Kết thúc năm đầu tiên: sựphát triển cá nhân và sự tự trọng

Một phần của tài liệu Tuổi thơ đầy niềm vui (Trang 31 - 41)

đứa trẻ.

5 Kết thúc năm đầu tiên: sự phát triển cá nhân và sự tự trọng trọng

Mỗi đứa trẻ có kế hoạch phát triển của riêng mình. Di chuyển tự do nghĩa là có thể di chuyển cơ thể mà không cần sự hỗ trợ từ người khác, chẳng hạn như đi bộ, ghế đung đưa, và võng - để có thể di chuyển theo khả năng phát triển, từng bước học cách tiếp cận và nắm bắt, lật, bò, ngồi lên, và bám đúng lên để và đi bộ.

Ở độ tuổi này, một đứa trẻ có thể thích làm việc với sự phối hợp giữa mắt và tay, một trẻ khác tập trung vào tạo ra âm thanh, một trẻ thích bám đứng hoặc cố gắng để di chuyển. Một đứa trẻ thích được ngồi và ăn uống tại bàn trong một số thời điểm và những lúc khác thì thích bú. Một đứa trẻ sẽ thích ngồi bô để đi tiểu và trẻ khác đơn giản là không quan tâm. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là hỗ trợ di chuyển tự do, cung cấp các mẫu ngôn ngữ tốt nhất, và sau đó xem, nghe, tôn trọng, hỗ trợ, và đứng sang một bên.

Chắc chắn có một mối quan hệ giữa phản ứng của chúng ta đối với những nỗ lực của trẻ và sự phát triển sự tự tin và tự trọng của trẻ. Có bao nhiêu người trong chúng ta sẽ “yêu thương bản thân mình” nếu những nỗ lực của chúng ta được trân trọng khi còn nhỏ?

Hai năm đầu tiên của cuộc đời là quan trọng nhất.

Các quan sát đã chứng minh rằng trẻ nhỏ được trời phú cho sức mạnh tâm linh đặc biệt, và dẫn đến cách thức nuôi dạy trẻ mới, theo đúng nghĩa đen là“giáo dục bằng cách hợp tác với tự nhiên”. Vì vậy, ở đây bắt đầu một con đường mới, trong đó sẽ không phải là giáo viên dạy trẻ, mà là trẻ dạy giáo viên - Maria Montessori

Hỗ trợ để hình thành sự tự nhận thức tốt về bản thân

Trong khóa đào tạo “Hỗ trợ cho trẻ sơ sinh”, tôi đã dành một lượng thời gian để quan sát các em bé trong một bệnh viện nhi cho những trẻ có vấn đề nghiêm trọng. Đội ngũ nhân viên đặc biệt có năng lực và tình yêu thương, nhưng có hai tình huống nổi bật giúp tôi hiểu về sự phát triển sự tự tin và tự trọng của trẻ.

Sự việc đầu tiên là một y tá đang chuẩn bị thay tã cho một đứa trẻ mới vài tháng tuổi. Cô đã bế trẻ và nói chuyện với trẻ một cách rất yêu thương và trẻ cười suốt. Cô đặt trẻ trên một bề mặt mềm mại và trẻ vẫn thoải mái và cười với cô. Sau đó, cô bỏ tã, nhăn mặt và nói gì đó giống như “ôi chúa ơi, nhìn những cái mớ hỗn độn mà con vừa ị ra này, mùi thật khủng khiếp!”. Khuôn mặt của trẻ trở nên ngạc nhiên, bối rối và buồn bã.

Tôi nghĩ rằng đây là một lỗi thường xảy ra khi chúng ta thay tã cho em bé, nhưng nó đã không được để ý cho đến khi tôi nhận ra từ quan điểm của đứa trẻ rằng không có cách nào để trẻ biết rằng y tá đang phản ứng với phân chứ không phải là phản ứng với trẻ. Phản ứng của cô ảnh hưởng tới hình ảnh về bản thân của trẻ, và nó không mang tính tích cực.

Sự việc thứ hai là một lần quan sát ba bác sĩ đang đứng trước nôi của một trẻ và thảo luận về trường hợp của trẻ này. Dường như có ba ý kiến trái chiều và họ đã thảo luận về các chi tiết dài dòng với một cái nhìn liếc qua đứa trẻ. Sau đó, một y tá tiếp cận và nhắc nhở các bác sĩ rằng họ đưa trẻ vào trong cuộc thảo luận của họ, không nói về trẻ khi trẻ đang ở đó mà đưa trẻ vào trong cuộc nói chuyện.

