Nguồn: Báo cáo Kinh tế - Xã hội huyện Yên Định, 2014
Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế cơ bản của huyện Yên Định năm 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế huyện Yên Định năm 2014
STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
1 Tổng thu nhập bình quân trên
đầu người (Giá hiện hành)
Triệu
đồng/người/năm 29,33 2 Giá trị sản xuất công nghiệp Triệu đồng 1.169.060
3 Giá trị sản xuất trên ha đất canh
tác nông nghiệp. Triệu đồng/ha/năm 112 4 Giá trị hàng hóa xuất khẩu Triệu USD 16,8
Tổng thu ngân sách Triệu đồng 707.923
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Kinh tế - Xã hội huyện Yên Định, 2014
3.1.3. Điều kiện xã hội
* Dân số và nguồn lao động
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Nhân dân huyện Yên Định thì tính đến thời điểm hết năm 2013 toàn huyện có 161.635 người, trong đó chủ yếu sống tại khu vực nông thôn 146.488 (90,63%) chỉ có một lượng nhỏ dân cư 15.147 người sống ở khu vực đô thị chiếm 9,37%). Dân số đô thị của huyện có xu hướng tăng nhẹ từ 7,19% năm 2010 lên 9,37% năm 2013. Biến động dân số và lao động của huyện Yên Định qua các năm được trình bày trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3: Dân số và Lao động huyện Yên Định giai đoạn 2010 - 2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2013 Dân số Tỷ lệ Dân số Tỷ lệ (%) (%) 1. Dân số Người 163.068 100 161.635 100 Đô thị Người 15.718 7,19 15.147 9,37
Nông thôn Người 151.350 92,81 146.066 90,63
2. Lao động Lao động 81.323 100 81.307 100
Lao động NN Lao động 60.194 74,02 58.608 72,08 Lao động PNN Lao động 21.129 25,98 22.699 27,92
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Theo Bảng 3.3 tổng số lao động của huyện là 81.307 lao động (2013) chiếm 50,30% so với tổng dân số. Trong đó số lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ
cao với 58.608 lao động chiếm 72,08%; lao động phi nông nghiệp có 22.699 lao
động chiếm 27,92%. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2010 – 2013 tuy nhiên tốc độ tăng không đáng kể.
* Hệ thống cơ sở hạ tầng
Nhờ có kinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng khá nên hệ thống cơ sở
hạ tầng của huyện Yên Định trong những năm qua đã được đầu tư và xây dựng khá đồng bộ. Một số chỉ tiêu về hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Yên Định trong giai đoạn 2010 – 2013 được chỉ ra trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4: Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Yên Định
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2013 Tăng/Giảm
1 Số xã/thị trấn có điện Xã/thị trấn 29 29 0
2 Số xã/thi trấn có đường
ô tô đến trung tâm Xã/thị trấn 29 29 0 3 Số máy điện thoại Thuê bao 21.599 31.709 + 10.110 4 Tổng số trường học Trường 66 64 - 2
5 Tổng số phòng học Phòng 806 844 + 38
6 Số cơ sở y tế Cơ sở 58 60 + 2 7 Số giường bệnh Giường 248 328 + 80 8 Số lượng cán bộ Y tế Cán bộ 382 428 + 46
Nguồn: Niêm giám Thống kê huyện Yên Định, 2014
Bảng 3.4. cho thấy, hiện sốđơn vị trực thuộc huyện Yên Định có hệ thống
điện, đường giao thông đến trung tâm là 29/29 xã/thị trấn đạt tỷ lệ 100%. Một số
các chỉ tiêu cơ sở hạ tầng khác đều tăng lên kể từ năm 2010 – 2013. Điều này cho thấy hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện được quan tâm và chú ý phát triển tốt trong thời gian qua.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
* Một số chỉ tiêu xã hội khác
Bên cạnh việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thì chất lượng đời sống của người dân trong toàn huyện Yên Định cũng từng bước được nâng cao. Các chỉ
tiêu xã hội cụ thểđược chỉ ra trong Bảng 3.5.
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu xã hội huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2013
1 Thu nhập bình quân trên
người/tháng Nghìn đồng 909 1.732
2 Tỷ lệ hộ nghèo % 6,5 6,24
3 Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên %o 6 7
4 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng % 13,5 11,5
Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Yên Định, 2014
Bảng 3.5. cho thấy thu nhập bình quân/người/tháng của huyện đã được cải thiện đáng kể từ 909.000 (2010) đồng lên 1.732.000 đồng (2013). Tỷ lệ hộ nghèo của toàn huyện cũng có xu hướng giảm từ 13,5% xuống còn 11,5%. Tuy nhiên, tốc độ giảm chậm, tỷ lệ hộ nghèo như trên vẫn còn ở mức khá cao.
