S Ố Đ O
3.2.2.2. Định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế quan trọng của Việt Nam, nơi bảo đảm an ninh lương thực cho quốc gia, trung tâm sản xuất và chế biến nông, thủy sản, lương thực, thực phẩm lớn nhất của Việt Nam. Để đồng bằng sông Cửu Long phát triển kinh tế một cách bền vững, các chuyên gia cho rằng một trong các giải pháp là: Phát triển các KCN hiện có. Triển khai xây dựng các cụm công nghiệp sử dụng khí Tây Nam, xây dựng các khu, cụm công nghiệp ở các địa bàn thích hợp, ổn định diện tích trồng lúa. Coi trọng thâm canh, nghiên cứu chuyển đổi vụ mùa một số loại cây trồng để phòng tránh lũ lụt, hạn hán. Hình thành các vùng chuyên canh
lúa đặc sản và một số cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao. Tập trung khai thác vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, Tây sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
Với vị trí địa lý của các mỏ khí, việc đầu tư xây dựng KCN tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long mà cụ thể là tại khu vực Cà Mau để sử dụng nguồn khí thiên nhiên này để phát triển đất nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long là rất cần thiết. Xuất phát từ điều kiện nguyên nhiên liệu nêu trên, trong bối cảnh nhu cầu về điện và đạm của cả nước nói chung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, định hướng phát triển kinh tế của chính phủ Việt Nam cần phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long, bảo đảm sự phát triển đồng đều trên cả nước và vấn đề an ninh lương thực quốc gia nhóm nghiên cứu kiến nghị sử dụng phương án