II.3 TÁC ĐỘNG CỦA QHMT TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT VÙNG, MỘT ĐỊA PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch môi trường và quản lý chất lượng môi trường cho một khu công nghiệp (Trang 44 - 49)

S Ố Đ O

II.3 TÁC ĐỘNG CỦA QHMT TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT VÙNG, MỘT ĐỊA PHƯƠNG

MỘT ĐỊA PHƯƠNG

Để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về cuộc sống của mình, con người đã tìm mọi biện pháp để thúc đẩy hoạt động kinh tế và tăng trưởng kinh tế đang trở thành mục tiêu của mọi địa phương, mọi ngành …Do vậy phát triển và bảo vệ môi trường luôn trong trạng thái mâu thuẫn với nhau. Để phát triển một vùng hay một

địa phương phải tiến hành xây dựng QHMT để tạo đà cho quá trình phát triển một cách bền vững. Đây là một vấn đề cần được quan tâm trong quá trình xây dựng các kế hoạch hành động.

Chúng ta có thể xem xét khái quát hóa một số vấn đề khi nghiên cứu tác động của QHMT tới sự phát triển của một vùng, một địa phương như sau:

Tăng trưởng kinh tế (GDP) ổn định

Tăng trưởng kinh tế là thước đo về sự phát triển kinh tế hàng năm của một vùng, một địa phương cụ thể. Tăng trưởng kinh tế phải được xem xét trong một giai đoạn cụ thể và nó phải thể hiện được tỷ lệ tăng trưởng tương đối ổn định. Thể hiện về việc sản xuất, khai thác chế biến tài nguyên thiên nhiên đã có quy họach và nằm trong một chiến lược chung cho cả vùng. Các loại tài nguyên không tái tạo được trong khu vực được quản lý, khai thác sử dụng hợp lý và lâu dài.

Quá trình đô thị hóa diễn ra theo đúng quy họach

Quá trình đô thị hóa diễn ra theo quy họach sẽ không bùng phát quá nhanh, không hình thành một cách tự phát các siêu đô thị để kéo theo hàng loạt các vấn đề về môi trường và xã hội phức tạp. Có một tỷ lệ thích hợp dân cư đô thị và nông thôn, như trong điều kiện của Việt Nam tỷ lệ dân cư thành thị/cư dân nông thôn không bao giờ nên vượt quá 50%. Đây là một vấn đề rất quan trọng đối với từng vùng, địa phương cụ thể, do vậy cần thực hiện, kiểm soát chặt chẽ theo quy hoạch toàn vùng.

Bảo vệ và khôi phục tài nguyên rừng, bảo vệ đa dạng sinh học.

Diện tích rừng tự nhiên trong vùng theo quy họach được bảo vệ tốt. Khôi phục rừng tự nhiên, trồng rừng mới và áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp tại các vùng đồi núi, vùng rừng ngập mặn. Có quy hoạch và thực hiện trồng các vùng cây xanh bắt buộc tại tất cả các khu đô thị và các KCN. Các cảnh quan, các hệ sinh thái quan trọng và tính đa dạng sinh học được bảo tồn phục vụ tốt lợi ích về tinh thần và vật chất của nhân dân.

An toàn lương thực được bảo đảm

An toàn lương thực là yếu tố quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường trong một vùng nhất định. Trong điều kiện nước ta là một nước có tới 75% dân cư sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, do vậy việc chú ý bảo vệ quỹ đất nông nghiệp phải được thể hiện rõ và thực hiện theo quy hoạch phát triển. Đặc biệt phải chú ý đến diện tích đất trồng trọt các cây lương thực hàng năm, không để công nghịêp hóa, phát triển cơ sở hạ tầng chiếm hết đất nông nghiệp. Cùng với tài nguyên đất việc quản lý, sử dụng bảo vệ tài nguyên nước cả về lượng và chất cũng được chú ý trong từng địa phương

Sự gia tăng dân số được kiểm soát

Vấn đề bảo vệ môi trường phải gắn chặt với công tác dân số trên từng khu vực. Trong phạm vi quốc gia hay một địa phương, với điều kiện thu nhập bình quân GDP còn thấp, nếu không có một mức gia tăng dân số hợp lý hàng năm thì không thể giải quyết hợp lý các vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường trong khu vực. Bởi vì sự gia tăng dân số quá mức sẽ kéo theo các vấn đề về kinh tế xã hội và sẽ phá vỡ các định hướng quy hoạch cụ thể đang thực hiện.

