Các giải pháp tuyên truyền, giáo dục

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 78 - 79)

Bất kỳ một chính sách nào được đưa vào áp dụng thực tiễn sẽ không thành công nếu không có sựủng hộ của người dân. Người dân là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động từ môi trường. Đồng thời họ cũng là chủ thể

chính tác động lên môi trường . Vì vậy cần phải giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, đạo đức môi trường cho tất cả mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ.

• UBND huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các văn bản pháp luật của Bộ Tài nguyền, UBND tỉnh về BVMT nói chung và quản lý RTSH nói riêng

đến các cấp cơ sở, kết hợp xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến đến người dân, các cơ sở kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 • Bằng nhiều hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên đài phát thanh trên đài truyền thanh, truyền hình và đài phát thanh xã, phát động phong trào vệ sinh môi trường, quét dọn đường làng, ngõ xóm; tổ chức giải quyết tranh chấp về môi trường thông qua các buổi họp dân trong thôn, xóm; đưa công tác giáo dục BVMT lồng ghép vào trong chương học

để giáo dục cho học sinh.

• Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh môi trường. Phối kết hợp với các cơ quan đoàn thể triển khai thực hiện tổ chức các lớp tập huấn trong các cơ

quan, trường học nhằm nâng cao trách nhiệm của người dân

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)