Đánh giá điều kiện và tác động môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch môi trường và quản lý chất lượng môi trường cho một khu công nghiệp (Trang 41 - 43)

S Ố Đ O

2.2.1.Đánh giá điều kiện và tác động môi trường

- Đánh giá các điều kiện môi trường: tương tựnhư việc đánh giá “hiện trạng môi trường”. Hiện trạng môi trường ở thời điểm hiện tại cần được làm rõ nét thông qua việc thu thập các thông tin cần thiết (về điều kiện tự nhiên; đặc điểm kinh tế xã hội; bối cảnh phát triển khu vực; cơ quan điều hành hoạt động phát triển và các nhóm chia sẻ quyền lợi), điều tra môi trường, khảo sát thực địa.

- Đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển và dự báo các biến đổi môi trường.

Trong khuôn khổ QHMT, các tác động môi trường lớn và xu hướng biến đổi điều kiện môi trường cần được xem xét, dự báo và đánh giá.

Tương tự như đánh giá “các tác động” trong ĐTM hoặc ĐMC:

ĐTM được hiểu là việc xác định, dự báo, phân tích và đánh giá các tác động có thể xảy ra do các dự án, các quy hoạch phát triển hoặc các chương trình chính sách đối với môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu.

Mục đích ĐTM trước hết là khuyến khích việc xem xét các khía cạnh môi trường trong việc lập quy hoạch hoặc ra quyết định đối với các dự án, chương trình hay chính sách; các hoạt động phát triển để có thể lựa chọn, thực thi các chính sách, các dự án và hoạt động có lợi cho môi trường hơn.

Trong khu vực nghiên cứu có thể có nhiều quy hoạch, chương trình hay dự án đã được thông qua, dự kiến thực hiện. Việc xem xét đồng thời các ảnh hưởng môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ và phúc lợi của con người, diễn biến môi trường khu vực (ĐTM tích hợp) là một trong các nội dung quan trọng của nghiên cứu QHMT.

ĐTM được xem là kỹ thuật quy hoạch môi trường cơ bản khi tiến hành quy hoạch dự án. Các kết luận của nó được nghiên cứu bổ xung trực tiếp vào các quá trình nghiên cứu dự án từ việc hình thành, lựa chọn địa điểm, đến nghiên cứu khả thi, thiết kế cũng như thi công và giám sát dự án. Ngoài ra ĐTM là công cụ kỹ thuật không thể thiếu được trong quá trình nghiên cứu, đánh giá các dự kiến phát triển trong vùng quy hoạch nhằm mục đích đưa ra các nhận định về xu hưóng biến đổi điều kiện môi trường, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp thực tế trong xây dựng QHMT cho một vùng nào đó.

- Trong phân tích, đánh giá cần tập trung vào:

+ Các tác động, ảnh hưởng lớn, lâu dài; Các tác động tổng hợp & tích lũy do nhiều hoạt động trên khu vực, đặc biệt đối với những khu vực vốn đã bị tác động mạnh cần được hết sức chú ý.

+ ĐTM đối với các dự án quy hoạch xây dựng, các quy hoạch sử dụng đất, các chương trình giao thông có ý nghĩa quan trọng hàng đầu bởi vì các hoạt động này thường gây ra các biến đổi sâu sắc, khó đảo ngược. Kết quả dự báo cho thấy mức độ bị tác động theo không gian của những yếu tố tài nguyên, chất lượng môi trường và những hoạt động gây tác động chính.

+ Đối với các đề án phát triển KTXH đã lên kế hoạch, ĐTM cần được thực hiện một cách đầy đủ đối chiếu với các tiêu chuẩn môi trường thích hợp của nhà nước. Cần chỉ ra những khu vực có nguy cơ suy thoái môi trường và tài nguyên qúy giá vượt qua các tiêu chuẩn cho phép và các giải pháp khắc phục.

+ Các tác động xã hội cũng cần được xem xét một cách độc lập hoặc kết hợp trong các nghiên cứu về ĐTM. Các nhân tố chính cần xem xét trong các tác động xã hội là xu thế biến đổi về dân số và sự phân phối thu nhập; chương trình nhà ở cho

người nghèo, thất nghiệp, văn hoá xã hội, sức khoẻ, an ninh. Phỏng đoán về dân số cần nhất quán với sự phát triển KT đã quy hoạch. Cần chú ý đồng thời đến các nhân tố sinh, tử, cấu trúc tuổi và cả việc di cư (đến và đi) do chiến lược phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch môi trường và quản lý chất lượng môi trường cho một khu công nghiệp (Trang 41 - 43)