Sơ đồ chọn 3 xã đại diện cho toàn huyện Yên Định

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 47)

2.3.3. Phương pháp điu tra, kho sát thc địa

* Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát trên các khu dân cư, các tuyến phố ở các thôn; các

điểm tập kết rác, điểm trung chuyển rác, bãi rác… từ đó rút ra những nhận xét, kết luận. Thực hiện phương pháp này không chỉ để thu thập thông tin mà còn nhằm kiểm chứng sơ bộ lại những thông tin đã thu thập và điều tra đươc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

* Phương pháp điều tra bảng hỏi

Tiến hành thiết kế phiếu điều tra để tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình trên địa bàn 03 địa phương đã lựa chọn. Số lượng phiếu điều tra 90 phiếu/xã (Tổng số 270 phiếu). Mẫu phiếu được trình bày trong phần Phụ lục

Cách phát phiếu điều tra: Chọn mỗi xã một thôn đại diện trong việc thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, phối hợp với cán bộ phụ trách môi trường của xã điều tra phát phiếu ngẫu nhiên 90 hộ.

* Phương pháp phỏng vấn cán bộ chủ chốt

Tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc đối với một số cán bộ chủ chốt trong lĩnh vực quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định như: Cán bộ

phòng Tài nguyên & Môi trường huyện, cán bộ phụ trách môi trường các xã/thị

trấn, trưởng thôn hoặc bí thư chi bộ của các thôn trên địa bàn nghiên cứu.

2.3.4. Phương pháp cân rác và phân loi rác

* Phương pháp cân rác

Tiến hành cân rác thải sinh hoạt tại Thị trấn Quán Láo, xã Yên Trường và xã Định Thành. Tại mỗi địa phương tiến hành cân rác tại 90 hộ gia đình (Tổng số 270 hộ), quá trình cân rác được diễn ra trong thời gian một tuần từ

thứ 2 đến chủ nhật.

Khối lượng rác trong tuần được phân chia làm 3 khoảng thời gian: Ngày thường từ thứ 2 đến thứ 4, thư 5 đến thứ 6 và ngày nghỉ từ thứ 7 đến chủ nhật.

* Phương pháp phân loại rác

Lượng rác thu gom được từ các hộ gia đình được phân chia thành 4 nhóm rác cơ bản:

• Nhóm A – Nhóm rác hữu cơ dễ phân hủy: Chủ yếu là thức ăn thừa, cành cây, vỏ hoa, quả…

• Nhóm B – Nhóm rác có thểđem bán cho các cơ sở thu gom phế thải như: Giấy, kim loại, chai lọ, vỏđồ hộp…

• Nhóm C – Nhóm rác có tính nguy hại như: pin, vỏ bình ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, vỏ hộp sơn…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Cơ sở phân loại: Dựa trên kết quả khảo sát thực tế. Trên cơ sở kết quả

phân loại rác thải sinh hoạt theo từng nhóm để đánh giá và lựa chọn các biện pháp quản lý và xử lý phù hợp.

2.3.5. Phương pháp x lý s liu

Các số liệu của đề tài được tổng hợp, xử lý thống kê, trình bày bảng biểu,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

3.1.1. Điu kin t nhiên

* Vị trí địa lý

Yên Ðịnh là một huyện bán sơn địa nằm dọc theo bờ Nam sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá hơn 28 km về phía tây bắc, phía bắc và phía tây giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Vĩnh Lộc, phía đông giáp huyện Vĩnh Lộc (lấy sông Mã làm ranh giới), phía tây và tây nam giáp huyện Thọ Xuân, phía nam giáp huyện Thiệu Hoá (Hình 3.1).

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)