Khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện Yên Định

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 63)

STT Xã/Thị trấn Dân số (Người) Lượng RTSH phát sinh/người (Kg/người/ngày) Khối lượng phát sinh (kg/ngày) Khối lượng Phát sinh (Tấn/năm) 1 Yên Phú 4 523 0.45 2 035 742 903 2 Yên Lâm 5 756 0.41 2 360 861 385 3 Yên Tâm 4 155 0.41 1 704 621 796 4 Yên Giang 3 505 0.45 1 577 575 696 5 Quý Lộc 10 643 0.41 4 364 1 592 725 6 Yên Thọ 5 816 0.45 2 617 955 278 7 Yên Trung 5 784 0.41 2 371 865 576 8 Yên Trường 4 274 0.41 1 752 639 604 9 Yên Bái 3 174 0.45 1 428 521 330 10 Yên Phong 5 333 0.41 2 187 798 083 11 Yên Thái 5 011 0.45 2 255 823 057 12 Yên Hùng 4 926 0.45 2 217 809 096 13 Yên Thịnh 4 561 0.45 2 052 749 144 14 Yên Ninh 3 556 0.45 1 600 584 073 15 Yên Lạc 4 498 0.45 2 024 738 797 16 Định Tăng 6 995 0.45 3 148 1 148 929 17 Định Hòa 6 497 0.41 2 664 972 276 18 Định Thành 6 056 0.45 2 725 994 698 19 Định Công 4 344 0.45 1 955 713 502 20 Định Tân 6 357 0.41 2 606 951 325 21 Định Tiến 7 525 0.45 3 386 1 235 981 22 Định Long 4 591 0.41 1 882 687 043 23 Định Liên 6 095 0.41 2 499 912 117 24 Định Tường 6 562 0.41 2 690 982 003 25 Định Hưng 5 483 0.45 2 467 900 583 26 Định Hải 4 594 0.45 2 067 754 565 27 Định Bình 5 946 0.45 2 676 976 631 28 TT Quán Lào 4 098 0.96 3 934 1 435 939 29 TT Thống Nhất 5 052 0.96 4 850 1 770 221 Tổng số 72 094 26 314 354

Theo bảng 3.9, khối lượng RTSH phát sinh bình quân của huyện Yên

Định là trên 72 tấn/ngày hay vào khoảng hơn 26 nghìn tấn/năm. Trong đó, có khoảng hơn 60% là chất hữu cơ dễ phân hủy (khoảng 43,2 tấn/ngày hoặc khoảng 15,7 nghìn tấn/năm). Một số địa phương có khối lượng RTSH phát sinh lớn nhất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 của huyện có thể kể tới như: TT Quán Lào, Thống Nhất, Yên Trường, Quý Lộc,

Định Tăng. Ngược lại các địa phương như: Yên Ninh, Yên Giang và Yên Bái là những nơi có lượng RTSH phát sinh thấp nhất với

*RTSH phát sinh từ các khu vực Dịch vụ, thương mại, hành chính (DV-TM-HC)

Do giới hạn của đề tài nên việc cân rác và xác định hệ số phát thải RTSH cho khu vực TM-DV-HC trên địa bàn huyện Yên Định không được tiến hành. Để ước tính khối lượng RTSH phát sinh từ khu vực này chúng tôi kế thừa kết quả

nghiên cứu của dự án “Tổng hợp xây dựng các mô hình xử lý rác thải sinh hoạt cho các thị trấn, thị xã” do Tổng cục Môi trường thực hiện năm 2007.

Theo đó, tỷ lệ RTSH phát sinh từ khu vực dịch vụ, thương mại, hành chính tại vùng nông thôn khu vực Miền Trung là 23,69% tổng khối lượng RTSH phát sinh, còn lượng phát sinh từ các hộ gia đình chiếm 76,31%. Như vậy khối lượng RTSH phát sinh từ khu vực này của huyện Yên Định có thểđược tính theo như sau:

• Đặt A = Khối lượng RTSH phát sinh từ các hộ gia đình huyện Yên Định (Tấn/năm).

• a = Tỷ lệ RTSH phát sinh từ hộ gia đình huyện Yên Định so với tổng lượng RTSH phát sinh (%).

• B = Khối lượng RTSH phát sinh từ khu Dịch vụ, thương mại, hành chính (DV-TM-HC) huyện Yên Định (Tấn/năm).

• b= Tỷ lệ RTSH phát sinh từ khu DV-HC-TM huyện Yên Định so với tổng lượng RTSH phát sinh (%).

