ÔNG BỐ NÓNG NẢY VÀ CẬU CON TRAI NHIỆT THÀNH

Một phần của tài liệu Yêu thương không cấm đoán (Trang 44 - 49)

CON TRAI NHIỆT THÀNH

Đối với những đứa trẻ, có một ông bố nóng nảy có lẽ là việc

chẳng dễ chịu gì. Bọn trẻ nhà tôi khi trở vềnhà sau một kỳ nghỉđã

nói rằng: "ước gì chúng ta có thêm kỳ nghỉ nữa mà không có bốđi

cùng".

Khuyết điểm của ông bố như tôi

Bản thân tôi thấy mình là người hiếu thắng ai đưa cho tôi cái gì là tôi cũng phải giải quyết bằng hết, nói một cách hình ảnh nếu để sẵn đĩa thức ăn trước mặt tôi thì bao giờ tôi cũng vét sạch sẽ. Ngay cả hồi đi học cũng vậy, mỗi lần cô giáo bảo "Bài tập về nhà đây, làm đi nhé" là tôi về nhà cắm đầu cắm cổ làm một hơi hết bài tập rồi mới đi chơi.

Lên cấp ba, tranh thủ mấy ngày nghỉ tết, tôi mang sách toán ra đọc hết. Sau đó, nghĩ mình đã hiểu hết toàn bộ những điều viết trong sách, tôi không thèm đi học nữa, có chăng chỉ vác mặt đến trường vào những ngày có bài kiểm tra mà thôi. Kỳ nghỉ hè cũng vậy, tôi làm hết sạch tất cả các bài tập rồi sau đó chỉ có chơi thôi.

Tôi thì như thế nhưng con tôi lại hoàn toàn ngược lại, bao giờ cũng để nước đến chân mới nhảy. Chẳng hạn có 200 đề luyện tập toán, nếu là tôi thì tôi sẽ làm hết một lèo, nhưng

các con tôi thì chỉ làm khoảng 3 đề đầu, rồi ngó thấy chúng tương tự các bài trước, thì sẽ ghi rằng 'Tương tự bài trên" và gấp sách lại không làm nữa. Kiểu học như vậy có một không hai, không giống ai cả.

Dù vậy, tôi khẳng định chắc chắn rằng thời còn đi học mình không phải là học sinh ưu tú. Ở trường thì cự cãi với bạn bè, về nhà thì nhấm nhằng với bố mẹ. Tôi đã ghét cái gì thì ghét cay ghét đắng nên tôi thường xuyên trốn học. Không chừng tôi bị liệt vào sổ đen và chẳng có trường nào muốn nhận một đứa học trò như tôi ấy chứ.

Những bài tập được giao trực tiếp thì tôi làm, nhưng giáo viên mà chỉ nhắc chung chung thì không bao giờ tôi nghe theo. Nếu cô nói "Em đừng đi học muộn đấy" là y như rằng hôm sau tôi đi muộn, hoặc cô nói "Lần sau em còn làm như thế nữa thi cô sẽ phạt đấy", nghĩ đằng nào cô cũng sẽ phạt nên hôm sau tôi lại bày trò khác bằng cách buộc một xô nước lên trên cửa ra vào. Tôi là học sinh không dễ dàng chịu khuất phục như vậy đấy.

Với trẻ con, bạn càng nói "Không được!" chúng lại càng thích làm tới. Rút kinh nghiệm từ bản thân lúc nhỏ, nên khi có con, tôi không bao giờ bắt ép hoặc cấm cản các con. Vì tôi nghĩ rằng mọi ngườ trong gia đình đều bình đẳng, bất kỳ thành viên nào cũng có cái tôi mạnh mẽ và điều đó cần được tôn trọng.

Theo như mọi người nhận xét thì đấy cũng chính là khuyết điểm của tôi. Đành rằng việc đối xử công bằng với

tất cả mọi người là điều tốt, nhưng như thế lại vô tình đánh đồng năng lực của mọi người ai cũng như mình. Nói một cách khác, tôi luôn đòi hỏi và yêu cầu cao ở tất cả mọi người. Tôi đánh giá người của hiệp hội Duy Tân hay người của công ty McKinsey ai cũng giống như tôi. Tôi cho rằng người mới vào làm hôm trước cũng giống như người đã làm 10 năm. Vì thế người làm 10 năm cằn nhằn tôi "Anh lúc nào cũng phàn nàn", còn người mới chân ướt chân ráo vào làm khi bị tôi mắng thì phản bác lại "Tôi mới vào làm sao đã biết được"

Cuốn sách đầu tay được tôi viết như thế nào?

