Để hỗ trợ cho cuộc sống, để nó tự do nhưng tự mở ra chính nó, đó là nhiệm vụ cơ bản của các nhà giáo dục. -Maria Montessori
Lựa chọn đồ chơi
Khi chọn một đồ chơi cho trẻ, tưởng tượng trẻ sẽ làm gì với nó. Liệu nó có gợi ra những hoạt động có mục đích? Ra quyết định? Trí tưởng tượng? Nó sẽ lôi kéo trẻ chơi trong bao lâu? Nó có khuyến khích trẻ khám phá, suy nghĩ, và dành nhiều thời gian? Có rất nhiều đồ chơi đẹp bằng gỗ hoặc vải giàu trí tưởng tượng
tuyệt vời dành cho trẻ em nhưng cái thiếu ở đây là đồ chơi có mục đích. Những đồ chơi đặt nền tảng cho các việc phong phú hơn, giàu trí tưởng tượng hơn.
Trí tưởng tượng là một công cụ tuyệt vời của con người, nhưng nó không thể được tạo ra từ hư không. Trí tưởng tượng sáng tạo dựa trên, và liên quan trực tiếp tới cảm nhận giác quan trong thế giới thực. Một trí tưởng tượng phong phú giúp một người hình dung ra một giải pháp (ví dụ ghép một bức ghép hình) và làm việc hướng tới nó. Trẻ có càng nhiều trải nghiệm với các hoạt động có mục đích thật và giải quyết vấn đề, thì trí tưởng tượng của trẻ càng hữu ích, sáng tạo và hiệu quả.
Trò chơi lắp ghép một bộ búp bê Nga Matreshka với nhau là một hoạt động yêu thích trong cộng đồng trẻ sơ sinh này ở Moscow, và ngồi nhà của người Tây Tạng này.
Hãy tìm đồ chơi mà có một chút thách thức, có mục đích, có khởi đầu, và có kết thúc, và kết quả đúng của hoạt động được thể hiện ngay trên đồ chơi. Ví dụ khi đứa trẻ đã lấy tất cả các đĩa trong hộp đựng đĩa, trẻ đã hoàn thành một chu kỳ hoạt động, cảm thấy rất hài lòng, và thường là sẵn sàng để lặp lại hoạt động nhiều lần. Phối hợp mắt-tay được phát triển khi trẻ có thể nhìn thấy bằng mắt mối quan hệ giữa các đồ chơi theo đúng cách, ví dụ như một khối lập phương trong một lỗ vuông và một hình cầu trong một lỗ tròn. Không có điều gì là nhỏ cho một đứa trẻ học cách chỉ đạo các cơ bắp của mình để làm những gì mắt thấy là nên làm. Và thách thức của hoạt động này giúp trẻ phát triển sự phối hợp và tập trung. Tất cả điều này phải được xem xét khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ ở giai đoạn phát triển này.
Việc sử dụng gỗ thay vì nhựa sẽ giúp đứa trẻ đánh giá cao thế giới tự nhiên, màu sắc, sự chuyể màu và các vân gỗ, và trọng lượng khác nhau của đồ chơi bằng gỗ trong một loạt các kích cỡ và mật độ. Chất lượng thể hiện một sự tôn trọng đối với trẻ và dạy trẻ tôn trọng đồ đạc. Vẻ đẹp và độ bền là quan trọng ở tất cả các lứa tuổi vì thị hiếu của trẻ được hình thành vào thời điểm này của cuộc đời. Những người học cách sống với thái độ trân trọng cái đẹp từ nhỏ có
thể dễ dàng tạo ra một ngôi nhà đẹp, và có lẽ là một thế giới đẹp, khi chúng lớn lên.
Tổ chức và luân chuyển đồ chơi
Đồ chơi nên được cất ở nơi gia đình sinh hoạt, không chỉ trong phòng của trẻ. Rổ đồ chơi lớn truyền thống, hỗn độn, nơi các mảnh đồ chơi có thể bị thất lạc và đồ chơi có thể không được tìm thấy là không tốt cho một đứa trẻ ở độ tuổi này vì chúng có một ý thức mạnh mẽ về trật tự. Kệ sẽ tốt hơn vì đồ chơi luôn được giữ ở cùng một chỗ. Sự trật tự trong môi trường tạo ra một cảm giác an toàn trong trẻ, và tin tưởng vào môi trường. Giỏ, khay, hoặc hộp nhỏ xếp ngay ngắn trên kệ thấp có thể rất có ích trong việc tạo ra sự trật tự này.
