Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2011
Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có lượng CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh lớn nhất do mức độ hoạt động sản xuất nông nghiệp cao.
• Khối lượng thải CTR đô thị đến năm 2025
Cơ sở của việc ước tính CTR đô thị là tốc độ tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học, tốc độ tăng GDP hàng năm.Lượng CTR đô thị ngày càng tăng và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
thành phần ngày càng phức tạp do số lượng dân cư chuyển từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng bởi quá trình đô thị hóa cao, do mức sống ngày càng cao nên tiêu dùng ngày càng đa dạng. Ước tính chỉ số phát sinh CTR đô thị trung bình ở Việt Nam trong những năm 2015, 2020, 2025 vào khoảng 1,2; 1,4; 1,6 kg/người/ngày.
Bảng 1.7: Khối lượng CTR đô thị phát triển đến năm 2025
Năm 2015 2020 2025
Dân số đô thị (triệu người) 35 44 52
Tỷ lệ dân số đô thị so với cả
nước (%) 38 45 50
Chỉ số phát sinh CTR đô thị
(kg/người/ngày) 1,2 1,4 1,6
Tổng lượng CTR đô thị phát
sinh (tấn/ngày) 42.000 61.600 83.200
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2011
Từ kết quả dự báo từng bảng 1.7 trên thì lượng CTR sinh hoạt đô thị năm 2015 tăng gấp 1,6 lần, năm 2020 tăng gấp 2,37 lần, năm 2025 tăng gấp 3,2 lần so với năm 2010. Đây sẽ là áp lực lớn đối với công tác quản lý CTR trong thời gian tới.
* Tình hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
• Công tác phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn:
Việc phân loại chất thải tại nguồn sẽ giúp giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp: rác thải hữu cơ được tái chế thành sản phẩm có ích, các chất thải như nhựa, giấy, kim loại được tái chế thành nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm tái chế. Đây là cơ sở để hình thành và phát triển thị trường tái sử dụng, tái chế chất thải.
Các thành phố đã áp dụng thử nghiệm phân loại rác tại nguồn, điển hình như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… đã có kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay chương trình phân loại rác thải tại nguồn vẫn chưa được áp dụng, triển
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19
khai rộng rãi vì nhiều lý do như chưa đủ nguồn lực tài chính để mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như nhân lực thực hiện, đặc biệt là thói quen của người dân.
Tại một số địa phương triển khai thí điểm mô hình phân loại CTR tại nguồn giai đoạn đầu, do cơ sở hạ tầng khi tiến hành thí điểm dự án không đồng bộ và do thiếu đầu tư cho công tác thu gom vận chuyển và xử lý CTR theo từng loại nên sau khi người dân tiến hành phân loại tại nguồn, rác được công nhân URENCO thu gom và đổ lẫn lộn vào xe vận chuyển để mang đến bãi chôn lấp chung, do vậy, mục tiêu của chương trình phân loại rác tại nguồn bị hoài nghi.
• Công tác thu gom CTR sinh hoạt đô thị:
Công tác thu gom CTR đô thị mặc dù ngày càng được chính quyền các cấp quan tâm nhưng do lượng CTR ngày càng tăng, năng lực thu gom còn hạn chế về cả thiết bị và nhân lực nên tỷ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu. Mặt khác,
do nhận thức của người dân còn chưa cao nên lượng rác bị vứt bừa bãi ra môi trường còn nhiều, việc thu gom có phân loại tại nguồn vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị, nhân lực và nâng cao nhận thức. Vì vậy, ở hầu hết các đô thị nước ta, việc thu gom rác chưa phân loại vẫn là chủ yếu.
Công tác thu gom thông thường sử dụng 2 hình thức là thu gom sơ cấp (người dân tự thu gom vào các thùng/túi chứa sau đó được công nhân thu gom vào cáo thùng rác đẩy tay cở nhỏ) và thu gom thứ cấp (rác tại các hộ gia đình được công nhân thu gom vào các xe đẩy tay sau đó được chuyển đến các xe ép rác chuyên dụng và chuyển đến khu xử lý hoặc tại các chợ/ khu dân cư các đặt container chứa rác, công ty môi trường đô thị có xe chuyên dụng chở container đến khu xử lý).
