- Ch ất thải phát sinh từ Cụm công nghiệp
3.2.3.1. Xác định hình thức đầu tư [10,11]
Thời gian qua, trong quá trình nghiên cứu chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án nhà máy đạm Phú Mỹ, các phương án huy động vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) và hình thức Liên doanh (JV) đều không thành công vì một số yêu cầu của đối tác nước ngoài đưa ra không giải quyết được. Vấn đề cơ bản nhất là giá khí khai thác từ Nam Côn Sơn thực tế
cao hơn rất nhiều so với yêu cầu đảm bảo hiệu quả kinh tế của Dự án, tức là không đảm bảo giá thành sản phẩm nằm trong giới hạn chấp nhận của thị trường để đạt được các chỉ tiêu kinh tế (IRR, NPV) mong muốn. Mặt khác, Dự án cũng không thể khả thi nếu phía Việt nam (PetroVietnam) phải bù lỗ phần chênh lệch giá giữa giá khí từ bể Nam Côn Sơn mà PetroVietnam phải mua của nhà thầu từ lô 06-1 bán lại cho Tổ hợp điện đạm nước ngoài với giá thấp hơn giá mua. Do đó giải pháp bù giá khí trong trường hợp vừa nêu là không hợp lý. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài còn đưa ra các đòi hỏi đối với Chính phủ Việt nam phải bảo đảm các điều kiện ưu đãi khác để họ không phải chịu bất cứ rủi ro nào. Do vậy nếu thực hiện phương án thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm tại Cà Mau sẽ gặp những khó khăn tương tự như trên.
Tương quan giữa giá nguyên liệu khí và quy mô đầu tư cho nhà máy đạm Cà Mau bị ràng buộc bởi giá thành tiêu thụ sản phẩm (phân đạm). Với các điều kiện đầu tư khai thác từ mỏ PM3/CAA, giá khí đưa vào bờ không thể đạt mức thấp. Trong trường hợp đó, cho dù áp dụng công nghệ tiên tiến hiện nay thì giá thành phân đạm sản xuất ra vẫn sẽ còn cao so với khả năng tiếp nhận của thị trường trong nước. Vì vậy để dự án có tính khả thi cần thiết phải áp dụng một loạt các biện pháp phù hợp nhằm giảm chi phí đầu tư bằng cách kết hợp xây dựng một nhà máy nhiệt điện, trong đó một số hạng mục hạ tầng và hệ thống kỹ thuật được sử dụng chung với nhà máy đạm. Ngoài ra cũng cần phân bổ hợp lý giá khí cho hai hộ sử dụng, sao cho cả hai dự án nhà máy đạm và nhà máy điện đều khả thi.
Áp dụng chính sách trợ giá nguyên liệu cho nhà máy sản xuất phân đạm có thể coi là một giải pháp phù hợp, tạo cơ sở để dự án có tính khả thi.
Tuy nhiên chính sách bù giá khí cho nhà máy sản xuất phân đạm chỉ có thể áp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là đối với các Doanh nghiệp Nhà nước. Chính sách này không thể áp dụng đối với các chủ đầu tư nước ngoài, do đó việc lựa chọn các hình thức đầu tư nước ngoài đối với dự án đầu tư xây dựng Cụm khí điện đạm Cà Mau khó có thể thực hiện được.
Từ các phân tích trên cho thấy đối với dự án xây dựng khu khí điện đạm Cà Mau cần thiết phải áp dụng hình thức đầu tư trong nước, hay nói cách khác là Việt Nam tự đầu tư.