GIA ĐÌNH LÀ KHỞI NGUỒN CỦA TẤT CẢ

Một phần của tài liệu Yêu thương không cấm đoán (Trang 126 - 131)

Nếu bạn không xây dựng được một gia đình mà bản thân

bạn thấy hài lòng thì chắc chắn đó chính là thất bại đầu tiên của vợ

chồng bạn. Kể cả bạn cố tựgây dựng được công ty riêng đi chăng

nữa thì đó cũng chỉ như một cái cây không có rễ, hoàn toàn vô

nghĩa mà thôi.

Rèn giũa ngay từ trong gia đình sẽ khiến chúng ta trưởng thành hơn

Ai cũng một lần duy nhất sống trên cõi đời, cũng chỉ một lần cùng nhau xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái. Với tôi, tôi không bao giờ nghĩ rằng mình có thể xây dựng thêm một gia đình khác ngoài gia đình tôi đang có.

Cá nhân tôi, tôi đã từng cho ra mắt rất nhiều tác phẩm, cũng từng mở công ty riêng. Thế nhưng, trong tất cả những thành quả tôi đạt được, với tôi, gia đình là thứ quan trọng nhất. Gia đình là điều cơ bản nhất, phản ánh tất cả giá trị quan của người xây dựng nên nó. Khi nền tảng gia đình không bền vững thì chúng ta sao có thể xây dựng đất nước cống hiến cho công ty hay giúp đỡ công ty của khách hàng được? Tôi nghĩ, nếu gia đình không êm ấm, nghĩa là giá trị bản thân của chúng ta đã bị phủ nhận về mọi mặt. Đôi khi

con cái cũng khiến chúng tôi phải bận tâm hay cũng có những lúc gia đình không được hòa hợp. Nhưng đối với tôi, cùng gia đình vượt qua khó khăn chính là cơ hội, thử thách để rèn luyện bản thân mình.

Tôi và vợ tôi không cùng quốc tịch, tôi là một người Nhật Bản và vợ tôi là một người Mỹ, chính vì vậy chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Hồi đầu, giữa chúng tôi chưa có sự ăn ý nên cả hai phải cùng nhau cố gắng nỗ lực hết mình.

Ví dụ, khi có bạn bè đến chơi nhà, vợ tôi hỏi người bạn đó có dùng trà không. Nếu họ trả lời chung chung, có phần mơ hồ không rõ ràng thì vợ tôi không biết phải ứng xử thế nào, bởi vợ tôi không thể hiểu được và đã buồn phiền rất nhiều. Giữa chúng tôi có nhiều khác biệt về văn hóa, về môi trường giáo dục, hay có những cái là thương thức đối với người này nhưng lại không phải đối với người kia... Tuy nhiên, nếu cho đó là cơ hội giúp bản thân trưởng thành hơn thì đó sẽ là cơ hội trưởng thành không chỉ trên từng khía cạnh mà trên cả bình diện lớn.

Tôi luôn cho rằng gia đình là khởi nguồn của tất cả. Nếu chúng ta không xây dựng được một gia đình khiến bản thân có thể hài lòng thì dù những phương diện khác có hoàn hảo đến đâu đi chăng nữa chúng ta cũng bị xem là kẻ thất bại. Kể cả bạn có một công ty riêng hay là tác giả có nhiều tác phẩm ăn khách thì mọi thứ cũng hoàn toàn vô nghĩa.

Vợ tôi cũng có cùng quan điểm coi trọng gia đình như tôi. Mỗi khi tranh luận với tôi, thường là cô ấy thua. Sau hơn

hai mươi năm kinh nghiệm đấu khẩu thua đó, giờ khi muốn nói gì đó với tôi, cô ấy viết thành một bức thư, đặt trên bàn và tạo ra mọi tình huống để bắt tôi đọc bằng được. Thư là một thứ rất đặc biệt, khi đã bắt đầu đọc thường bạn sẽ phải đọc cho đến hết. Khi trực tiếp đối đầu tranh luận, chỉ cần giữa chừng bị tôi phản bác rằng cách suy nghĩ của cô ấy hoàn toàn sai là vợ tôi như tắt tiếng. Để không lâm vào tình thế đó, cô ấy đã tự sáng tạo ra cách phản biện vô cùng thông minh này. Nhiều lần sau khi đọc những gì cô ấy viết, cuối cùng tôi cũng bị thuyết phục và phải thay đổi thái độ ngay lập tức. Kết quả đến nay, mọi vấn đề đều kết thúc với phần thắng nghiêng về cô ấy.

