Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 73)

TT Chỉ tiêu phân tích Vị trí lấy mẫu QCVN 09:2008/BTNMT M3 M4 M5 1 pH 6,8 7,0 6,7 5,5 - 8,5 2 Độ cứng (tính theo CaCO3)(mg/l) 195 215 170 500 3 ΣFe (mg/l) 0,86 1,01 0,06 5 4 NO2- theo N (mg/l) 0,053 0,068 0,006 1,0 5 NO3- theo N (mg/l) 0,071 0,084 0,1125 15 6 As (mg/l) 0,003 0,002 0,002 0,05 7 Coliform (MPN/100ml) 3.600 1.300 330 3

(Nguồn: Đoàn mỏ - Địa chất Thanh Hoá, 2012)

Ghi chú:

- M3: Nước giếng khoan gđ. Ông Lê Trường Sơn (cách khu đất dự án 30 m về

phía Bắc);

- M4: Nước giếng khoan gđ. Ông Trịnh Đình Viên (cách khu đất dự án 150m về phía Đông Bắc);

- M5: Nước giếng đào nằm trong khu vực dự án.

Nhận xét:

- Kết quả phân tích chất lượng nước giếng so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT cho thấy, các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng chỉ tiêu Coliform vượt QCCP 1.200 lần tại vị trí M3, vượt 433,33 lần tại vị trí M4, vượt 110 lần tại vị trí M5.

- Nguyên nhân chỉ tiêu Coliform tại các vị trí lấy mẫu vượt giới hạn cho phép là do nguồn nước ngầm nằm trong vùng quy hoạch trang trại nuôi lợn tập trung, lượng nước thải này không qua xử lý mà thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận (nước ao, nước mương tiêu…) dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Ngoài ra, một phần do nước rỉ rác từ khu vực bãi rác cũ không được thu gom, xử lý mà ngấm trực tiếp xuống đất gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm xung quanh khu vực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

3.3.3. Đánh giá chung v tình hình qun lý, x lý RTSH huyn Yên Định

Thông qua việc tìm hiểu thực trạng thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH trên địa bàn huyện Yên Đinh có thể rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống quản lý RTSH của huyện như trong Bảng 3.20. Bảng 3.21: Tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu công tác quản lý RTSH trên địa bàn huyện Yên Định STT Nội dung Điểm mạnh Điểm yếu 1 Bộ máy tổ chức Đã được hình thành từ cấp huyện tới cấp xã, thôn. Đã ban hành những chính sách về BVMT và quản lý rác thải Lĩnh vực môi trường mới, bộ máy mới hình thành nên hiệu quả chưa cao 2 Nhân sự Lực lượng cán bổ khá đầy đủở cấp huyện, cấp xã. Cán bộ môi trường cấp huyện 100% đúng chuyên môn. Lực lượng cán bộ cấp xã mới, là cán bộ kiêm nhiệm chuyên môn chưa cao.

3 Kinh phí

Đã được chú ý đầu tưđể

BVMT và quản lý rác thải

Nguồn kinh phí còn hạn hẹp trong khi đó nhu cầu vốn đầu tư lớn.

4 Cơ sở hạ tầng

Hệ thống điện, đường, trường trạm bảo đảm đáp

ứng yêu cầu công tác thu gom, vận chuyển rác thải Số lượng bãi rác đầy đủ và phân bốở khắp các địa phương đáp ứng đủ nơi tập kết rác thải Số lượng bãi rác lớn dẫn đến đầu tư dàn trải, nhỏ giọt và thiếu hiệu quả. Các bãi rác đa phần là bãi rác tạm, không đáp ứng

được yêu cầu vệ sinh môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 STT Nội dung Điểm mạnh Điểm yếu 5 Trang thiết bị Hầu hết các địa phương đã tự trang bị các phương tiện và dụng cụ thu gom, vận chuyển rác thải