Một trong những bức xúc của các đô thị hiện nay trong công tác thu gom CTR là thiếu các địa điểm trung chuyển rác. Hà Nội chưa có trạm trong chuyển rác trong khi khoảng cách từ Hà Nội đến khu xử lý rác Nam Sơn khoảng 50km. Các thành phố khác cũng chưa có trạm trung chuyển rác đúng nghĩa như ở TP. Hồ Chí Minh. Theo đánh giá hiện trạng, hiện nay, hầu hết các đô thị mới chỉ có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20
các điểm tập kết rác, tuy vậy, các điểm tậ kết này chũng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
Tp. Hồ Chí Minh có 2 trạm trung chuyển lớn: trạm trung chuyển Quang Trung tiếp nhận 1.084 tấn/ngày, trạm trung chuyển Tống Văn Trân tiếp nhận khoảng 820 tấn/ngày. Rác từ 2 trạm trung chuyển này được các xe lớn chuyển tới khu liên hiệp xử lý CTR Đa Phước, Phước Hiệp và Nhà máy Xử lý rác Vietstar
(Tổng cục Môi trường, 2011).
Công tác xã hội hóa việc thu gom và vận chuyển chất thải đang được thực hiện rộng rãi ở nhiều nơi. Chí có các đô thị lớn cấp thành phố mới có URENCO đảm nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR đô thị. Tuy nhiên vẫn có sự tham gia của các công ty cổ phần hoặc công ty tư nhân. Trên địa bàn Tp. Hà Nội, ngoài URENCO là đơn vị đảm nhận chính còn có khoảng gần 30 đơn vị tư nhân và tập thể tham gia thực hiệm thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt (Tổng cục Môi trường, 2011).
Tại các đô thị nhỏ cấp thị trấn, phần lớn là các hợp tác xã, tổ đội thu gom, tổ chức tư nhân đảm nhiệm việc thu gom, vận chuyển với chi phí thu gom thỏa thuận với người dân đồng thời có sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.
• Tái sử dụng và tái chế CTR sinh hoạt
Mặc dù CTR chở đến các nhà máy làm phân hữu cơ có thành phần hữu cơ cao từ 60 – 65% nhưng do CTR đô thị chưa được phân loại tại nguồn nên lượng CTR thải ra sau xử lý từ các nhà máy này phải mang đi chôn lấp khoảng 35 –
40% lượng chất thải đầu vào. Thống kê sơ bộ cho thấy, không quá 10 nhà máy làm phân hữu cơ đang hoạt động có công suất khoảng 200 tấn/ngày chất thải đầu vào và chỉ có 1 nhà máy công suất 600 tấn/ngày tại Tp. Hồ Chí Minh. Nếu hoạt động đủ công suất thì lượng rác thải được xử lý làm phân hữu cơ <2.500 tấn/ngày, chiếm khoảng <10% CTR đô thị phát sinh. Thực tế, các nhà máy này đều chưa hoạt động đủ công suất thiết kế do tiêu thụ phân hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn.Bên cạnh đó, vấn đề tồn tại của công nghệ này là ô nhiễm môi trường thứ cấp do đốt các nhiên liệu sinh ra (Tổng cục Môi trường, 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21
Tái chế chất thải như giấy thải, nhựa thải, kim loại thải ở Việt Nam hầu hết do tư nhân và các làng nghề đảm nhiệm. Tuy là các hoạt động tự phát nhưng hoạt động này rất phát triển, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. Khoảng 90% chất thải như giấy, nhựa, kim loại được tạo thành sản phẩm tái chế, khoảng 10% thành chất thải sau tái chế. Công nghệ tái chế ở các làng nghề phần lớn là thủ công, lạc hậu nên gây ô nhiễm môi trường nặng nề, bên cạnh đó, các chất thải làng nghề hầu hết đều không xử lý mà đều thải ra môi trường cùng với chất thải sinh hoạt và dưa đến bãi chôn lấp (Tổng cục Môi trường, 2011).