L ư u l ượ ng
c. Giải pháp bố trí mặt bằng nhà máy Đạm
Khu KĐĐCM bao gồm 2 nhà máy là Nhà máy Điện và Nhà máy Đạm.
Khu KĐĐCM được bố trí theo trục giao thông chủ yếu hướng Bắc - Nam, phía Đông tiếp giáp sông Ông Đốc, phía Tây là cánh đồng mía tiếp giáp Trại giam Cái Tàu của tỉnh Cà Mau.
Hướng gió chủ đạo là Đông - Tây. Thời lượng 2 hướng gió (Đông Tây và Tây Đông) trong năm gần tương đương nhau. Do vậy trong phương án bố trí Tổng mặt bằng Nhà máy Đạm được thể hiện những nét chính làm cơ sở cho bố trí như sau:
1 - Kho sản phẩm urê nằm ở phía Bắc nhà máy sát cạnh Âu thuyền sẽ cải tạo mở rộng để xuất sản phẩm urê và NH3 lỏng xuống các sà lan đưa đi tiêu thụ bằng đường sông đến toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long qua sông Cái Tàu và sông Trẹm.
2 - Nhà xưởng sản xuất urê được bố trí sát cạnh phía nam nhà kho sản phẩm urê đảm bảo urê sau khi tạo hạt ra sản phẩm dùng băng tải vận chuyển về kho urê gần nhất.
3 - Xưởng Tổng hợp NH3 phía Bắc sát với khu vực Xưởng Urê và kho chứa NH3 lỏng và nằm sát tường rào phía Nam nhà máy gần Trạm phân phối khí chung của khu vực để giảm đường ống dẫn khí nguyên liệu và nhiên liệu phải kéo dài trong nhà máy.
4 - Kho chứa NH3 lỏng đặt gần khu vực xưởng sản xuất urê và nằm ở phía Đông nhà máy vừa gần hộ tiêu thụ NH3 lỏng là Xưởng Urê và gần bờ sông và cảng để xuất NH3 lỏng dư thừa cùng trong khu vực cảng sản phẩm urê.
5 - Khu đất phía Tây Xưởng Urê được bố trí các xưởng phụ trợ như nhà đặt máy phát điện và nồi hơi, tiếp đến bố trí Hệ thống nước khử khoáng, nước sinh hoạt và tiếp theo là Khu xử lý nước thải. Nước thải sau khi xử lý đạt loại B được dẫn vào hồ thử nghiệm sinh học (1000 m2) trước khi bơm ra kênh nổi.
6 - Nước thải từ bể kiểm tra sẽ được dẫn vào trạm bơm nước thải chung của 2 nhà máy bao gồm nước thải nhiễm độc sau xử lý, nước thải không có độc và nước mưa để đưa nước vào mương thải nổi, thải về kênh xáng Minh Hà.
Mặt bằng Nhà máy Đạm được xem xét theo 2 hướng gió chủ đạo Đông - Tây cho nên trong sản xuất không làm ảnh hưởng đến các công trình phục vụ chung như khu hành chính, cứu hỏa, y tế v.v...
3.2.4.4. Giải pháp bố trí mặt bằng khu Khí - Điện - Đạm
Khu KĐĐCM bao gồm bốn khu vực sản xuất chủ yếu: Nhà máy điện, nhà máy đạm, trạm xử lý và phân phối khí, khu bến cảng.
Tổng mặt bằng Khu KĐĐCM được xem xét xác định trên các cơ sở: - Hướng tuyến đường ống cấp khí: từ phía Nam
- Xuất tuyến các đường dây truyền tải cao áp: đến hướng Bắc - Hướng gió chủ đạo: Đông Bắc và Tây Nam
- Bến cảng: nằm phía thượng lưu đập Tắc Thủ
- Lấy nước làm mát: Từ sông Ông Đốc, Sông Cái Tàu - Thải nước: hạ lưu đập Tắc Thủ
- Cảng xuất sản phẩm phụ của đạm (amoniac): hạ lưu đập Tắc Thủ - Xem xét khả năng mở rộng trong tương lai (ít nhất thêm 01 module)
Hai phương án tổng mặt bằng khả thi nhất đáp ứng các nguyên tắc trên được xem xét:
* Phương án 1: Vị trí khu sản xuất điện nằm phía Bắc kênh trại giam, Đông Bắc so với khu sản xuất đạm. Khu vực phía Đông, nơi tiếp giáp giữa hai khu vực điện và đạm sẽ nạo vét để xây dựng cảng bốc dỡ phân Urê. Trạm phân phối khí được bố trí ở phía Nam khu vực sản xuất đạm.
* Phương án 2: Toàn bộ khu công nghiệp khí điện đạm được bố trí phía Nam kênh Trại Giam. Vị trí khu sản xuất điện nằm phía Bắc, có xem xét một hàng lang phía Đông (rộng khoảng 200m) để bố trí kho chứa Urê. Khu vực sản xuất đạm được bố trí phía Nam nhà máy điện. Khu vực cảng dự kiến bố trí phía Đông Bắc của tổng mặt bằng. Trạm phân phối khí được bố trí ở phía Nam khu vực sản xuất đạm.
Dựa trên kết quả đánh giá so sánh hai phương án, Phương án 1 được lựa
chọn. Tổng mặt bằng được xem xét theo hai phương án: - Nhà máy Điện xây dựng độc lập với nhà máy Đạm - Nhà máy Điện xây dựng kết hợp với nhà máy Đạm
Việc bố trí các hạng mục, trang thiết bị dựa trên các nguyên tắc sau:
- Các đường dây 500 kV, 220 kV xuất tuyến theo hướng Bắc Tây bắc để dễ dàng đấu nối với hệ thống điện. Có xem xét khu vực để mở rộng thêm sân phân phối 110kV sau này, nếu cần thiết.
- Nước bổ sung cho hệ thống này sẽ được cấp từ sông Cái Tàu. Qua đánh giá kinh tế các phương án nước làm mát có xem xét đến yếu tố đảm bảo môi trường nước, phương án nước làm mát tuần hoàn khép kín được lựa chọn.
- Hệ thống cảng dầu được bố trí ở phía Đông nhà máy Điện. - Phần mở rộng các giai đoạn sau về phía Tây
- Các điểm đấu nối với các hệ thống và công trình chung sẽ được thiết kế sao cho đảm bảo việc đấu nối dễ dàng trong tương lai và đảm bảo tính kinh tế của mỗi nhà máy cũng như toàn bộ Khu KĐĐCM.
- Giảm tối đa sự ảnh hưởng giữa các dự án xây dựng cùng một thời điểm và với các nhà máy đang vận hành.
Dựa trên các nguyên tắc nêu trên, toàn bộ khu vực đã được tổ chức để thực hiện các dự án nhà máy điện tại Khu KĐĐCM một cách hiệu quả nhất. Việc bố trí tối ưu của các tòa nhà chính và trang thiết bị cũng được xem xét (gian máy, trạm phân phối ngoài trời, thiết bị cung cấp nước và nhiên liệu v.v...).Nhà máy điện Cà
Mau được bố trí ở phía Đông, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng các hạng mục phụ trợ, phục vụ chung cho nhà máy và các giai đoạn phát triển sau.
Khu hành chính và các tòa nhà phụ trợ dự kiến bố trí ở phía Nam, khu vực giữa hai nhà máy điện và đạm, để dễ dàng sử dụng chung (nếu cần).
Mặt bằng khu vực dự kiến bố trí KCN khí điện đạm Cà Mau (nguồn: http://www.wikimapedia.org)