Ta có: B = (A x b)/a

B = (26 314,35*23,69)/76,31 = 8 169,14 (Tấn/năm)

* Tổng khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện Yên Định

Tổng khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện Yên Định được tính toán theo công thức như sau:

∑ RTSH phát sinh = RTSH khu dân cư + RTSH khu DV-TM-HC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 Như vây, bình quân mỗi năm sẽ có khoảng hơn 34 nghìn tấn RTSH phát sinh trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

3.2.6.3. Thành phần RTSH trên địa bàn huyện Yên Định * Thành phần RTSH tại các hộ gia đình

Về thành phần các loại rác: Khối lượng rác nhóm 1 (nhóm rác thải hữu cơ

dễ phân hủy) chiếm tỷ lệ cao trên 60% (61,99%) và khá đồng đều ở các địa phương (dao động từ 59,69 – 63,81%); tiếp đó là nhóm rác có khả năng tái chế, tái sử dụng (nhóm 2) với tỷ lệ dao động từ 14,67 – 24,51%; Nhóm rác nguy hại (Nhóm 3) có tỷ lệ thấp nhất trong các loại rác và dao động trong khoảng 2,08 – 8,61%; Nhóm rác còn lại (Nhóm 4) dao động từ 9,04 – 21,48% (bảng 3.10) Bảng 3.11: Thành phần rác thải sinh hoạt tại các điểm nghiên cứu Địa phương Nhóm A Nhóm B Nhóm C Nhóm D KL (kg) TL % KL (kg) TL % KL (kg) TL % KL (kg) TL % Quán Lào 660.9 61.78 156.9 14.67 22.2 2.08 229.8 21.48 Yên Trường 492.07 63.81 142.93 18.54 66.39 8.61 69.73 9.04 Định Thành 306.9 59.69 126 24.51 11.94 2.32 69.34 13.49 Bình Quân 1459.87 61.99 425.83 18.08 100.53 4.27 368.87 15.66

Nhìn chung khối lượng phát sinh RTSH của các địa phương nghiên cứu thuộc huyện Yên Định khá tương đồng với lượng phát sinh RTSH của các địa phương khác có cùng điều kiện trên địa bàn cả nước. Rác hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ cao là đặc trưng trung của RTSH đã được nhiều nghiên cứu thực tế

chỉ ra.

* Khối lượng các loại RTSH trên địa bàn huyện Yên Định

Dựa vào tỷ lệ các nhóm rác và khối lượng RTSH phát sinh ta có thể ước tính khối lượng phát sinh bình quân của từng nhóm rác thải trên địa bàn huyện Yên Định như trong Bảng 3.11.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Bảng 3.12: Khối lượng RTSH phát sinh huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa phân theo các nhóm rác TT Loại rác Khối lượng (Tấn/năm) Tỷ lệ (%) 1 Rác hữu cơ (nhóm A) 17 104,32 64,99 2 Rác có khả năng tái chế tái sử dụng (Nhóm B) 4 593,33 17,45 3 Rác thải nguy hại (nhóm C) 989,1 3,76 4 Nhóm rác khác (nhóm D) 3 627,6 13,8 Tổng 26 314,35 100

3.2.7. Đánh giá công tác thu gom, phân loi rác thi sinh hot trên địa bàn huyn Yên Định huyn Yên Định

* Các hình thức thu gom rác thải

Theo kết quả điều tra có 4 hình thức thu gom rác thải sinh hoạt hiện có trên địa bàn huyện Yên Định bao gồm:

• Hợp tác xã dịch vụ môi trường: Áp dụng tại Thị trấn Quán Lào;

• Công ty tư nhân (Công ty Cổ phần Môi trường Yên Định): Thu gom rác tại 3 xã Định Long, Định Liên và Định Bình;

• Giao khoán cho một số hộ trong thôn: Áp dụng phổ biến ở các địa phương.

Như vậy có thể thấy hình thức thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Định là khá phong phú. Tuy nhiên, hình thức chính vẫn là giao khoán cho một số hộ gia đình trong thôn. Điều này cho thấy vai trò khá tích cực của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt.

* Tỷ lệ thu gom rác thải

Theo Báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Định tỷ lệ

thu gom RTSH trên địa bàn huyện năm 2014 là 65% đối với RTSH phát sinh từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57 một lượng lớn RTSH chưa được thu gom và vứt bừa bãi ra ngoài môi trường. Dựa vào tỷ lệ thu gom như trên có thểước tính được lượng RTSH được thu gom và chưa được thu gom trên địa bàn huyện Yên Định.

