M ặt bằng khu vực dự kiến bố trí KCN khí điện đạm C à au (nguồn: http://www.wikimapedia.org)
3.2.5.3. Khả năng truyền tải điện từ Khu Khí điện đạm Cà Mau [10]
Để truyền tải công suất và năng lượng phát ra từ Khu KĐĐCM, dự kiến sẽ xây dựng một hệ thống lưới điện truyền tải đồng bộ với nhà máy:
- Đường dây 500kVCà Mau - Ô Môn, hai mạch - Đường dây 220kV Cà Mau - Bạc Liêu
- Đường dây 220kV Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng - Trà Nóc - Đường dây 220kV, hai mạch đấu nối với trạm 220kV Cà Mau
Hệ thống lưới điện đồng bộ trên có khả năng truyền tải hết công suất của Nhà máy Điện Cà Mau với công suất có thể mở rộng lên tới 1400MW.
Tuy nhiên, để đảm bảo tuyền tải và phân phối điện năng của Cà Mau, hệ thống lưới điện đồng bộ với dự án nhà máy điện Ô Môn cần thiết phải thực hiện và đưa vào vận hành trước khi có Khu KĐĐCM.
Phương án đấu nối
- Chọn phương án đấu nối của nhà máy điện Cà Mau phát lên hệ thống thanh cái 500kV cả trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
- Trong giai đoạn 1 cần đồng bộ ít nhất một mạch đường dây 500kV Cà Mau - Ô Môn và một mạch đường dây 220kV Cà Mau – Bạc liêu. Tuy nhiên kiến nghị xây dựng đồng bộ cả 2 mạch đường dây 500kV Cà Mau - Ô Môn ngay trong giai đoạn 1 để đảm bảo độ tin cậy phát điện lên hệ thống của nhà máy điện Cà Mau.
- Trong giai đoạn 1 trạm 220kV Bạc Liêu bị quá tải 13,09%, để khắc phục tình trạng này cần xây dựng đồng bộ một mạch đường dây 220kV từ nhà máy điện
sớm hơn dự kiến (2011 - 2020).
- Giai đoạn 2 cần đồng bộ đường dây 220kV Bạc Liêu - Sóc Trăng - Trà Nóc và mạch thứ 2 đường dây 220kV Cà Mau - Bạc Liêu. Xây dựng các trạm đồng bộ là trạm 220kV Sóc Trăng công suất 1x125MVA, trạm 220kV Châu Đốc công suất 2x125 MVA và đường dây 220kV Châu Đốc - Kiên Lương (1 mạch), đường dây 220kV Châu Đốc - Thốt Nốt (2 mạch)
Các phương án tính toán như trên thấy rằng trong mọi trường họp đều cần thiết phải xây dựng tuyến đường dây 500kV Cà Mau - Ô Môn.