ĐỜI NGƯỜI LÀM ỘT "FINAL FANTASY"

Một phần của tài liệu Yêu thương không cấm đoán (Trang 60 - 67)

Dẫu đây có là suy nghĩ của sốít đi chăng nữa thì qua những

gì mà tôi đã được tận mắt chứng kiến tôi vẫn khẳng định rằng đời

người là một Final Fantasy. Bởi vì trên thực tế, khi bạn bước lên

từng nấc thang của cuộc đời, thì với mỗi nấc thang tương ứng sẽ

mở ra một vện mệnh hoàn toàn mới.

"Thang điểm tiêu chuẩn" sẽ làm thui chột năng lực

của con bạn

Trong các game đã biết, tôi thích "Final Fantasy". Tại sao ư? Bởi, mỗi màn chơi trong trò này lại mở ra một số phận hoàn toàn khác.

Cho tới tận bây giờ khi chơi trò này tôi vẫn còn khá lúng túng, mỗi lần chuyển màn một vận mệnh mới lại được mở ra, khi chuyển sang màn chơi khác một số phận mới lại xuất hiện. Có thể nói, điều này rất sát với thực tế cuộc sống. Không được phép từ bỏ, bởi nếu bạn vượt qua được mỗi nấc thang của cuộc đời mình, chúng sẽ dẫn bạn đến con đường của những hi vọng mới.

Ngay từ đầu, thành tích của bạn ở trường học, hay việc bạn ngoan ngoãn nghe lời thầy cô, hay nhà bạn giàu có... tất

cả đều không can hệ gì đến số phận của bạn cả. Số phận của bạn có thể thay đổi trong tích tắc tùy vào những sự kiện xảy ra không báo trước trong cuộc đời bạn.

Tuy nhiên, hiện nay giáo dục nhà trường đang "cố gắng" cắt bỏ phần khác biệt trong khả năng riêng của từng đứa trẻ ngay từ khi các cháu còn rất nhỏ bằng "Thang điểm tiêu chuẩn". Nói một cách khác, giáo dục Nhật Bản đã gạt bỏ những khả năng vô hạn sẽ thay đổi qua từng chặng đường đời của mỗi cá thể, mà sử dụng "Thang điểm tiêu chuẩn" để áp đặt cho lũ trẻ rằng "Chỗ này là chỗ phù hợp với khả năng của con".

Đây quả thật là một chế độ giáo dục áp đặt, áp đặt giá trị quan của mỗi người đối với cuộc đời ngay từ khi học tiểu học. Nếu cứ ngoan ngoãn nghe theo sự sắp đặt đó, sẽ không bao giờ có những người biết phấn đấu, cũng chẳng có một đất nước biết vươn lên.

Tuy nhiên, việc thực hiện xếp loại theo "Thang điểm tiêu chuẩn" qua 2 hay 3 bài kiểm tra mỗi năm ngay từ bậc tiểu học đã khiến bọn trẻ chỉ còn một lựa chọn hoặc chấp nhận, hoặc phản kháng lại sự áp đặt đó. Những học sinh ngoan ngoãn tuân theo thì sẽ đỗ vào Đại học Tokyo, ra trường vào làm ở Bộ Tài chính. Hoặc giả, năng lực có hạn chỉ vào được mấy trường hạng trung thì các em cũng vẫn sống vui vẻ an phận, một năm lấy phép đôi ba lần đi du lịch và tự thỏa mãn với cuộc sống trong căn nhà chật hẹp của mình.

Những học sinh phản kháng lại sự áp đặt sẽ gia nhập vào các nhóm đua xe tốc độ, sẽ ca thán "Trường học là cái quái gì mà chán thế". Rồi bằng cách nào đó các em vẫn tốt nghiệp ra trường, vẫn tiếp tục sống và nhìn đời bằng con mắt lệch lạc, giết thời gian bằng mấy tờ báo thể thao hoặc sa vào cờ bạc, gặp một cô gái dễ thương hợp nhãn nào đó rồi cưới.

Cứ như vậy, ngày nay trên đất nước Nhật tồn tại hai thái cực đối kháng với việc học hanh, cả hai nhóm ấy đều không thể cùng nhau chung tay góp sức xây dựng nên một xã hội, một đất nước tốt đẹp hơn được.

Không ai biết khả năng của con người sẽ được bộc lộ ởđâu và vào lúc nào

Chính những học sinh ưu tú lại là những người dẫn dắt nền kinh tế - chính trị nước Nhật rơi vào tình trạng lung lay tan vỡ. Ngày nay tiếng nói đòi thay thế, đòi tự mình làm chủ không còn nữa bởi người dân đã mất hết kiên nhẫn, mất hết lòng tin vào chính trị, nỗi thờ ơ, vô cảm tiếp tục kéo dài.

Chính cách giáo dục con trẻ trong nhà trường đã sản sinh ra thái độ bàng quan, hờ hững của người Nhật ngày nay. Và điều đó chẳng khác gì chiếc van an toàn có tác dụng

ngăn không để xảy ra những sự kiện như Đại giảng đường Yasudar(*)) trước đó.

Vậy thì cuộc đời của mỗi người sẽ ra sao? Giá trị bản thân của mỗi người từ bé đã bị áp đặt bằng "Thang điểm tiêu chuẩn", riêng điểm này cần được thay đổi càng sớm càng tốt. Bởi năng lực của con người không phải là thứ có thể đánh giá một cách đơn giản được. Có những đứa trẻ, thành tích ở trường rất tồi nhưng lại có khả năng đặc biệt trong lĩnh vực khác. Con người không chỉ hoặc tốt hoặc xấu cả, và ai cũng mang trong mình rất nhiều khả năng khác nhau, vấn đề là tài năng ấy, khả năng ấy sẽ được bộc lộ ra vào lúc nào và ở đâu mà thôi.

