Lò đốt rác xã Nga Văn – Nga Sơn – Thanh Hóa

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 39)

Sau thời gian thử nghiệm, do chi phí vận hành không được đầu tư nên mô hình này hiện nay đã không hoạt động.

* Huyện Vĩnh Lộc

Công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc cơ bản giống với huyện Yên Định, các xã trên địa bàn huyện tự thành lập tổ

thu gom, riếng thị trấn Vĩnh Lộc giao cho HTX thu gom, vận chuyển rác đến bãi rác tập trung của huyện.

Điểm khác biệt ở đây, huyện rác thải sinh hoạt của các xã, thị trấn đều

được thu gom, vận chuyển và xử lý tại 01 bãi rác tập trung của huyện và đã áp dụng mô hình chôn lấp hợp vệ sinh tại xã Vĩnh Minh. Tuy nhiên việc vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh không đúng quy trình đến nay công trình hoạt động không đảm bảo.

Đối với mô hình này, chính quyền địa phương cần chú trong thêm việc xã hội hoá trong công tác thu gom, vận chuyển cũng như giao việc vận hành cho Công ty tư nhân có đủ tư cách pháp nhận sẽđạt hiệu quả cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

1.3. Cơ sở pháp lý của quản lý CTRSH

- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 ban hành ngày 23/06/2014 có hiệu lực ngày 01/01/2015. - Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. - Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về

thu gom và quản lý chất thải rắn đã ghi: “Khuyến khích 100% đô thị thực hiện công tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sởđảm bảo và an ninh môi trường”.

- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải. - Nghịđịnh số 04/2007/NĐ-CP ngày 18/1/2007 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một sốđiều của Nghịđịnh số 67/2003. - Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí BVMT đối với chất thải rắn. - Nghị quyết 35/NQ - CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề

cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Công tác quản lý và các vấn đề liên quan đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

• Phạm vi thời gian: Từ tháng 01/2014 đến tháng 04/2015.

Phạm vi không gian: Trên địa bàn toàn huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa. Chọn 3 xã điểm đểđiều tra là: Thị trấn Quán Láo, xã Yên Trường và Định Thành

đại diện cho toàn huyện.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Điu kin t nhiên, kinh tế- xã hi huyn Yên Định, tnh Thanh Hoá

2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2.2. Đánh giá thc trng công tác qun lý rác thi sinh hot trên địa bàn huyn Yên Định tnh Thanh Hóa huyn Yên Định tnh Thanh Hóa

2.2.2.1 Cơ sở pháp lý và các văn bản của các cấp quản lý nhà nước về công tác quản lý, xử rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định;

2.2.2.2 Hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định - Công ty vệ sinh môi trường;

- Tổ vệ sinh môi trường cấp xã phường; - Các tổ chính trị xã hội tự quản; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số lao động, chếđộđãi ngộ, trang thiết bị thu gom và vận chuyển RTSH; - Kinh phí môi trường và thu phí môi trường từ các hộ và các tổ chức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

2.2.2.3 Hiện trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định

- Khối lượng RTSH từ hộ gia đình;

- Khối lượng RTSH từ thương mại dịch vụ (chợ, nhà hang, khách sạn, du lịch...)

- Từđường, khu công cộng

2.2.2.4 Đánh giá công tác thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định

- Tỷ lệ thu gom, phân loại, thành phần RTSH (hữu cơ, phi hữu cơ) - Đánh giá của người dân về công tác thu gom, phân loại

2.2.3. Đánh giá thc trng x lý rác thi sinh hot trên địa bàn huyn Yên Định tnh Thanh Hóa Định tnh Thanh Hóa

2.2.3.1 Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định

- Thiêu đốt: Số điểm (diện tích bãi chon lấp), công suất (tấn/ngày)…….Đánh giá ưu nhược

- Chôn lấp: Số điểm (diện tích bãi chon lấp), trong đó có bao nhiêu điểm chôn lấp hợp vệ sinh theo quy định, bao nhiêu điểm không theo quy định. Đánh giá ưu nhược

2.2.3.2 Đánh chất lượng môi trường tại bãi rác

Đểđánh giá chât lượng môi trường tại các bãi rác, cần phải chọn đại diện bãi rác có quy mô lớn. Trên địa bàn huyện Yên Định có bãi rác thị trấn Quán Lào là lớn nhất với hơn 3 ha. Do trước đây bãi rác chưa áp dung biện pháp xử lý như

các bãi rác trên địa bàn huyện nên việc lấy mẫu đại diện tại bãi rác thị trấn Quán Lào là phù hợp, bản thân là người trực tiếp tham mưu về việc đánh giá chất lượng môi trường để đầu tư bổ sung các biện pháp (đốt, chôn lấp HVS) để xử lý rác thải sinh hoạt cho khu vực thị trấn Quán Lào.