McKinsey có chi nhánh trên toàn thế giới nên tôi đã được quan sát rất nhiều gia đình khác nhau. Tôi nhận thấy rằng, ly hôn là tình trạng rất phổ biến ở tất cả các nước. Chỉ tính riêng nhóm giám đốc của McKinsey trên toàn thế giới, tôi quen biết khoảng 120 đến 130 người. Trong khoảng thời gian 20 năm qua có quá nửa trong số họ đã ly hôn. Những lúc như vậy tôi luôn nhiệt tình tư vấn giúp họ xem xét các vấn đề gia đình. Có thể nói, tôi gần như đã trở thành chuyên gia tư vấn hạnh phúc gia đình cho mọi người ở McKinsey khắp nơi trên thế giới. Không chỉ tư vấn cho những ông chồng, tôi còn gặp gỡ, lắng nghe những câu chuyện từ phía các bà vợ và tìm cách tháo gỡ các vấn đề giữa họ.

Tầm quan trọng của giá trịgia đình

Khi cuộc sống bắt đầu đầy đủ hơn thì tỉ lệ ly hôn cũng theo đó mà tăng lên. Ngay trong giới trí thức cũng có những người chỉ vì sự nhàm chán mà ly hôn, gia đình tan vỡ. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến con cái vì trẻ con chúng không thể tự chọn bố mẹ.

Tại sao lại có nhiều cặp vợ chồng ly hôn đến thế? Khi chúng ta nghĩ rằng điều đó là không thể thì tình hình càng có chiều hướng xấu đi. Dù phương Đông hay phương Tây, ở đâu cũng như vậy. Tôi đã thấy nhiều trường hợp và nhận ra rằng, những người trong cuộc đều thiếu nỗ lực trong việc cải thiện những vấn đề mình đang gặp phải. Ở Mỹ, trong số các cặp đã kết hôn có một nửa sẽ ly hôn. Tại Nhật Bản, tình trạng các cặp vợ chồng trên danh nghĩa rất nhiều, họ hầu như không hề trò chuyện với nhau, và đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Với tình hình đó, tôi nghĩ rằng phải chăng đây chính là lúc để chúng ta một lần nữa nhìn nhận lại gia đình như một giá trị cơ bản, nơi giúp bản thân, vợ chồng cũng như con cái chúng ta trưởng thành hơn.

Hiện nay ở Mỹ, người ta có xu hướng coi trọng các giá trị gia đình, chính tổng thống Bush (Cha) là người chủ trương nhấn mạnh vào vai trò và tầm quan trọng của nó. Qua hai đời tổng thống và ba nhiệm kỳ, tổng thống Bush cùng với tổng thống tiền nhiệm, Reagan, đều tập trung vào các giá trị cốt lõi đó. Đặc biệt, tổng thống Bush và vợ, bà Barbara đều là điển hình của cặp vợ chồng hòa thuận, hạnh

phúc. Tuy nhiên, đến thời tổng thống Clinton, về điểm này tôi luôn cảm thấy thiếu thuyết phục. Dù Bill và Hillary Clinton đều là những người thông minh nhưng họ quá thiên về lý trí. Tôi hoàn toàn không có sự đồng cảm nào với họ về mặt này.

Ở Nhật, các chính trị gia hầu như không coi trọng các giá trị gia đình. Tuy nhiên, khi các vấn đề có nguyên nhân bắt nguồn từ gia đình như việc con cái bỏ học hay bạo lực gia đình xảy ra, nếu không lấy gia đình là trọng tâm, làm sao chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề đó? Hay nếu giữa vợ chồng không có sự đồng thuận, làm sao chúng ta có thể giải quyết được các vấn đề của con cái?

Một phần của tài liệu Yêu thương không cấm đoán (Trang 126 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)