SỐNG SAO ĐỂ KHÔNG BAO GIỜ PHẢI HỐI TIẾC

Một phần của tài liệu Yêu thương không cấm đoán (Trang 113 - 118)

Bố tôi mất năm ông 74 tuổi. Khi ông còn sống, tôi đã làm cho

ông tất cả những việc trong khảnăng mình có thể.

Đưa bốcùng đi du lịch nước ngoài

Nhiều người thường hay than thở rằng, giá như lúc bố mẹ còn sống họ có thể dẫn ông bà đi chơi nhiều nơi, làm nhiều việc để báo hiếu hơn nữa. Riêng tôi, khi bố mất, tôi hoàn toàn không có những suy nghĩ như vậy. Bố tôi qua đời cách đây 10 năm, khi ông 74 tuổi.

Khi ông còn sống, tôi đã làm tất cả những việc trong khả năng mình có thể nên khi bố mất, tôi đã không hề khóc. Trong tôi chỉ có lòng biết ơn vô hạn đối với ông, người xuất thân từ hòn dảo Tsushima, Nagasaki xa xôi đến Tokyo lập nghiệp, ông tham gia chiến tranh và đã vô cùng vất vả để nuôi ba anh em tôi khôn lớn. Chính vì muốn ông được an nghỉ một cách thanh thản nên tôi không hề mang tâm trạng đau khổ. Có lẽ vì lúc đó tôi đã tự an ủi mình rằng, tuy số kiếp của bố tôi ngắn ngủi nhưng ông không hề có bất kì phiền muộn hay nuối tiếc nào.

Dòng họ bố tôi theo giáo phái Jodo Shinshu (Tịnh Độ Chân Tông), nhưng khi ông qua đời tâm trạng của tôi gần

giống như những bản nhạc cho lễ cầu siêu Requiem của Mozart. Vì vậy, thay cho Kinh Phật, tôi đã bật bản nhạc này để tưởng niệm ông. Những năm cuối đời, tôi để bố sống và làm theo những gì ông thích. Những khi đi du lịch nước ngoài, tôi đều dẫn ông cùng đi. Có một công ty du lịch tặng vé máy bay khứ hồi miễn phí cho 9 người đi Hawaii từ điểm thưởng tích luỹ, khi đó tôi còn dẫn theo cả họ hàng đến đó.

Ngay cả khi bố tôi đã 70 tuổi và vừa trải qua ca phẫu thuật u não, tôi cũng đưa ông cùng đi lặn với mình ở vùng biển Philippin. Bố tôi từng tham chiến ở vùng biển phía nam (phía Đông Việt Nam) nên trong khi chúng tôi lặn ngụp dưới biển, ông thường ngồi trầm ngâm nhìn xa về phía nam. Bố tôi rất yêu quý quê hương của mình nên dù chúng tôi đi đến đâu ông đều nói rằng cảnh vật trông thật giống Tsushima. Dù đó có là Hawaii, Philippin hay đảo Iseshima đi nữa. Nghe vậy đôi khi tôi cũng hơi chạnh lòng vì nghĩ rằng đã cố công đưa bố đến tận đây ngắm cảnh vậy mà bố lại không để ý... Nhưng rồi suy nghĩ đó nhanh chóng biến mất vì tôi hiểu rằng đó chỉ là cách biểu lộ niềm hạnh phúc của ông mà thôi. Một thời gian dài sau đó, bố tôi liên tục phải ra vào bệnh viện. Nhân một dịp được xuất viện ngắn ngày, tôi cũng đã cùng ông đi du lịch nước ngoài. Tôi nghĩ rằng, mình đã làm trọn tất cả những gì mà bố mong muốn.