Điều này cho thấy đây là một chính sách bình thường. Họ đã không phản ứng một cách sự giận dữ nhưng với một chút bối rối và ngay lập tức nhìn vào trẻ và nói chuyện với trẻ, mặc dù trẻ chỉ vừa mới vài tháng tuổi, như thể vai trò của trẻ ngang với họ và có một sự tôn trọng của việc cho trẻ tham gia vào cuộc trò chuyện. Tôi đã không bao giờ quên điều này và nó đã giúp tôi trong những năm qua để giúp phát triển lòng tự trọng của một đứa trẻ bằng cách luôn luôn để trẻ tham gia một cuộc trò chuyện cho dù trẻ có nhỏ đến đâu.

Chú ý đến những nỗ lực trong giao tiếp, và cho trẻ di duyển tự do trong một không gian an toàn và hạn chế (trong phòng của trẻ, hoặc một phòng khách đã được bố trí an toàn), sẽ giúp trẻ phát triển sự tin tưởng vào bản thân mình.

Chuẩn bị môi trường để chào mừng các trẻ sơ sinh

Khi bạn đang trong quá trình chuẩn bị phòng cho bé trước khi sinh, nằm xuống trên sàn ở giữa phòng và nhìn xung quanh, nhìn lên, và lắng nghe. Có an toàn? thú vị? đẹp? bình yên? có đủ sự tự do đi lại cho trẻ? Vì trẻ có ý thức mạnh mẽ về trật tự, sẽ là lý tưởng nếu phòng có thể giữ nguyên không thay đổi trong năm đầu tiên. Vì vậy, cần phải suy nghĩ rất nhiều cho việc sắp xếp môi trường đầu tiên này.

Một chiếc thảm trên sàn nhà, trong một căn phòng đã được đảm bảo an toàn tuyệt đối, cho phép trẻ đi tới đi lui, thực hiện tất cả các hoạt động cần cho sự phát triển của mình.

Một ngày khi tôi đang xem một hoạt động vui vẻ, hồ hởi của một con mèo con mới trong ngôi nhà của chúng ta, tôi không thể không so sánh nó với sự tò mò và nhu cầu của con trẻ. Con mèo thử nghiệm bản thân chống lại các thách thức của việc di chuyển trong mọi cách có thể trong phòng, cẩn thận kiểm tra từng đồ vật và tìm cách tốt nhất cho cơ thể của nó di chuyển bên trên, bên dưới và xung quanh chúng. Tôi đã tưởng tưởng lại cảnh một em bé khi được phép di chuyển tự do trong một môi trường đã được chuẩn bị. Hãy tưởng tượng sự phát triển tự nhiên của mèo con sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu nó bị giam giữ bởi những thứ như cũi, hộp bìa, xích, võng, khung tập đi, và núm vú giả. Tôi tiếp tục

suy nghĩ về cách chúng ta có thể giúp đỡ các em bé để khám phá cơ thể của mình và phát triển niềm đang mê và sự tự tin trong hoạt động. Trẻ có rất nhiều công việc phát triển quan trọng để làm, và chúng ta có thể giúp công việc này bằng cách cung cấp một môi trường tự nhiên hỗ trợ nhiều nhất có thể.

Một đứa trẻ đang luyện tập cơ bắp và lắng nghe âm thanh ngay cả khi ở trong bụng mẹ. Sau khi sinh, trẻ sẽ bắt đầu luyện tập toàn bộ cơ thể của mình từ ngày đầu tiên, và sẽ dần dần học cách di chuyển của riêng mình và để khám phá, với tất cả các khả năng cảm giác và vận động theo lệnh của mình.

Việc quấn quanh trẻ nên tránh, trừ khi có một số lý do về thể chất hoặc tâm lý. Nếu chúng ta tưởng tượng mình ở vào vị trí của các trẻ sơ sinh, đang rất phấn thích được di chuyển bên ngoài ranh giới của tử cung, chúng ta có thể hình dung cảm nhận mình nhàm chán và bực bội như thế nào khi bị quấn và nhốt.

Trẻ trong những tháng đầu tiên sẽ nghiên cứu ngôi nhà, từng căn phòng, một cách chi tiết, và lắng nghe từng tiếng nói và âm thanh. Sau khi tay và chân đã khỏe hơn và có thể ngẩng đầu, trẻ sẽ mở rộng tầm nhìn để tiếp tục khám phá. Mỗi đứa trẻ sau có thời gian biểu của riêng mình cho việc tập bò để tiếp cận những thứ mà trẻ đã nhìn thấy, do đó mà trẻ cuối cùng đã có thể cần lấy chúng. Điều này khá rõ ràng, tiếp theo là xúc giác, thăm dò là rất quan trọng đối với nhiều khía cạnh của phát triển con người. Nếu chúng ta cung cấp một chiếc giường bệt hoặc nệm, lý tưởng nhất là một chiếc đệm đôi, trên sàn nhà trong phòng – được chuẩn bị hoàn toàn an toàn - hơn so với một giường cũi hoặc khu chơi với thanh chắn - đứa trẻ có một cái nhìn rõ ràng về môi trường xung quanh và tự do khám phá khi có thể. Bên cạnh đó, để hỗ trợ sự phát triển, sự sắp xếp này làm giúp giảm rất nhiều các tình huống trẻ phải khóc vì chán nản hay mệt mỏi.