3.1.4. Các thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt. công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
Qua phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Yên Định có thể rút ra những thuận lợi, khó khăn mà những điều kiện này đem lại cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện như sau:
* Những thuận lợi
• Địa hình huyện tương đối bằng phẳng, dễ đi lại tạo điều kiện thuân lợi cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt từ các nguồn phát sinh đến nơi tập kết và xử lý một cách nhanh nhất.
• Dân số và nguồn lao động dồi dào là nguồn cung cấp nhân lực đầy đủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 của huyện ở mức khá khiến cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về
quản lý rác thải sinh hoạt diễn ra dễ dàng hơn.
• Kinh tế phát triển khá và ổn định tạo ra nguồn thu đáng kể cho ngân sách huyện bảo đảm khả năng điều tiết các hoạt động xã hội nói chung cũng như
hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý rác thải sinh hoạt của huyện nói riêng. Thu nhập của người dân từng bước được cải thiện giúp việc huy động kinh phí
đóng góp cho thu gom quản lý rác thải sinh hoạt dễ dàng hơn.
• Hệ thống cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc đồng bộ tạo cơ sở vững trắc, thuận lợi cho các hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
* Những khó khăn
• Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt lớn khiến cho tốc độ phân hủy rác thải diễn ra nhanh (đặc biệt trong mùa hè) do đó việc thu gom, vận chuyển rác thải phải thực hiện trong thời gian ngắn. Mặt khác sự biến động thời tiết theo mùa cũng gây ra những thay đổi đáng kể cho hoạt động quản lý rác thải.
• Các kiểu thời tiết cực đoan như bão, lũ xảy ra thường xuyên làm gián
đoạn các hoạt động, phá hoại các công trình, cơ sở hạ tầng kỹ thuật khiến hoạt
động quản lý rác thải gặp nhiều khó khăn.
• Kinh tế phát triển, dân số gia tăng tạo ra những áp lực lớn về phát sinh rác thải sinh hoạt khi mức độ tiêu thụ tài nguyên, các loại hàng hóa tăng lên, lượng rác phát sinh nhiều ngày càng hơn.
Như vậy, để thực hiện tốt công tác quản lý rác thải sinh hoạt lãnh đạo huyện Yên Định cần phải chú ý phát huy tốt các thế mạnh do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tạo ra đồng thời phải tìm cách khắc phục và hạn chế tối đa những kho khăn vốn có của huyện.
3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
3.2.1. Các văn bản quản lý RTSH trên địa bàn huyện Yên Định
Trong những năm qua việc xây dựng và ban hành các văn bản BVMT trên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 nguyên và Môi trường huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành mỗi năm hơn 20 loại văn bản trong lĩnh vực BVMT, Tuy nhiên các văn bản liên quan tới hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện còn rất hạn chế. Một số
văn bản quản lý chính về RTSH trên địa bàn huyện có thể kể tới như:
• Công văn số 188/UBND-TNMT ngày 3/3/2014 về việc “Hướng dẫn nội dung thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới”.
• Công văn số 232/UBND-TNMT ngày 11/3/2014 về việc “Chấp thuận xây dựng mô hình thí điểm thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại xã
Định Long”.
• Công văn số 501/UBND-TNMT ngày 28/4/2014 về việc “Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng dự án Bãi rác thải tập trung xã Định Bình”.
• Công văn số 502/UBND-TNMT ngày 28/4/2014 về việc. Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng dự án Bãi rác thải tập trung xã Định Liên
• Báo cáo số 526/BC-UBND ngày 14/10/2014 “Báo cáo tổng hợp các bãi chứa rác tạm, bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định”.
• Công văn số 1603/UBND-TNMT ngày 4/11/2014 về việc “Khắc phục tình trạng rác phát tán ra môi trường xung quanh gây ảnh hưởng đến môi trường và hoạt
động sản xuất nông nghiệp khu vực xung quanh bãi rác tập trung xã Yên Bái”. Nhìn chung các văn bản quản lý về RTSH trên địa bàn huyện Yên Định còn rất hạn chế mới chỉ tập trung chỉđạo việc xây dựng các tập kết rác mỗi xã/01 bãi rác tập trung. Chưa xây dựng mạng lưới thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và áp dụng các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt dẫn đến RTSH thu gom về
bãi tập trung không được xử lý đã gây nên hiện tượng lượng RTSH ngày càng nhiều gây quá tải, nước rỉ rác không được xử lý đã ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
3.2.2. Hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định
Hiện nay, rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định được UBND huyện Yên Định quản lý và giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo quản lý về mặt chuyên môn. Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH trên địa bàn huyện Yên Định được chỉ ra trong Hình 3.3.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
Hình 3.3: Sơđồ hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Theo sơ đồ bộ máy quản lý rác thải sinh hoạt của huyện Yên Định các cơ
quan, tổ chức và cá nhân sẽ có trách nhiệm cụ thể như sau:
• UBND huyện Yên Định: Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động BVMT và quản lý CTR theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa; Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với các sở ban ngành thực hiện các nội dung về BVMT và quản lý rác thải trên địa bàn huyện.
• Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chị trách nhiệm chính về mặt chuyên môn trong các hoạt động BVMT và quản lý rác thải trên địa bàn huyện; Phối hợp với các cơ quan, ban ngành và chỉ đạo UBND các xã/phường/thị trấn thực hiện các nội dung BVMT và quản lý rác thải.
UBND HUYỆN YÊN ĐỊNH
PHÒNG TNMT YÊN ĐỊNH
ĐƠN VỊ THU GOM: - HTX Dịch vụ môi trường. - Công ty CPMT - Các đoàn thể chính trị - Hộ nhận khoán UBND CẤP XÃ (Cán bộ Môi trường xã) TRƯỞNG THÔN HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 • UBND các xã/thị trấn: Có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền cho các hộ gia đình về hoạt động thu gom rác thải; Tổ chức thu gom và vận chuyển rác thải trên địa bàn mình quản lý; Thành lập các tổ vệ sinh môi trường, thuê đơn vị
thu gom, giao cho các đoàn thể chính trị, trưởng các thôn chịu trách nhiệm tổ
chức thu gom; Kiểm tra, giám sát việc thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn mình quản lý xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời hành vi vi phạm về đổ thải không
đúng nơi quy định.
• Các đơn vị thu gom rác thải: Xây dựng quy trình thu gom rác trên địa bàn hoạt động hoặc được thuê khoán. Cam kết thu gom, vận chuyển rác thải với các thôn, đảm bảo phối hợp đồng bộ giữa các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Trên địa bàn huyện Yên Định hiện các đơn vị, tổ chức thu gom khá phong phú bao gồm: HTX, Công ty tư nhân, hộ nhận khoán
• Hộ gia đình tự quản: Các hộ gia đình có trách nhiệm thu gom rác thải cho tổ VSMT của thôn đến vận chuyển, phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không đưa rác ra ngoài môi trường.
Như vậy, có thể thấy hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt của huyện Yên
Định đã được thiết lập tương đối hoàn chỉnh từ cấp huyện đến cấp xã và tới các hộ gia đình. Trong sơ đồ này có sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị, các công ty tư nhân và công đồng dân cư bảo
đảm chủ chương xã hội hóa công tác BVMT và quản lý rác thải sinh hoạt.
Tuy nhiên sự phối hợp này trên thực tế lại gặp nhiều khó khăn, thách thức trong đó các khó khăn về mặt kinh phí, kỹ thuật và nhận thức của người dân là những rào cản lớn khiến cho bộ máy quản lý trên hoạt động chưa thực sự hiệu quả
3.2.3. Số lao động, chế độ đãi ngộ, trang thiết bị thu gom và vận chuyển RTSH RTSH
* Cán bộ quản lý
• Cán bộ quản lý cấp huyện: Hiện phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Định có 04 cán bộ phụ trách vấn đề môi trường gồm 01 phó trưởng phòng và 03 nhân viên.
• Cán bộ cấp xã: Hiện nay cán bộ quản lý RTSH cấp xã được giao cho cán bộ Địa chính – Xây dựng – Môi trường phụ trách. Tổng số cán bộ quản lý RTSH trên địa bàn huyện Yên Định là 70 người, phân bổ trên 29 xã. (Bình quân
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 mỗi xã có từ 2-3 cán bộ quản lý ngành tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên lĩnh vực môi trường giao 01 cán bộ phụ trách kiêm nhiệm.
* Công nhân trực tiếp thu gom và vận chyển RTSH
• Cấp thôn: Hoạt động thu gom RTSH ở cấp thôn chủ yếu do các tổ thu gom rác thực hiện. Theo Báo cáo của Phòng tài nguyên và Môi trường huyện Yên Định hiện nay trên địa bàn huyện Yên Định có tổng số 166 tổ thu gom rác với tổng số 336 thành viên. Như vậy mỗi một tổ thu gom RTSH có từ 2 – 3 người/tổ (Bảng 3.6).
Bảng 3.6: Thống kê các tổ thu gom rác thải trên địa bàn huyện Yên Định TT Đơn vị Số tổ thu gom Số người TT Đơn vị Số tổ thu gom Số người
1 TT Thống nhất 4 12 2 Yên Phú 6 12 3 Yên Lâm 7 14 4 Yên Tâm 9 18 5 Yên Giang 7 14 6 Quý Lộc 12 24 7 Yên Thọ 10 20 8 Yên Trung 6 12 9 Yên Bái 8 16 10 Yên Trường 6 12 11 Yên Phong 7 14 12 Yên Thái 5 10 13 Yên Ninh 6 12 14 Yên Hùng 5 10 15 Yên Lạc 6 12 16 Yên Thịnh 6 12 17 Định Tăng 5 10 18 Định Tường 5 10 19 Định Hưng 6 12 20 Định Hải 7 14 21 Định Hoà 7 14 22 Định Thành 8 16 23 Định Công 6 12 24 Định Tân 6 12 25 Định Tiến 6 12