Hãy quan sát trẻ xem những đồ chơi nào trẻ hay chơi nhất và những đồ chơi nào chỉ được nâng lên rồi bỏ xuống và bị quên lãng. Cố gắng giữ số lượng đồ chơi sao cho có thể được bày gọn gàng và không quá nhiều trong giỏ, trên kệ.
Học cách cất đồ chơi đi
Hạn chế số lượng đồ chơi tại bất kỳ thời điểm nào, và có một vị trí cố định cho mỗi món đồ chơi, giúp nhiệm vụ dạy trẻ cất đồ chơi đi. Nhưng quan trọng nhất là tấm gương của những người khác trong môi trường. Nếu người lớn cẩn thận và liên tục đặt các mảnh ghép hình hay đồ chơi trở lại giá, với niềm vui, trước mặt trẻ, trẻ cuối cùng sẽ bắt chước hoạt động này. Đôi khi "cất" vào giỏ là trò chơi thú vị nhất ở độ tuổi này.
Trong một cộng đồng trẻ sơ sinh Montessori bài học này dễ thực hiện hơn nhiều so với ở nhà, nơi các bậc cha mẹ phải tập trung vào quá nhiều việc cùng một lúc, trong khi công việc của giáo viên chỉ là làm mẫu cho trẻ trong suốt cả ngày. Cô sẽ liên tục cất đồ chơi, cẩn thận, từ từ, và khi trẻ trở ý thức được điều này, trẻ sẽ tự nhiên muốn học cách làm việc này, cũng giống như trẻ muốn học tất cả mọi thứ khác người lớn làm.
Sẽ dễ dàng hơn nhiều để hình thành thói quen cất đồ chơi đi, ngay sau khi dùng xong, và trước khi lấy một món đồ chơi khác ra, khi đó vị trí của đồ chơi là rất rõ ràng ở trên kệ, mỗi đồ chơi có một "chỗ". Sẽ rất khó khăn nếu tất cả các đồ chơi đang được chơi với cùng một lúc, và tất cả các kệ đều trống rỗng, vì vậy nó giúp trẻ có được thói quen cất đồ chơi đi trước lấy một thứ khác ra - một lần nữa, người lớn làm điều này và cuối cùng trẻ sẽ bắt chước. Phụ huynh có thể chơi trò “cất đồ chơi” thay vì nghĩ rằng nó là một việc vặt khó chịu. Với trẻ nhỏ, chúng ta không thể mong đợi kết quả ngay lập tức; điều này cần có thời gian và rất nhiều sự lặp đi lặp lại.
Tôn trọng sự tập trung
Một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm cho một đứa trẻ là phải tôn trọng sự tập trung của trẻ. Khi đứa trẻ làm một cái gì đó an toàn và có mục đích (một hoạt động đòi hỏi nỗ lực của cả tâm trí và cơ thể- không xem TV!) thì việc này được xem là một công việc quan trọng, phải được tôn trọng và bảo vệ - được nuôi dưỡng. Yếu tố thiết yếu đầu tiên cho sự phát triển của trẻ là sự tập trung. Nó tạo cơ sở cho tính cách và hành vi xã hội của trẻ. Khen ngợi, giúp đỡ, hoặc thậm chí là một cái nhìn, có thể là đủ để ngắt quãng trẻ, hoặc phá hủy hoạt động. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng điều này có thể xảy ra ngay cả khi đứa trẻ chỉ đơn thuần nhận thức rằng mình bị theo dõi. Ngay cả chúng ta cũng đôi khi cảm thấy không thể tiếp tục làm việc nếu có người đến để xem chúng ta đang làm gì.
Kỹ năng của giáo viên (và cha mẹ) trong việc không can thiệp cần được thực hành, giống như mọi thứ khác, nhưng nó không bao giờ đến một cách dễ dàng. Chúng tôi có thể khuyên gì các bà mẹ? Con cái của họ cần phải làm một việc thú vị: không nên được giúp đỡ khi không cần thiết, cũng như không bị gián đoạn, một khi trẻ đã bắt đầu làm một cái gì đó thông minh. -Maria Montessori
Xâu chuỗi hạt là một hoạt động yêu thích, hạt đầu tiên và sau đó, trong một môi trường được giám sát một cách cẩn thận bởi người lớn, những hạt nhỏ.
