b. Công tác quy hoạch khu công nghiệp
1.2.5. Các khó khăn khi thực hiện quy hoạch môi trường ở Việt Nam
Đánh giá những khó khăn khi thực hiện QHMT ở Việt Nam bao gồm:
a. Không có sự nhận thức đầy đủ về vai trò của QHMT trong các cấp lãnh đạo.
b. Nhiều người không chấp nhận vì QHMT có thể sẽ chỉ ra các sai lầm khủng khiếp về mặt bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên từ các dự án quy hoạch chuyên ngành đã và đang được xây dựng.
c. QHMT bị coi là cản trở đến công việc của nhiều người bởi lẽ họ không phải là những nhà môi trường học. Họ sợ rằng sự tham gia của họ là thứ yếu hoặc không tồn tại. Ở đây vấn đề công tác liên ngành cần được nhắc đến và là một yếu điểm của chúng ta.
d. Nhìn lợi ích trước mắt, không có cái nhìn lâu dài, bền vững. đ. Hạn chế về nguồn lực.
Những vấn đề còn tồn tại trong công tác xây dựng QHMT
Mặc dù đã được quan tâm triển khai ở Việt Nam, nhưng khi xem xét nhận thấy quy trình xây dựng QHMT vẫn chưa được quy định và thực hiện thống nhất, dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quy hoạch, trong đó quy hoạch các KCN là một ví dụ, đối chiếu với các yêu cầu nêu trên, có thể rút ra những vấn đề còn tồn tại trong công tác xây dựng QHMT ở Việt Nam như sau:
• Đến nay quá trình xây dựng QHMT mới chỉ thu hút những cơ quan, chuyên gia nghiên cứu khoa học, quản lý về môi trường. Cần có sự tham gia của đại diện cộng đồng dân chúng, đại diện công nghiệp, đại diện các tổ chức chính trị, kinh tế các cấp.
• Các nhà chiến lược môi trường thường mới quan tâm nhiều đến các lĩnh vực sinh thái mà còn yếu về phân tích kinh tế đặc biệt chưa làm rõ mối liên hệ giữa thị trường, chính sách kinh tế với bảo vệ môi trường.
• Các QHMT thường trình bày những kế hoạch to lớn nhưng còn tỏ ra thiếu rõ ràng khi đề cập đến khía cạnh thực thi đặc biệt là khả năng kinh phí.
• Các quy hoạch thường không dựa trên những số liệu thông tin được thống kê một cách cập nhật và chính xác.