Bảng 3.13: Khối lượng RTSH thu gom và không thu gom được trên địa bàn huyện Yên Định

Khu vực RTSH phát sinh (Tấn/năm) Tỷ lệ thu gom* (%) Khối lượng thu gom (Tấn/năm) Khối lượng chưa thu gom (Tấn/năm) Khu vực dân cư 26 314,35 65 17104,33 9210,02 Khu vực TM-DV-HC 8 169,14 70 5718,40 2450,74 Tổng 34 483,49 22822,73 11660,76

Ghi chú: (*) Tỷ lệ thu gom rác theo số liệu Báo cáo của Phòng TNMT huyện Yên Định năm 2014.

Theo Bảng 3.12, với tỷ lệ thu gom hiện tại thì hàng năm khối lượng RTSH thu gom được là 15.300 tấn. Trong khi đó lượng RTSH chưa được thu gom và thải bừa bãi ra ngoài môi trường là vào khoảng 7.800 tấn/năm.

* Tần xuất thu gom:

Tại hầu hết các địa phương trong toàn huyện tần xuất thu gom rác là 2 lần/tuần, chỉ ở một số khu vực phát triển như thị trấn Quán Lào và một số xã là có tần xuất thu gom 3 lần/tuần. Với mức độ phát sinh rác thải bình quân của khu vực nông thôn không nhiều nên tần xuất thu gom như trên được cho là hợp lý. Tuy nhiên, vào những ngày mùa hè do nhiệt độ cao tốc độ phân hủy rác nhanh nên cần phải tăng tần xuất thu gom rác sinh hoạt một cách phù hợp.

Kết quả điều tra về tần xuất thu gom rác thải trai thị trấn Quán Lào, xã Yên Trường và xã Định Thành được chỉ ra trong Bảng 3.13. Đại đa số người dân

được hỏi đều cho rằng tần xuất thu gom rác như hiện tại là hợp lý do lượng rác phát sinh không nhiều nên không cần thiết phải thu gom hàng ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

Bảng 3.14: Thông tin về tần xuất thu gom rác của một sốđịa phương trên

địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Địa phương Tần xuất thu gom

Ln/tun Đánh giá (%) Hợp lý Chưa hợp lý TT Quán Lào 7 95 5 Xã Yên Trường 2 87 13 Xã Định Thành 2 91 9

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra hộ gia đình

* Phân loại rác thải

Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Định chưa tiến hành việc phân loại rác thải sinh hoạt. Các tổ vệ sinh môi trường ở các thôn, xã cũng không yêu cầu người dân phải tiến hành phân loại rác. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại 2 xã Yên Trường và Định Thành một số hộ dân có tiến hành phân loại rác thải sinh hoạt. Cụ thể họ phân loại một số vật liệu như sắt, thép, giấy, chai lọ…để bán

đồng nát và tận dụng một số rác hữu cơ như thức ăn thừa, vỏ rau, củ, quả để làm thức ăn chăn nuôi. Hoạt động này diễn ra tự phát chủ yếu xuất phát từ lợi ích kinh tế của hộ gia đình.

Khi được hỏi về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải thì có tới 56 – 72 % số người dân cho rằng họ hiểu về phân loại rác và có 52 – 76% cho rằng phân loại rác tại nguồn là cần thiết. Tỷ lệ hiểu về phân loại rác của người dân ở

thị trấn Quán Lào cao hơn hẳn so với ở 2 xã Yên Trường và Định Thành. Kết quả

này cho thấy nhận thức của người dân về phân loại rác là ở mức khá.

Bảng 3.15: Tổng hợp ý kiến của người dân về phân loại RTSH

Đơn vị: %

Câu hỏi TT Quán Lào Yên Trường Định Thành Không Không Không

Ông bà có hiểu về phân

loại rác tại nguồn không? 72 28 56 44 62 38 Theo ông (bà) phân loại

rác tại nguồn có quan trọng không?

76 24 52 48 71 29

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

* Công tác tuyên truyền về RTSH

Hoạt động tuyên truyền về BVMT nói chung và quản lý rác thải nói riêng

được phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Định thực hiện khá đầy đủ. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác tuyên truyền nhìn chung chưa cao khi hầu hết người dân được hỏi đều đánh giá mức độ tuyên truyền các nội dung về BVMT và quản lý rác thải ở mức không thường xuyên (Bảng 3.15).