Quan sát bằng mắt và kiểm soát tay – mắt
Điều đặc biệt của tay người: sự đối lập giữa ngón tay cái và ngón tay còn lại khiến tay có thể thực hiện các động tác cực kỳ tinh tế đã làm nên văn hóa loài người từ kiến trúc đến văn bản, âm nhạc và rất mở trong cách sử dụng. Cả hai đều là sáng tạo. Nhưng đó cũng là một thách thức để tìm đồ chơi mà có cách sử dụng chính xác. Trẻ em thích thú khi biết cách dùng chính xác đồ chơi với các quy trình cụ thể, giống như cách trẻ tự hào khi học sử dụng dụng cụ làm gỗ, hay một nhạc cụ, hoặc các bước nấu ăn hay trong việc giải quyết vô số các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày .
Qua kinh nghiệm ban đầu với đồ chơi như xếp hình, trẻ có thể phát triển nhiều kỹ năng hữu ích: cầm đồ vật, điều chỉnh, hoàn thành một chu kỳ hoạt động, thực hiện các bước hợp lý theo thứ tự, giải quyết vấn đề. Trong đồ chơi có sẵn sự kiểm soát lỗi để trẻ có thể tự đánh giá mà không cần sự giúp đỡ của người khác, nếu công việc đã được thực hiện một cách chính xác. Đây là hoạt động tinh thần ở mức cao. Và các bước đã được bố trí hợp lý: nắm núm, nhấc từng mảnh ghép ra và đặt chúng trên bàn. Nắm từng núm một lần nữa và đặt chính xác vào khung.
Điều này khiến trẻ vô cùng thỏa mãn, về cả tinh thần và thể chất, và trẻ sẽ thường xuyên lặp đi lặp lại các hoạt động tương, đôi khi đến hai mươi lần, và sau đó thở phào hài lòng khi hoàn tất. Chúng ta không biết điều gì xảy ra trong tâm trí của trẻ vào những lúc này, nhưng chúng ta biết rằng điều này quan trọng và không nên bị gián đoạn.
Với tốt đồ chơi ghép hình hợp lý, trẻ học cách sử dụng cơ thể dưới sự chỉ đạo của ý chí, để tập trung, để thực hiện một kế hoạch, theo dõi một luồng tư tưởng, và lặp lại và hoàn hảo. Đây là nền tảng của sự sáng tạo. Trong việc lựa chọn một bộ ghép hình có một số yếu tố cần nhớ. Không chỉ xem xét độ bền, độ an toàn, chất lượng và vẻ đẹp, mà còn xem khả năngthu hút trẻ trong bao lâu (công việc quan trọng). Bộ xếp hình có núm có thể đưa ra nhiều bước để làm chủ dần dần, đưa các bộ xếo hình với hình dạng đơn giản là cách bắt đầu
tốtnhất. Bộ xếp hình hai mảnh giới thiệu một thách thức mới và dẫn dắt trẻ dần dần vào các bộ nhiều mảnh hơn và khó khăn hơn khi trẻ lớn lên. Các ví dụ khác bao gồm khay phân loại, đồ chơi may, hộp phân loại hình dạng, bảng móc khóa, xếp chồng khối, xâu hạt, khay gỗ bu lông và đai ốc, hộp khóa, xe ba bánh đầu tiên hoặc xe đạp. Học sử dụng đúng những điều này là cơ sở của sự sáng tạo.
Đồ chơi kết thúc mở
Với đồ chơi kết thúc mở như các khối xây dựng, một trẻ sẽ áp dụng các năng lực thể chất và tinh thần mà đã học từ các đồ chơi khác, để thể hiện suy nghĩ riêng của mình. Trẻ sẽ xử lý và hồi tưởng lại những kinh nghiệm, ví dụ như khi chơi với búp bê hay các mô hình động vật. Chất lượng và sự đa dạng của đồ chơi kết thúc mở, giàu trí tưởng tượng phụ thuộc vào chất lượng và sự đa dạng của kinh nghiệm trong thế giới hiện thực.
Điều quan trọng nhất để xem xét là sự hứng thú của trẻ đối với công việc, vì thông qua sự thích thú với công việc mà trẻ sẽ lặp lại, tập trung, và phát triển.
3 1-3 tuổi: âm nhạc
Dạy trẻ nhịp điệu bằng cách nhảy múa theo nhạc, và sau đó bằng cách đánh trống.