Mẹ chắc đã chịu nhiều vất vảvì tôi

Mẹ tôi năm nay 78 tuổi. Tôi luôn ủng hộ và hỗ trợ bà làm bất cứ việc gì bà thích. Chính vì vậy, bà tham gia vào rất

nhiều các hoạt động khác nhau. Trong năm, một hoặc hai lần, bà cùng bạn bè đi ngao du bằng tàu biển, khi thì Bắc Âu, khi thì Địa Trung Hải, bà gần như đã đi hết mọi nơi trên thế giới. Bà lúc nào cũng nói đây là lần cuôi, là món quà cuối cùng trước khi xuống cõi âm, nhưng vừa mới năm ngoái thôi, bà đã có một chuyến hành trình đi đến vùng đất Alaska cùng những người bạn của mình. Tôi hay trêu bà ''Làm sao mẹ có thể mang nhiều quà xuống cõi âm như thế được?'', bà liền đáp lại rằng "Quà đã chất đây một xe tải rồi, chắc không thể mang thêm được nữa, xin lỗi con vì mẹ sống dai quá". Ngày nay, 78 tuổi đối với người Nhật chưa phải là thọ, tôi luôn mong bà khỏe mạnh và sống lâu thật lâu thêm nữa.

Mẹ tôi hay gửi cho tôi những bản copy các bài báo về tôi. Mẹ tôi sống riêng nên thỉnh thoảng tôi đi ăn cùng bà. Tôi không làm được những công việc nặng nhọc nên biếu bà tiền thuê người giúp việc. Vì sự tận tâm đó mà chị gái tôi thỉnh thoảng nói rằng chị cảm thấy rất ganh tị với mẹ.

Mẹ tôi đã tham gia hát giọng nữ cao trong dàn hợp xướng được một thời gian dài và tôi luôn ủng hộ bà hết mình trong hoạt động đó. Ngoài ra, khi thầy giáo dạy môn xé giấy của bà mở triển lãm tại New York, tôi cũng tặng bà một khoản tiền, nói vui là "tiền học bổng" để bà có thể tham gia cùng thầy. Dù là sở thích hay các hoạt động tình nguyện, cống hiến cho xã hội, tôi luôn mong bà tự xây dựng thế giới cho riêng mình, làm những gì mình thích để bà luôn cảm thấy thật hạnh phúc vì đã sống trên cõi đời này.

Bố mẹ tôi đã nuôi chúng tôi trong thời buổi chiến tranh, họ đã phải chịu không ít vất vả, cơ cực. Tôi không nhớ rõ về giai đoạn này cho lắm, gần đây chị gái tôi có xuất bản một cuốn sách với cái tên "Kenichi không đến trường", tôi mới biết sự thật đó. Những kỷ niệm không hay trong đời, đến nay tôi hầu như đã quên hết, nhưng chuyện tôi không đến trường khi còn học phổ thông và chuyện tôi đã được bố mẹ, thầy cô, bạn bè giúp đỡ như thế nào, tất cả đều được thể hiện rất rõ trong cuốn sách này.

Tôi nghĩ rằng bố mẹ tôi đã quá vất vả vì tôi luôn chống đối tất cả những gì thầy cô và bố mẹ nói. Những việc tôi làm không phải chỉ là vì muốn bù đắp lại cho những vất vả của mẹ, mà vì chính bản thân bà từng nói rằng, tuy có những lúc rất khổ sở với tôi nhưng cũng có rất nhiều chuyện khiến bà cảm thấy hạnh phúc. Và sự cân bằng đó đã giúp tôi trở thành một con người như mẹ tôi luôn mong muốn. Tôi rất biết ơn mẹ về những cảm xúc đó của bà, chính vì vậy tôi luôn muốn được là người động viên cổ vũ và khích lệ tinh thân cho ba.

Với vợ, tôi cũng quan tâm và cư xử như vậy. Khi cậu con trai thứ hai của chúng tôi đi Mỹ, nhà dư ra một căn phòng và vợ tôi nói muốn sư dụng căn phòng trống đó làm phòng làm việc cho riêng mình. Thật ra, trước đó cô ấy đã nói cần một phòng đọc riêng nhưng vì lũ trẻ nên không thể thực hiện được. Sau khi hỏi ý kiến và sở thích của vợ, tôi đã cùng cô ấy đi tham khảo, giúp cô ấy chọn mua đồ dùng cần

thiết. Khi con trai tôi về nước, nó đã rất bât ngờ và có vẻ không vừa ý. Tuy nhiên, phải nói rằng căn phòng thực sự rất đẹp.

Cứ như vậy, đối với bố, mẹ, vợ, hay các con, tôi đều cố gắng động viên và giúp họ thực hiện những gì họ mong muốn.

Một phần của tài liệu Yêu thương không cấm đoán (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)