Trang thiết bị chưa được

đầu tưđúng kỹ thuật, chủ yếu là các thiết bị thô sơ, không chuyên dụng. 6 Thu gom Đã hình thành được tổ thu gom ở tất cả các xã/thị trấn Có sựđa dạng trong hình thức thu gom Chưa phân loại được rác thải Lượng rác phát sinh khá lớn Chưa đồng bộ, chưa chuyên nghiệp trong thu gom, vận chuyển 7 Xử lý Chưa đầu tư kinh phí cho hoạt động xử lý rác thải Các hình thức xử lý chưa hiệu quả và không đúng kỹ thuật.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

8 Nhận thức Cán bộ và người dân đã có hiểu và nắm được tầm quan trọng của BVMT và quản lý rác thải Ý thức BVMT của người dân còn hạn chế. Hiểu biết về quản lý rác thải cần được nâng cao.

Để thực hiện tốt công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn mình trong thời gian tới huyện Yên Định cần tập trung phát huy tối đa các thế mạnh của mình đồng thời khắc phục những hạn chếđã được chỉ ra ở trên.

3.4. Dự báo khối lượng RTSH phát sinh đến năm 2020

Dựa vào số lượng dân số của huyện Yên Định và định mức phát sinh RTSH/người ta có thể ước tính được lượng RTSH phát sinh đến năm 2020. Kết quảước tính được trình bày trong Bảng 3.21.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

Bảng 3.22: Dự báo khối lượng RTSH phát sinh của huyện Yên Định đến năm 2020 Năm Dân số Mức phát thải phát sinh RTSH theo đầu người (tấn/người/ngày) Khối lượng RTSH (tấn/ngày) Khối lượng RTSH (tấn/năm) 2015 162294 0,6 97 376 97,38 2016 162437 0,6 97 462 97,46 2017 162606 0,6 97 564 97,56 2018 162542 0,6 97 525 97,53 2019 162579 0,6 97 547 97,55 2020 162520 0,6 97 512 97,51

Bảng 3.21 cho thấy lượng RTSH của huyện Yên Định sẽ không ngừng tăng lên trong thời gian tới. Cụ thể, đến năm 2020 khối lượng RTSH phát sinh vào khoảng 97 tấn/ngày (Hơn 35 nghìn tấn/năm).

3.5. Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý RTSH của huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

3.5.1. Các gii pháp v cơ chế chính sách

3.5.1.1. Quy hoạch mạng lưới các bãi tập kết và bãi xử lý rác thải

Nhưđã phân tích ở các phần trên hiện tại trên địa bàn huyện có tổng số 70 bãi rác lớn nhỏ nhưng hầu hết là các bãi rác tự phát, chưa được quy hoạch và không đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Điều này dẫn tới giảm hiệu quả xử lý chất thải và tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Trong thời gian tới huyện Yên Định cần lập quy hoạch cụ thể đối với hệ

thống các bãi rác trên địa bàn mình, trong đó tập trung vào các nội dung sau: • Số lượng bãi rác: Giảm số lượng các bãi rác hiện có, tập trung phát triển các bãi rác theo quy mô vùng (từ 3 – 5 xã hình thành một bãi rác tập trung).

• Tập trung đầu tư phát triển, xây dựng các bãi rác hợp vệ sinh, đúng tiêu chuẩn xây dựng. Tránh đầu tư giàn trải, nhỏ giọt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 • Đối với khu vực thị trấn Quán Lào cần tập trung đầu tư xây dựng khu xử

lý liên hợp các phương pháp xử lý (lò đốt công nghiệp, vi sinh và chôn lấp). • Bố trí tuyến đường thu gom vận chuyển rác phù hợp bảo đảm tính liên kết trong hệ thống các bãi chôn lâp, khu xử lý với các nguồn phát sinh.

• Lựa chọn các môi hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác phù hợp với tình hình của địa phương. Trong đó, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị xã hội trong quản lý RTSH.

3.5.1.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách

• Xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy, các quy chế cụ thể trong lĩnh vực quản lý môi trường, trong tất cả các giai đoạn của hoạt

động QLRTSH như khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái sử dụng…Và cần có những điều chỉnh hợp lý và kịp thời khi cần thiết.