Chúng ta có thể coi nó như một khu vực vui chơi rộng bằng cả căn phòng với một cổng ngăn ở cửa ra vào, và mọi ngóc ngách đã được kiểm tra đảm bảo an toàn. Nếu trẻ ở chung phòng với bố mẹ hoặc anh chị em chúng ta vẫn có thể cung cấp một môi trường rộng, an toàn, và thú vị. Cuối cùng, trẻ sẽ khám phá

toàn bộ căn phòng với một cửa chắn tại các cửa và sau đó dần dần di chuyển ra khám phá toàn bộ ngôi nhà an toàn và đầy hứng thú. Đây là giai đoạn đầu của sự độc lập, tập trung, hoạt động, lòng tự trọng, ra quyết định, và cân bằng, phát triển lành mạnh của cơ thể, tâm trí và tinh thần.

Quần áo Hỗ trợ hoạt động tự do

Nếu thời tiết cho phép, cần bàn tay và bàn chân của trẻ tự do (không đeo bao tay, bao chân) để trẻ có thể tập luyện các ngón tay và các ngón chân. Nó là hoàn toàn tự nhiên cho bàn tay và bàn chân của một em bé được một chút mát hơn phần còn lại của cơ thể. Dù nhiệt độ cơ thể là quan trọng – di chuyển tự do cũng quan trọng không kém! Khi đứa trẻ bắt đầu trườn (điều có thể xảy ra sớm hơn nhiều so với chúng ta mong đợi khi mà môi trường có tính hỗ trợ) trẻ cũng cần tạo ra ma sát bằng đầu gối. Tôi nhớ ngày tôi lần đầu tiên mặc váy cho con và đặt bé xuống sàn. Bé đang tập bò và phần dưới của chiếc váy đã che phủ đầu gối và hoàn toàn ngăn ngừa sự bò! Bé đã thất vọng rõ ràng và không hài lòng với sự giam cầm này và hét khá to cho chúng ta biết. Vâng đó là chiếc váy cuối cùng trong giai đoạn này vì việc bò quan trọng hơn việc cho mọi người biết cô ấy là một cô gái vì cô ấy đang mặc một chiếc!

Vật gắn bó và sự tách biệt, chuẩn bị cho cai sữa và học đi vệ sinh

Sự gắn bó giữa trẻ và cha mẹ trong giai đoạn đầu của cuộc sống càng lớn, thì sau này tách càng dễ. Cho con bú là một ví dụ về sự gắn bó mạnh mẽ. Mối quan hệ giữa người mẹ và đứa trẻ trong khi trẻ bú là rất quan trọng, vì nó sẽ trở thành một tiêu chuẩn cho các mối quan hệ trong tương lai.

Hãy nghĩ đến những ví dụ về việc làm tình. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu chồng hoặc vợ của bạn đang nhắn tin cho một người bạn, đang nói chuyện điện thoại, đọc sách hay xem truyền hình trong khi đang làm tình? Cho con bú, hoặc bế trẻ trong khi bú bình (nếu phải bú bình), dạy cho trẻ về mối quan hệ giữa hai người.

Hãy suy nghĩ về thông điệp tình yêu của người mẹ gửi đến trẻ khi mẹ hoàn toàn tập trung chú ý, không phân tán, ánh mắt trìu mến, nụ cười rạng rõ, và hát. Thông điệp rất khác nếu đứa trẻ được cho ăn trong khi người lớn đang chú ý vào một thứ khác. Giai đoạn đầu của việc tạo ra một mối quan hệ lành mạnh sẽ trôi qua sớm và nó đáng để chúng ta dành sự tập trung tối đa cho nó.

Xem xét những tác động tâm lý của việc cho bú, chúng ta cũng phải ghi nhớ những tác động của việc cho bú với việc chống lại mọi cảm giác tiêu cực mệt mỏi, đau, hay thất vọng. Chúng ta nên cho trẻ sự thoải mái, tình yêu thương trong những tình huống này, nhưng chỉ cho trẻ bú khi đói khát. Điều này giúp trẻ giữ được cảm giác đúng về nhu cầu ăn uống tự nhiên và lành mạnh của mình, sau này sẽ là một người ăn vì dinh dưỡng và chứ không phải để giải quyết nhu cầu tình cảm.