- Đánh giá chất lượng môi trường nước (nước mặt, nước ngầm) - Đánh giá chất lượng môi trường không khí

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

2.2.4. D báo rác thi sinh hot ti huyn Yên Định năm 2020

2.2.5 Đề xut gii pháp qun lý và x lý rác thi sinh hot ca huyn Yên Định, tnh Thanh Hóa Định, tnh Thanh Hóa

2.2.5.1 Giải pháp về cơ chế chính sách;

2.2.5.2 Giải pháp về tuyên truyền giáo dục cộng đồng; 2.2.5.3 Giải pháp về KHCN, kỹ thuật.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thp s liu th cp

Thu thập số liệu thứ cấp tại: UBND các xã, Văn phòng UBND huyện Yên

Định, tỉnh Thanh Hoá, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, Chi cục thống kê huyện, trung tâm dân số KHHGĐ cùng các nguồn tài liệu sẵn có như sách báo, các đề tài nghiên cứu, mạng internet...để:

• Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Định; • Tìm hiểu thực trạng rác thải sinh hoạt tại địa phương;

• Tìm hiểu công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại địa phương; • Các tài liệu liên quan tới đề tài khác.

2.3.2. Phương pháp chn đim nghiên cu

Huyện Yên Định bao gồm tổng số 29 xã/thị trấn có thểđược chia làm 3 nhóm: • Nhóm 1 – Đô thị: Gồm thị trấn Quán Lào và thị trấn Thống Nhất

• Nhóm 2 – Các xã có kinh tế phát trình ở mức trung bình (GDP > 35 triệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng/người/năm), gồm các xã: Yên Lâm, Yên Tâm, Quý Lộc, Yên Trung, Yên Trường,Yên Phong, Định Hòa, Định Tân, Định Long, Định Liên và Định Tường.

• Nhóm 3 – Các xã có điều kiện kinh tế khó khăn (GDP < 35 triệu/người/năm), gồm các xã: Định Hải, Định Hưng, Định Bình, Định Tiến,

Định Công, Định Thành, Định Tăng, Yên Lạc, Yên Ninh, Yên Thịnh, Yên Hùng, Yên Thái, Yên Bái, Yên Thọ, Yên Giang và Yên Phú.

Do các địa phương trong mỗi nhóm có độ tương đồng lớn nên chúng tôi lựa chọn 03 xã/thị trấn đại diện cho từng nhóm để tiến hành cân rác xác định hệ số

phát thải bình quân/người và tiến hành điều tra bảng hỏi thu thập các thông tin từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 • Thị trấn Quán Lào – Nhóm 1: Khu dân cưđô thị

• Xã Yên Trường – Nhóm 2: Kinh tế mức độ trung bình • Xã Định Thành – Nhóm 3: Điều kiện kinh tế khó khăn

Các hệ số phát thải rác thải sinh hoạt bình quân/người được xác định tại 03 xã nói trên sẽ được sử dụng để tính toán lượng rác thải sinh hoạt phát sinh cho từng nhóm và cho toàn địa bàn huyện Yên Định.

Hình 2.1. Sơđồ chọn 3 xã đại diện cho toàn huyện Yên Định

2.3.3. Phương pháp điu tra, kho sát thc địa

* Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát trên các khu dân cư, các tuyến phố ở các thôn; các

điểm tập kết rác, điểm trung chuyển rác, bãi rác… từ đó rút ra những nhận xét, kết luận. Thực hiện phương pháp này không chỉ để thu thập thông tin mà còn nhằm kiểm chứng sơ bộ lại những thông tin đã thu thập và điều tra đươc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

* Phương pháp điều tra bảng hỏi

Tiến hành thiết kế phiếu điều tra để tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình trên địa bàn 03 địa phương đã lựa chọn. Số lượng phiếu điều tra 90 phiếu/xã (Tổng số 270 phiếu). Mẫu phiếu được trình bày trong phần Phụ lục

Cách phát phiếu điều tra: Chọn mỗi xã một thôn đại diện trong việc thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, phối hợp với cán bộ phụ trách môi trường của xã điều tra phát phiếu ngẫu nhiên 90 hộ.

* Phương pháp phỏng vấn cán bộ chủ chốt

Tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc đối với một số cán bộ chủ chốt trong lĩnh vực quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định như: Cán bộ

phòng Tài nguyên & Môi trường huyện, cán bộ phụ trách môi trường các xã/thị

trấn, trưởng thôn hoặc bí thư chi bộ của các thôn trên địa bàn nghiên cứu.