Có những người chỉ tiếp thu kiến thức thông sách báo mà còn nói hay hơn cả những nhà phân tích kinh tế bằng cấp đầy mình. Một lần đi taxi, tôi có dịp được nói chuyện với một anh tài xế am hiểu, biết cách phân tích đánh giá rất logic và thuyết phục hơn cả những tờ báo uy tín hàng đầu về tình hình chính trị hiện hành của Nhật. Từ những chuyện như vậy, tôi nhận ra rằng việc áp đặt giá trị của một con người

(*) Sự kiện Đại giảng đường Yasuda: Tháng 1/1969, sinh viên Đại học Tokyo tập hợp gây bạo động đòi quyền dân chủ, họchiem giữ và cố thủ trong đại giảng đường Yasuda thuộc khuon vien Đại học Tokyo. Sau đó, chính quyền phải điều 8.500 cảnh sát đến trấn áp. Đây được coi là sự kiện mởđầu cho cái kết của kỷnguyên bạo học đường tại Nhật Bản.

chỉ thông qua thời kỳ anh ta cắp sách đến trường là một kiểu đánh giá vô cùng lệch lạc.

Tóm lại, tôi cực lực phản đối cách đánh giá con người qua kết quả những bài kiểm tra trong trường học. Thầy cô giáo và bố mẹ luôn miệng nói với các con "Bây giờ mà không chịu học thì sau này khổ lắm. Những gì các con học bây giờ sẽ là tương lai của các con mai sau". Tuy nhiên, tôi cho rằng đó là những suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Giả sử, nếu bây giờ các con của bạn chưa thật sự muốn đi học, bạn hãy thử khuyên cháu thế này xem sao: “Con cứ đi du lịch đây đó khoảng 1 năm xem. Ở Nhật bây giờ cũng không chết đói được đâu, nên bố mẹ nghĩ hay con cứ xin vào làm bán thời gian ở mấy cửa hàng thức ăn nhanh, vừa làm vừa đi vòng quanh đất nước cũng ổn đấy. Sau đó, nếu thấy muốn học tiếp thì quay trở về".

Có thể khi nghe những điều này bạn sẽ cảm thấy hơi ngỡ ngàng, nhưng tôi cho rằng đây là cách sống đúng đắn cho sau này. Bởi lẽ, thật ra cũng không cố ông bố bà mẹ nào có thể biết trước được tương lai của chính mình hay của con mình cả.

Học trường đỉnh, làm chỗ tốt không có nghĩa cuộc đời

sẽ hạnh phúc

Ví dụ, năm ngoái có 6 người trúng cổ phiếu chứng khoán thu về khoảng 60 tỷ yên mỗi người. Cả 6 người này đều có một thời tuổi trẻ cơ cực. Trông họ cũng không có gì nổi bật, phong thái rất bình thường, cũng không phải là mẫu

người cuốn hút, không xuất thân từ trường học danh giá, không hề làm việc ở một công ty nổi tiếng. Thế nhưng đấy lại trở thành những điều may mắn đối với họ.

Mùa hè năm ngoái, tôi đi nghỉ khoảng 1 tuần ở Cairns, Úc. Trong số những du khách Nhật tôi gặp ở đó, hầu hết những người ở trên 3 ngày 2 đêm là dân kinh doanh hoặc dân làm nghề tự do, chẳng thấy ai là dân văn phòng cả. Dân văn phòng dẫn cả gia đình đi du lịch thì lại càng rất hiếm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau đấy, tôi có gặp một đoàn khách ở đó, hỏi ra mới biết họ là những nhân viên ưu tú được cử đi công tác kết hợp nghỉ mát. Nhưng thật tình mà nói đi một nhóm toàn nam giới chẳng phù hợp gì với một nơi nghỉ dưỡng như thế này hết. Ngoài ra, trong tất cả những người Nhật đang đi du lịch ở đó không có một ai đến từ các công ty nổi tiếng như Toyota cả. Toyota, Nissan, Toshiba, Hitachi là các tập đoàn rất nổi tiếng nhưng một khi đã vào làm việc ở một trong những nơi ấy thì suốt ngày các bạn chỉ có thể nghĩ đến thành tích, thành tích, mãi đến khi về hưu may ra bạn mới có được ngày nghỉ dài dành cho riêng mình. Bên cạnh đó, tình hình xã hội bây giờ đã thay đổi, nhiều công ty trước đây thuộc top đầu nay cũng đang khủng hoảng, ngay cả các ngân hàng cũng không phải là nơi trông chờ được.

Tôi không có ý cổ súy cho việc tự kinh doanh, nhưng như các bạn thấy đấy, cho đến thời diêm này, hầu hết các ông bố bà mẹ đều nhất mực tin rằng "Học trường tốt sẽ vào được công ty tốt và luôn dạy con mình đi theo con đường

như thế. Trường học cũng dựa vào tiêu chí đó mà giáo dục học sinh. Cứ đà này, có lẽ chẳng cần hình dung cũng biết tương lai 30 năm sau của bọn trẻ sẽ như thế nào.

Một phần của tài liệu Yêu thương không cấm đoán (Trang 60 - 67)