b. Công tác quy hoạch khu công nghiệp
2.1.1. Phương pháp chỉ số môi trường
Chỉ số môi trường là một giá trị số giúp đưa ra một cái nhìn rõ ràng về trạng thái môi trường hoặc sức khỏe con người. Giá trị đó được biến đổi từ các thông số mô tả trạng thái của môi trường và các tác động của nó đến sự tồn tại của con người: hệ sinh thái và vật liệu, các áp lực môi trường, các lực hướng dẫn và các đáp ứng điều khiển hệ thống đó.
Vai trò của chỉ số môi trường: (1) phản ánh hiện trạng và xu hướng biến đổi của môi trường, bảo đảm tính phòng ngừa của công tác QLMT; (2) cung cấp thông tin cho người ra quyết định hay các nhà quản lý, các nhà hoạch định chiến lược cân nhắc các vấn đề môi trường và KT-XH bảo đảm nhu cầu phát triển bền vững; (3) thu gọn kích thước, đơn giản hóa thông tin để dễ quản lý, sử dụng và lưu trữ, tạo ra tính hiệu quả của thông tin; (4) thông tin cho cộng đồng về chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
Trong QHMT chỉ số môi trường là công cụ rất tiện lợi và hữu ích. Bằng cách xây dựng hợp lý, các chỉ số có thể được ứng dụng trong: (1) đánh giá hiện trạng môi trường và tài nguyên; (2) phân tích xu hướng; (3) Xếp hạng/đánh giá (Ranking); (4) cưỡng chế sự tuân thủ theo "tiêu chuẩn".
Chỉ số môi trường nói chung có cấu trúc toán học khá phức tạp, tuy nhiên một chỉ số đơn giản chỉ là một sự so sánh đơn thuần.
Chỉ số là một phân số:
Có 2 dạng chỉ số: (a) Chỉ số tăng khi mức ô nhiễm tăng (chỉ số ô nhiễm); (b) Chỉ số giảm khi mức ô nhiễm tăng (chỉ số chất lượng).
Xây dựng các chỉ số môi trường
Để có thể đạt được mục đích cuả việc xây dựng chỉ số môi trường là nhằm đơn giản hoá (rút từ 2 hay nhiều biến số môi trường thành một con số duy nhất), cần có một khuôn mẫu toán học chung. Sơ đồ cấu trúc toán học chung cho việc xây dựng một chỉ số bao gồm hai bước:
Bước 1: Tính toán chỉ số phụ
Việc tính toán chỉ số phụ được thực hiện dựa trên số đo của biến số khi đối chiếu với hàm số của nó. Mỗi hàm cuả chỉ số phụ là quy tắc biểu diễn giá trị của chỉ số phụ ứng với số đo của biến môi trường.
Có nhiều dạng mô hình toán học khác nhau để tính toán với mỗi biến ô nhiễm: có thể là dạng tuyến tính (I = aX, I = aX + b); hàm tuyến tính phân đoạn; các hàm phi tuyến như hàm lũy thừa, hàm mũ hay hàm loga.
Bước 2: Tập hợp các chỉ số phụ thành chỉ số chung
Từ nhiều biến số môi trường ta sẽ có nhiều chỉ số phụ, do đó cần phải hợp nhất chúng thành một con số duy nhất thông qua hàm số tập hợp (aggregation function). Hàm số tập hợp là quy tắc biến đổi với một số dạng cơ bản (tổng tuyến