Bảng 3.16: Ý kiến của người dân về hoạt động tuyên truyền về BVMT và Quản lý rác thải tại 03 điểm nghiên cứu, huyện Yên Định

Mức độ TT Quán Lào Xã Yên Thắng Xã Định Thành Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu %

Thường xuyên 5 5,56 2 2,22 3 3,33

Không thường xuyên 76 84,44 68 75,56 43 47,78 Không tuyên truyền 9 10,00 30 33,33 44 48,89

Tổng số 90 100 90 100 90 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ gia đình

Bảng 3.15 cho thấy chỉ có từ 2,22 – 5,56% số người dân được hỏi cho rằng họ thường xuyên được tuyên truyền về BVMT và Quản lý rác thải. Trong khi đó sốđông người dân cho rằng hoạt động tuyên truyền tại địa phương diễn ra không thường xuyên là từ 47,78 – 84,44%. Thậm trí một lượng lớn người dân

được phỏng vấn cho rằng họ không thấy hoạt động tuyên truyền diễn ra trên địa bàn sinh sống (10 – 48,89%).

Kết quả điều tra này cho thấy hiệu quả của công tác truyền thông về

BVMT và Quản lý rác của huyện chưa thực sự hiệu quả và đến được với người dân. Chính vì vậy trong thời gian tới huyện cần chú ý đẩy mạnh hoạt động truyền thông, đa dạng hóa các nội dung, hình thức truyền thông để các nội dung BVMT và quản lý rác có thểđến được đảo người dân hơn.

3.3. Đánh giá thực trạng xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên

Định tỉnh Thanh Hóa

3.3.1. Hin trng x lý RTSH

Hiện nay RTSH trên địa bàn huyện Yên Định sau khi thu gom sẽ được chuyển tới các bãi chôn lấp để tiến hành xử lý. Trên thực tế hoạt động xử lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 RTSH gần như không có. Các bãi rác thường áp dụng 2 hình thức xử lý phổ biến,

đơn giản đó là đốt rác (Đốt các thành phần vô cơ ngay trên bãi rác) và tiến hành chôn lấp thủ công.

Bảng 3.16 chỉ ra một số thông tin cơ bản về các bãi chôn lấp RTSH trên

địa bàn huyện Yên Định. Theo đó, toàn huyện có 70 bãi rác với tổng diện tích 234.100m2 (bình quân mỗi bãi rác rộng 3.442,6m2). Tuy nhiên, chỉ có duy nhất 01 bãi rác tại thị trấn Quán Lào được đánh giá là bãi chôn lấp hợp vệ sinh (1,43%) còn lại đều là các bãi rác không hợp vệ sinh (98,57%). Hình thức xử lý thì 100% các bãi rác áp dụng 2 hình thức đốt và chôn lấp. Đây thực chất là 2 biện pháp xử lý đơn giản và không đúng kỹ thuật.

Bảng 3.17: Thông tin về các bãi chôn lấp rác huyện Yên Định Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) Số bãi rác hiện có Tổng số 70 100 Hợp vệ sinh 1 1,43 Không hợp vệ sinh 69 98,57 Diện tích chôn lấp (m2) Khoảng dao động 500 – 31.000 Trung bình 3442,6 Tổng 234.100 Phương pháp xử lý Đốt 70 100 Chôn lấp 70 100 Tường bao Có 16 22,86 Không 54 77,14 Đường giao thông Bê tông 19 27,14 Cấp phối 51 72,86 Lượng rác tiếp nhận Khoảng dao động 0,96 - 311,36 Trung bình 8,9 Tổng 622,72

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 Về hệ thống cơ sở hạ tầng, các bãi rác hầu hết được thiết kế rất sơ sài chỉ

gồm đường giao thông dẫn vào bãi rác (27,14% đường vào bãi rác là đường bê tong, còn lại 72,86% là đường cấp phối), một số bãi rác có hệ thống tường bao quanh nhưng tỷ lệ không nhiều (16/70 chiếm 22,86%). Lượng rác tiếp nhận bình quân của mỗi bãi rác là 8,9 tấn/ngày. Có thể nói đây mới chỉ là những bãi tập kết rác thải chứ chưa được coi là các bãi chôn lấp rác thải hoàn chỉnh.

Do không được đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật như lót nền, lót đáy, hệ

thống thu gom, xử lý nước rác…nên các bãi rác trên địa bàn huyện Yên Định

đang trở thành những điểm nóng môi trường. Chúng tiềm ẩn những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các khu vực xung quanh

3.3.2. Đánh giá cht lượng môi trường ti các bãi rác

Chất lượng môi trường không khí tại bãi rác TT Quán Lào

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)