Công bằng xã hội được thực hiện

Công bằng xã hội là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công các chương trình và kế hoạch về bảo vệ môi trường và cũng là động lực để phát triển kinh tế. Công bằng về thu nhập, giảm bớt ô nhiễm do đói nghèo, nâng cao trình độ văn hóa, giáo dục của cộng đồng và thông qua đó nâng cao nhận thức, kiến thức về bảo vệ môi trường của người dân.

Ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm khu vực nông thôn

Phòng ngừa, bảo vệ và xử lý kịp thời các hiện tượng ô nhiễm nông thôn và khu vực nông nghiệp do phân hóa học và thuốc trừ sâu. Hiện nay chúng ta đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn có ý nghĩa là chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trồng cây…do vậy các vấn đề về cấp nước sạch, xử lý rác thải…do công nghiệp hóa nông thôn có thể gây ra cần phải được quan tâm chú ý.

Kiểm soát, xử lý phòng ngừa ô nhiễm môi trường đô thị và KCN

Chúng ta đang trong giai đoạn chuyển dịch và hiện đại hóa nền kinh tế do vậy việc kiểm soát, xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường đô thị và KCN bao gồm cả ô nhiễm do các phương tiện giao thông vận tải là một vấn đề lớn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở những đánh giá về môi trường và QHMT công tác quy hoạch phân vùng phải được chú trọng. Có sự đánh giá và phân tích đúng đắn các biện pháp công nghệ xử lý, phân tán hoặc thu gom chôn cất các chất phế thải khí, lỏng, rắn và các hóa chất độc hại…

Chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội tăng lên đối với mọi người

Do thu nhập tăng lên ổn định nên chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần của người dân được đảm bảo. Các dịch vụ lợi ích cộng đồng được chú ý như vấn đề giáo dục, y tế được nâng cao. Hệ thống cây xanh, hệ thống công viên… được xây dựng theo quy hoạch hợp lý phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường trước mắt và lâu dài cho toàn vùng

Trong giai đoạn phát triển hiện nay chúng ta cần chú ý không nên quá chú trọng để làm kinh tế bằng mọi giá mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường. QHMT cũng chính là một mặt của quy hoạch phát triển, đảm bảo cho quá trình phát triển được ổn định. Do vậy cần phải thấy được những kết quả của quá trình phát triển được ổn định. Do vậy cần phải thấy được những kết quả của quá trình phát triển đưa lại phải là sự kết hợp giữa việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên trên mọi khía cạnh để phục vụ con người.

Những phân tích ở trên cho thấy công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải được thực hiện đồng thời với công tác QHMT. Nói cách khác, QHMT phải “gắn kết”, “lồng ghép” với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Ở nước ta, QHMT đã và đang đi sau một bước dài so với quy hoạch phát triển nói chung, vì vậy nhiều phương án quy hoạch phát triển đã không đạt được tính khả thi cao khi xem xét chúng dưới góc độ đã bảo đảm hay chưa các tiêu chuẩn môi trường. Các nhà hoạch định chính sách và những người làm quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội không phải không thấy được những mối hiểm hoạ về môi trường khi đề xuất một phương

án phát triển, tuy nhiên muốn xét tới những vấn đề này thì cũng rất khó khăn vì họ không đủ cơ sở khoa học để đánh giá. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề xuất xây dựng quy trình xây dựng QHMT nói chung và QHMT và quản lý chất lượng môi trường cho một KCN nói riêng là hết sức cần thiết. Vấn đề này sẽ được trình bày trong chương tiếp theo của luận văn. Đồng thời, trong khuôn khổ luận văn, tác giả đề xuất sử dụng 2 phương pháp: phương pháp chỉ số môi trường và phương pháp mô hình hóa để đánh giá trong QHMT cho một KCN.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch môi trường và quản lý chất lượng môi trường cho một khu công nghiệp (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)