về máy tính, có ký túc xá được trang bị đường dây điện thoại riêng cho mỗi phòng. Vậy là cháu đã vào học cấp ba tại ngôi trường đó.

Về phía vợ tôi, khi nhìn thấy đơn xin thôi học của con trai, quả thật cô ấy đã rất lo lắng. Thế nhưng, sau khi hai vợ chồng tâm sự, có vẻ như nỗi lo của cô ấy là không làm tròn trách nhiệm của một người vợ người mẹ, hơn là lo về sự lựa chọn của con trai mình. Nhưng rồi cô ấy cũng vững tâm khi tôi nói mọi chuyện đều ổn cả.

Lại chuyện về vợ tôi, khi cô ấy đang theo họv ở Học Viện âm nhạc New England, vì kết hôn với tôi mà cô ấy cũng đã bỏ học giữa chừng chuyển đến sống ở Nhật Bản. Một thời gian sau, cô ấy vào học ở Đại học Sophia và cũng được chuyển điểm một số môn học từ Học viện New England.

Ở Học viện âm nhạc ở Mỹ, cô ấy học thổi kèn Oboa (sáo dọc), nhưng ở Nhật không có nhạc viện dành cho người nước ngoài, vả lại nghĩ đến chuyện con cái sau này nên cô ấy đã vào học và tốt nghiệp tại khoa quốc tế học, chuyên ngành tâm lý trẻ thơ. Tính ra, trong khoảng thời gian đó cô ấy có 3 năm bỏ trống.

Tôi nghĩ chính con đường mà vợ và con trai tôi đi đều khá giống nhau, đúng là "Cuộc đời không phải lúc nào cũng như mình định sẵn .

Một phần của tài liệu Yêu thương không cấm đoán (Trang 69 - 74)