• Xây dựng và không ngừng hoàn thiện bổ sung, cải cách các chính sách về xử phạt đối với các hoạt động không tuân thủ các quy định về pháp luật đối với QLRTSH.

• Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện. UBND huyện thường xuyên đôn đốc chỉđạo các cơ quan chức năng phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện quản rác thải sinh hoạt. Đề cao vai trò và phát huy vai trò của các tổ chức mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội CCB, các đoàn thể

nhân dân, tổ chức xã hội trong công tác BVMT.

• Phải có biện pháp cụ thể yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên

địa bàn huyện chấp hành tốt Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, phải hợp đồng với đơn vị có đủ tư cách pháp nhân trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, ngăn cấm tình trạng đổ rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định xuống ao,hồ, bãi chôn lấp của thôn

• Tăng cường công tác thanh, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

• Khuyến khích, định hướng các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 thải nhằm nâng cao ý thức của mọi người và đưa công tác xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường đi vào thực tế.

• Cần có thể chế, chính sách thông thoáng để kêu gọi đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, các đơn vị chức năng, các tổ chức quốc tế để làm tốt công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trong thời gian tới như: hỗ trợ vốn, thùng chứa rác, đặc biệt là phương tiện trang thiết bị thu gom, kinh phí xây dựng

điểm tập kết hoặc bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh.

• UBND huyện tiếp tục chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp, hướng dẫn UBND các xã quy hoạch xây dựng các điểm tập kết, bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh quy mô cấp thôn hoặc xã, hoặc các điểm tập kết tạm thời, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường sao cho ở mỗi thôn đều triển khai xây dựng được. Đồng thời có hình thức xử phạt đối với những hành vi đổ

trộm rác thải bừa bãi không đúng nơi quy định.

• Hằng năm UBND các xã, thị trấn cần bố trí ngân sách phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Quản lý các nguồn vốn này trên phương châm hiệu quả công việc và minh bạch.

3.5.2. Các gii pháp tuyên truyn, giáo dc

Bất kỳ một chính sách nào được đưa vào áp dụng thực tiễn sẽ không thành công nếu không có sựủng hộ của người dân. Người dân là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động từ môi trường. Đồng thời họ cũng là chủ thể

chính tác động lên môi trường . Vì vậy cần phải giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, đạo đức môi trường cho tất cả mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ.

• UBND huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các văn bản pháp luật của Bộ Tài nguyền, UBND tỉnh về BVMT nói chung và quản lý RTSH nói riêng

đến các cấp cơ sở, kết hợp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến đến người dân, các cơ sở kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 • Bằng nhiều hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên đài phát thanh trên đài truyền thanh, truyền hình và đài phát thanh xã, phát động phong trào vệ sinh môi trường, quét dọn đường làng, ngõ xóm; tổ chức giải quyết tranh chấp về môi trường thông qua các buổi họp dân trong thôn, xóm; đưa công tác giáo dục BVMT lồng ghép vào trong chương học

để giáo dục cho học sinh.

• Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh môi trường. Phối kết hợp với các cơ quan đoàn thể triển khai thực hiện tổ chức các lớp tập huấn trong các cơ

quan, trường học nhằm nâng cao trách nhiệm của người dân

3.5.3. Các gii pháp k thut, khoa hc công ngh

Dựa vào kết quả nghiên cứu hiện trạng quản lý, phân tích các khó khăn thuận lợi và các điều kiện cụ thể của huyện Yên Định chúng tôi đề xuất 02 mô hình quản lý rác thải cho địa bàn huyện như sau:

• Mô hình thu gom rác có sự tham gia của cộng đồng dân cư – Áp dụng chủ

yếu cho khu vực nông thôn.

• Mô hình thu gom rác với vai trò chủđạo của các công ty, tổ chức tư nhân – Áp dụng cho khu vực đô thị (Thị trấn Quán Lào và thị trấn Thống nhất).