Nhảy múa và ca hát
Nếu bạn có thể đi bộ, bạn có thể nhảy. Nếu bạn có thể nói, bạn có thể hát. -Zimbabwe Proverb
Mọi người đều có một hứng thú bẩm sinh để hát, nhảy múa, tạo ra âm nhạc, và nếu chúng ta cung cấp điều này cho trẻ mỗi ngày, và tham gia vào, nó có thể giúp chúng ta. Khi đứa cháu đầu tiên của chúng tôi được một vài tuần tuổi, con trai của chúng tôi, là một nhạc sĩ, làm một bản thu đặc biệt cho cô ngủ nghe trong những giấc ngủ ngắn từ các nước khác nhau trên thế giới: tiếng trống châu Phi, salsa, v...v... Sau đó, anh ôm cô ấy và nhảy múa với cô theo nhịp điệu đặc biệt của bản nhạc để cô có thể cảm nhận được nhịp điệu trong cơ thể cô. Cô là đứa cháu đầu tiên tham gia đánh trống trong buổi tối âm nhạc gia đình
của chúng tôi sau đó và đã làm rất tốt khi nghe các giai điệu và khớp chúng với trống. Cô đã trở thành một vũ công giỏi, và có ai biết liệu điều này có bắt đầu từ băng nhạc bố đã thu và nhảy múa. Con tôi đã làm điều tương tự với tất cả các cháu gái và cháu trai của tôi.
Để giúp xây dựng một khả năng cảm nhận tốt về âm nhạc, điều quan trọng là loại bỏ âm thanh nền khi chơi hoặc nghe nhạc; mặc dù người lớn có thể loại nó ra, một đứa trẻ ở độ tuổi này không thể; trẻ nghe tất cả mọi thứ. Thị hiếu âm nhạc của trẻ được hình thành rất sớm, vì vậy sẽ là một món quà cho trẻ nếu cho trẻ nghe tất cả các loại âm nhạc và xem biểu diễn trực tiếp mỗi khi có thể.
Người lớn không cần một giọng hát tuyệt vời để làm mẫu hát cho trẻ - chỉ cần một vài bài hát ngắn ở bất kỳ thời gian nào trong ngày, trẻ sẽ tham gia khi nào trẻ muốn. Ca hát là liều thuốc bổ cho toàn bộ cơ thể, và giúp thực hành ngôn ngữ - từ vựng và các cụm từ mà không thường xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày.
Một mô hình hệ thống giáo dục mới sẽ không xuất hiện cho đến khi chúng ta xem xét một cách nghiêm túc để nhìn nhận thực tế là chúng ta có một hai tâm trí. Trẻ em ở mọi lứa tuổi phải được cung cấp một kinh nghiệm cân bằng của lời nói và tư duy trực quan để giúp phát triển những tiềm năng to lớn của tâm trí con người. Các kết quả thu được sẽ không chỉ bao gồm các hoạt động tốt hơn của não mà còn hạnh phúc hơn trong cuộc sống cá nhân và xã hội.
Trong giáo dục phương Tây, chúng ta có xu hướng phân tách chúng, bởi vì nhiều năng lực của bán cầu não phải (trực quan) không được đánh giá cao trong nền văn minh của chúng ta. Vì vậy, từ khi còn rất trẻ, trẻ em học cách không thể hiện hoàn toàn bản thân với bán cầu não phải bởi vì họ đã không được khuyến khích để hoạt động cơ thể - khiêu vũ hay ca hát, vẽ ... tất cả các hoạt động nghệ thuật.
Tuy nhiên, trong các nền văn minh phương Đông, sự nhấn mạnh có xu hướng được trao cho các phần trực quan của não; bán cầu hợp lý được coi là không thích hợp trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. Nó là một nguồn hy
vọng lớn cho tương lai của chúng ta rằng con người tiên tiến nhất của cả hai nền văn hóa được thống nhất trong nhận thức rằng chúng ta cần nhau để trở nên hoàn chỉnh và chúng ta có rất nhiều thứ để chia sẻ. -Silvana Montanaro
Dụng cụ gõ và các nhạc cụ khác
Ở lứa tuổi này, chúng ta không thể đưa ra quá nhiều thứ cho trẻ học theo cách của chữ và hình ảnh. Có một số đĩa CD chứa các bài hát hay, kịch rối tay, nhạc và múa được làm cho trẻ em. Nếu có một máy nghe đĩa CD mà trẻ có thể tự bật, bạn có thể gắn nhãn của đĩa CD với một hình ảnh, ảnh một chiếc đàn violin cho đĩa nhạc violin, v...v... Nếu bạn có kế hoạch đưa nhạc của Suzuki thì đây là lúc bắt vì giống như ngôn ngữ, đầu tiên là nghe và sau đó mới thể hiện ra, âm nhạc Suzuki cũng như vậy; nó được gọi là hệ thống "tiếng mẹ đẻ" của âm nhạc học. Đây cũng là thời điểm mà các con có thể học tên của các nhạc cụ cổ điển và dân gian. Trước tiên hãy thử cho trẻ thấy một nhạc cụ thật và một hình