Học vệ sinh cũng có thể chuẩn bị từ đầu. Kể từ khi trẻ được khám phá thế giới bằng mắt, hãy để chiếc bô mà trẻ sẽ sử dụng trong môi trường, và thậm chí để trẻ ngồi trên bô (đang mặc quần áo) chỉ trong một hoặc hai phút để trẻ có thể quen với cảm giác đó. Trẻ cũng phải nhìn thấy những người khác đang sử dụng nhà vệ sinh, giống như khi thấy người khác nói chuyện, đi bộ, ăn, cười, v...v... trong cuộc sống hàng ngày. Và cuối cùng, để phát triển một thái độ lành mạnh đối với những gì thường được gọi là "vùng kín" của cơ thể, khu vực này cần chạm (một cách cẩn thận và nhạy cảm) theo cách chính xác giống như tất cả các bộ phận khác của cơ thể trẻ trong quá trình tắm.

Những trẻ em mặc quần cotton thường học cách sử dụng bô cùng thời điểm học cách đứng lên và bắt đầu đi. Những người trợ lý cho trẻ ghi lại cẩn thận thời điểm trẻ đi tiểu và sau đó chỉ đơn giản là đặt trẻ vào bô ngay trước thời điểm này, không có sự ép buộc theo bất cứ cách nào. Cha mẹ có thể làm điều tương tự. Trẻ em thích học cách ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ bên cạnh bô, để cởi quần lót, và ngồi bô, giống như trẻ yêu thích học cách bắt chước tất cả các hoạt động khác xảy ra xung quanh mình.

Những năm đầu tiên của cuộc đời được đánh dấu bởi một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc về sự độc lập. Đầu tiên các bé rời bỏ sự an toàn của tử cung – đây là thời điểm để có thể di chuyển và lớn lên như một cá thể riêng biệt. Tiếp theo trẻ học cách bò, sau đó bám đứng lên, đứng và đi bộ. Trẻ học rất nhiều ngôn ngữ để sử dụng sau này, và luôn luôn tạo ra âm thanh bằng miệng của mình và dây thanh âm của mình. Ăn dặm và học cách sử dụng nhà vệ sinh có thể chuyển tiếp một cách tự nhiên và thú vị khi được chuẩn bị từ sớm.

Làm mẫu cách làm thế nào để gẩy dây đàn guitar, từng dây một.

Cần sự quan sát cẩn thận và sự khôn ngoan của các bố mẹ để có thể nhìn thấy bước tiến mới của trẻ trong sự độc lập, ăn dăm, và đi vệ sinh và sự hỗ trợ, khuyến khích của người lớn là sự hỗ trợ hiệu quả nhất cho sựphát triển quan trọng:cảm giác an toàn và độc lập. Chúng ta phải có mặt khi trẻ cần, nhưng học cách lùi lại khi trẻ không cần nữa.

“Hãy cố gắng đừng đánh thức tôi dậy khi tôi đang ngủ. Tôi đang làm một việc rất quan trọng”

Ngôn ngữ ký hiệu và giao tiếp hạn chế

Đây là hai phong trào mà đang lan rộng phổ biến ở phương Tây. Miễn là các ngôn ngữ ký hiệu dựa trên thực tế, những dấu hiệu được chấp nhận, và đi kèm với ngôn ngữ nói, chúng ta nghĩ rằng nó có rất nhiều thứ có thể cung cấp cho trẻ. Ví dụ, ngay cả một đứa trẻ rất nhỏ có thể tìm hiểu dấu hiệu bằng tay cho việc “ăn” để cho mẹ biết trẻ đang muốn bú. Điều này tránh việc khóc vì đói, thứ có thể bị hiểu sai. Khi tôi đi du lịch khắp châu Á, tôi đã thấy rằng cha mẹ sống theo cách truyền thống hơn, ít vội vã hơn, thường rất để ý nhu cầu của trẻ về đi tiểu và đại tiện. Rõ ràng rằng con người có khả năng nhận thức các cơ quan chức năng sớm hơn nhiều so với nhiều người trong chúng ta đã nghĩ. Ngôn ngữ kỹ hiệu cho trẻ sơ sinh và các phong trào giao tiếp hạn chế đáng để nghiên cứu khi chúng ta cố gắng tìm hiểu thêm về việc hỗ trợ tiềm năng của con người trong giai đoạn đầu của cuộc sống.

Nguyên liệu hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển tối ưu trong năm đầu

Một phần của tài liệu Tuổi thơ đầy niềm vui (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)