Nói thế nào thì sự nghiêm khắc của tôi đối với những nhân viên mới cũng dựa trên những kinh nghiệm của chính bản thân tôi.

Ký ức trong tôi về những ngày mới bước chân vào công ty McKinsey đó là những tháng ngày khó khăn vất vả. Làm 9 năm ở lĩnh vực năng lượng hạt nhân, khi bước vào McKinsey - một lĩnh vực hoàn toàn khác, tôi phải nỗ lực hết sức mình để theo kịp công việc. Tôi làm việc suốt đêm, suốt cả những ngày nghỉ cuối tuần.

Tuy nhiên, với bản tính luôn cố hết sức mình trong lĩnh vực đang phải đối mặt, tôi tìm tòi đọc hết tất cả những tài liệu, báo cáo của McKinsey. Vì thế, chỉ trong vòng một năm, tôi đã hiểu về công ty cặn kẽ hơn cả những người đã vào làm trước đó.

Nhờ những gì học được trong một năm này, tôi đã viết cuốn sách "Tham mưu cho các doanh nghiệp khi vừa tròn 30 tuổi và thật bất ngờ khi nó trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất. Chữ "Kinh" trong "Kinh doanh" đối với tôi của một năm trước đó, còn chưa hiện rõ hình, vậy mà chi trong vòng một năm miệt mài học tập, nó đã chắp cánh cho tôi, chấp bút cùng tôi viết nên cuốn sách này.

Làm tư vấn viên có nghĩa là từ khi bạn bước vào làm cho đến cuối đời ba chữ này vẫn đi theo bạn. Vì thế nên trước đây tôi luôn nghĩ rằng nghề này chẳn đem lại thành tựu cũng như địa vị gì đáng kể. Tuy nhiên, trong hệ thống của McKinsey có các thứ bậc như "Chủ nhiệm" (Cổ đông), "Giám đốc" (Cổ đông cấp cao). Trong lịch sử của hệ thống McKinsey trên toàn thế giới, hiện tại chỉ có tôi và Henzler - môt lãnh đạo người Đức là hai người đạt đến vị trí cấp cao này trong thời gian ngắn nhất.

Tôi đã trở thành giám đốc chi nhánh công ty ở Nhật đầu tiên sau hàng loạt những giám đốc người Mỹ và trở thành thành viên của hội đồng quản trị vào năm 1979. Thường thì sẽ mất tầm khoảng từ 15 -16 năm để trở thành thành viên của hội đồng quản trị nhưng tôi chỉ mất vỏn vẹn 6 năm.

Cha mẹ sinh con, trời sinh tính

Tính tôi hễ được giao việc gì cần làm là tôi dứt khoát phải làm ngay. Tính cách này từ nhỏ đến lớn không hề thay đổi, nên dù đến ngần này tuổi, tôi vẫn luôn như một học

sinh chăm chỉ nghiêm túc, năm nào cũng tự đặt cho mình một hai đề tài nào đó mà minh nên học và nghiên cứu nó một cách thâu đáo

Con trai tôi cũng có cái tôi rất mạnh nhưng đứng trước những tình huống mang tính thử thách thì chúng lại không mấy quan tâm. Chúng khác tôi là chỉ quan tâm đến những gì chúng thích và muốn làm, đặc biệt chúng dành hầu hết thời gian và đam mê cho máy tính hay game. Tôi nghĩ, trong ký ức của chúng, thật không dễ chịu tí nào khi có một người bố như tôi.

Ngay cả khi đi nghỉ mát cùng nhau, vừa đến nơi, ngay lập tức tôi thúc giục mọi người ra đi ca nô, rồi ngày tiếp theo thì đi lướt ván tốc độ, tiếp nữa là câu cá... cứ thế tôi quyết định hết tất cả kế hoạch đi đâu làm gì của cả nhà. Đi trượt tuyết thì cũng mải miết trượt suốt từ sáng đến tối. Kết thúc kỳ nghỉ, ai nấy đều mệt rũ cả ra, các con tôi càu nhàu "Chúng con muốn có thêm một kỳ nghỉ nữa, nhưng bố nhất định không được đi cùng".

Mà không chỉ các con tôi nghĩ vậy, ngay cả bạn bè, người thân, những ai đi cùng chúng tôi trong kỳ nghỉ cũng có chung tâm trạng ấy. Nhiều khi bọn trẻ nói với tôi "Giữa chừng cũng phải nghỉ một hôm chứ ạ" hoặc "Hôm nay chúng con muốn nghỉ ngơi nên bố cứ đi một mình đi ạ".

Một phần của tài liệu Yêu thương không cấm đoán (Trang 44 - 49)