2.3.4. Phương pháp cân rác và phân loi rác

* Phương pháp cân rác

Tiến hành cân rác thải sinh hoạt tại Thị trấn Quán Láo, xã Yên Trường và xã Định Thành. Tại mỗi địa phương tiến hành cân rác tại 90 hộ gia đình (Tổng số 270 hộ), quá trình cân rác được diễn ra trong thời gian một tuần từ

thứ 2 đến chủ nhật.

Khối lượng rác trong tuần được phân chia làm 3 khoảng thời gian: Ngày thường từ thứ 2 đến thứ 4, thư 5 đến thứ 6 và ngày nghỉ từ thứ 7 đến chủ nhật.

* Phương pháp phân loại rác

Lượng rác thu gom được từ các hộ gia đình được phân chia thành 4 nhóm rác cơ bản:

• Nhóm A – Nhóm rác hữu cơ dễ phân hủy: Chủ yếu là thức ăn thừa, cành cây, vỏ hoa, quả…

• Nhóm B – Nhóm rác có thểđem bán cho các cơ sở thu gom phế thải như: Giấy, kim loại, chai lọ, vỏđồ hộp… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Nhóm C – Nhóm rác có tính nguy hại như: pin, vỏ bình ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, vỏ hộp sơn…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Cơ sở phân loại: Dựa trên kết quả khảo sát thực tế. Trên cơ sở kết quả

phân loại rác thải sinh hoạt theo từng nhóm để đánh giá và lựa chọn các biện pháp quản lý và xử lý phù hợp.

2.3.5. Phương pháp x lý s liu

Các số liệu của đề tài được tổng hợp, xử lý thống kê, trình bày bảng biểu,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

3.1.1. Điu kin t nhiên

* Vị trí địa lý

Yên Ðịnh là một huyện bán sơn địa nằm dọc theo bờ Nam sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá hơn 28 km về phía tây bắc, phía bắc và phía tây giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Vĩnh Lộc, phía đông giáp huyện Vĩnh Lộc (lấy sông Mã làm ranh giới), phía tây và tây nam giáp huyện Thọ Xuân, phía nam giáp huyện Thiệu Hoá (Hình 3.1).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

* Địa hình, địa mạo

Yên Định là huyện đồng bằng nên phần lớn diện tích có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình toàn huyện là 10m (so với mặt nước biển), tại một số

vùng trũng như các xã Định Long, Định Hòa…có độ cao thấp hơn độ cao trung bình toàn huyện từ 3 – 5m. Địa hình của huyện có xu thế dốc dần từ tây bắc xuống đông nam. Trên địa bàn toàn huyện có các đồi núi thấp phân bố rải rác ở

các xã Yên Giang, Yên Lâm, Yên Tâm…ngoài ra còn có một số hồ tự nhiên là dấu tích đổi dòng của sông Mã, sông Cầu Chảy. Phía tây và phía Bắc là dải đất bán sơn địa là phần chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, miền núi. Địa hình ở

khu vực này không được bằng phẳng.

* Khí hậu

Huyện Yên Định nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa.

- Chếđộ nhiệt: Có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C- 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.5000C- 8.7000C.

- Độẩm:Độẩm không khí biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độẩm giữa các mùa là không lớn. Độẩm trung bình các tháng hàng năm khoảng 86 - 89%,

- Chếđộ mưa: Lượng mưa ở Yên Định là khá lớn, trung bình năm từ 1.585 - 1.857,4 mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa. Mùa khô (từ tháng XI

đến tháng IV năm sau) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lượng mưa chỉđạt 4 - 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung tới 80 - 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng VIII có 15 đến 19 ngày mưa với lượng mưa lên tới 440 - 677 mm. Ngoài ra trong mùa này thường xuất hiện giông, bão kèm theo mưa lớn trên diện rộng gây úng lụt. Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình từ 84 - 86% và có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Mùa mưa độẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 - 18%.

- Chếđộ nắng và bức xạ mặt trời: Tổng số giờ nắng bình quân trong năm từ 1.187,1 - 1.436,5 giờ. Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong năm là từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 tháng V đến tháng VIII đạt từ 237 - 288 giờ/tháng, các tháng XII và tháng I có số giờ nắng thấp nhất từ 55- 59 giờ/tháng.

- Bão và áp thấp nhiệt đới: Tình hình thời tiết ở Thanh Hoá nói chung và Yên Đinh nói riêng là bất thường, bão lũ xuất hiện không theo tính quy luật, mức độ ngày càng nhiều, cường độ ngày càng tăng, phạm vi xảy ra ở khắp các vùng miền gây hậu quả hết sức nặng nề về người và của, làm ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Tháng Nhiệt độ Tháng Nhiệt độ (oC) Độẩm (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 39)