3.5.3.1. Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt cho khu vực nông thôn

Đối với khu vực dân cư nông thôn của huyện chúng tôi đề xuất mô hình quản lý rác thải sinh hoạt như trong Hình 3.4.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

Hình 3.4: Mô hình quản lý RTSH cho khu vực nông thôn Thuyết minh mô hình Thuyết minh mô hình

• Bước 1: Giảm thiểu rác thải tại nguồn

Việc phân loại rác ở khu vực nông thôn gặp nhiều khó khăn do nhận thức người dân chưa cao, động lực phân loại không lớn, mặt khác khi phân loại cần phải thiết kế các cơ sở xử lý rác thải hữu cơ riêng (Ủ phân), do đó tính khả thi của phương án này không cao.

Vì vậy thay vì phân loại rác chúng ta nên khuyến cáo các hộ gia đình ở

nông thôn chủ động giảm thiểu lượng RTSH của mình theo 2 cách: Đối với nhóm rác hữu cơ (Nhóm 1) sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi hoặc đem đổ thải ra vườn nhà để tự phân hủy. Do các hộ dân ở khu vực nông thôn có diện tích vườn khá rộng, hầu hết đều chăn nuôi lợn hoặc gà nên phương án trên có thể thực hiện

Các hộ gia đình Giảm thiểu tại nguồn Cơ sở thu gom phế liệu Đổ ra vườn tự phân hủy Lượng rác còn lại Tổ thu gom rác của các thôn Bãi tập kết của thôn/xã Khu xử lý tập trung (chôn lấp hợp vệ sinh, đốt và ủ phân vi sinh)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

được; thứ 2 đối với nhóm rác 2 (nhóm có thể tái sử dụng, tái chế) khuyến cáo người dân nên đem bán cho các cơ sở thu gom phế liệu vừa để giảm thải lượng rác phát sinh vừa tạo thu nhập. Trên thực tế 2 cách làm này vẫn được thực hiện khá phổ biến ở các hộ dân cư nông thôn.

Nếu đẩy mạnh được việc giảm thiểu RTSH tại nguồn theo hai biện pháp trên chúng ta có khả năng giảm thiểu được từ 75 – 85% lượng RTSH phát sinh hàng ngày, điều này sẽ giảm ngánh nặng lớn cho hoạt động vận chuyển, thu gom.

Để việc giảm thiểu RTSH diễn ra mạnh mẽ cần có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể chính trị như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh…trong việc tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân thực hiện giảm thiểu rác thải tại nguồn.

• Bước 2: Thu gom vận chuyển lượng rác thải còn lại đến bãi tập kết chung của thôn/xã.

Lượng RTSH sau khi giảm thiểu còn lại tương đối ít sẽ được các tổ thu gom rác thải của các thôn thu gom và vận chuyển về bãi tập kết rác chung của thôn. Vì lượng rác ít nên tần xuất thu gom có thể giảm xuống thành 1 – 2 lần/tuần

để tiết kiệm chi phí.

Việc thu gom, vận chuyển RTSH nên giao cho các hộ gia đình hoặc các tổ

chức chính trị ở địa phương thực hiện để tạo thêm việc làm cho người dân địa phương.

• Bước 3: Xử lý rác thải

UBND huyện phối hợp cùng với các công ty tư nhân đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp hoặc khu xử lý rác thải tập trung theo cụm đúng như quy hoạch để

xử lý rác thải.

Các khu xử lý này nên giao cho các công ty tư nhân đảm nhiệm việc theo dõi và xử lý dưới hình thức kinh doanh dịch vụ môi trường. Chính quyền xã, huyện và phòng Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra hoạt

động xử lý rác của các công ty tư nhân.

3.5.3.2. Mô hình quản lý rác thải sinh hoạt cho khu vực đô thị

Đối với khu vực đô thị việc giảm thiểu chất thải tại nguồn sẽ gặp nhiều

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)