Giai đoạn 2006 đến nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch môi trường và quản lý chất lượng môi trường cho một khu công nghiệp (Trang 26 - 28)

Từ năm 2006 đến nay, hàng loạt các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng đã triển khai các chương trình, đề tài nghiên cứu và các nhiệm vụ liên quan đến QHMT.

Cục Bảo vệ Môi trường (nay là Tổng cục Môi trường) đã triển khai nghiên cứu cơ sở khoa học, xây dựng phương pháp luận lồng ghép các khía cạnh môi trường và quy hoạch sử dụng đất, áp dụng thí điểm cho đảo Phú Quốc.

Từ năm 2009 đến nay, Tổng cục Môi trường đã và đang triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường cho 3 lưu vực sông bao gồm: lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy và lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

Qua đó cho thấy chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào việc nghiên cứu xây dựng quy trình xây dựng QHMT.

1.2.3. Sự khác biệt giữa QHMT và đánh giá môi trường chiến lược

Đánh giá môi trường chiến lược

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 (Chương I, Điều 3, Khoản 19), đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) được định nghĩa là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

Mục đích chính của ĐMC là để lồng ghép các vấn đề về môi trường trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK), đồng thời hỗ trợ cho việc ra quyết định được minh bạch và có sự tham gia của các bên liên quan.

Quy hoạch môi trường

Như đã trình bày ở trên, QHMT được hiểu là quá trình sáng tạo và/hoặc

thực hiện các chương trình, chính sách và các tiêu chuẩn có tính đến tác động của phát triển của con người ở thời điểm hiện tại và tương lai đến môi trường tự nhiên

Mục đích của QHMT là điều hoà mối quan hệ giữa phát triển KTXH và môi trường tài nguyên.

Qua đó cho thấy cả ĐMC và QHMT đều là các công cụ hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, ĐMC chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá các vấn đề môi trường trong quá trình xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Trong khi đó kết quả của QHMT là việc thực thi quy hoạch (đưa bản quy hoạch vào hành

động và giám sát), nâng cao hiệu quả bảo vệ tính bền vững của môi trường.

Thực tế cho thấy hiện nay nhiều ĐMC được thực hiện sau khi quy hoạch đã hoàn thành, thậm chí đã được chính quyền tỉnh trình hội đồng nhân dân. Do vậy nhiều báo cáo ĐMC chỉ nhằm chứng minh các nội dung của quy hoạch là đúng định hướng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững và ít có ĐMC nào có bác bỏ các nội dung của quy hoạch có thể gây tác động nghiêm trọng đến môi trường và xã hội. Do vậy ĐMC bị hạn chế về tính khoa học, khách quan, dẫn đến hiệu quả không cao, không giữ được vai trò là “công cụ cho phát triển bền vững”.

1.2.4. Quy hoạch khu công nghiệp a. Khái niệm về khu công nghiệp a. Khái niệm về khu công nghiệp

Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Khu công nghiệp được định nghĩa là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất. Các loại hình KCN:

- Cụm công nghiệp

- Khu công nghiệp tập trung - Khu công nghệ cao

- Khu công nghiệp chế xuất

Có hai vấn đề then chốt của quy hoạch một KCN là đạt hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

Trong đó, hiệu quả kinh tế được xác định là việc dự báo đúng các loại hình công nghiệp (hoặc dịch vụ) cần thiết tại khu vực; có năng lực cạnh tranh, thu hút các doanh nghiệp tại các KCN bằng cách tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng và có cơ sở hạ tầng tốt.

Vấn đề bảo vệ môi trường được xác định là việc dự kiến được các doanh nghiệp sẽ vào khu công nghiệp và tính toán chính xác lượng thải, dự kiến hệ thống xử lý chất thải tập trung và hình dung các vấn đề ô nhiễm tại khu vực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình xây dựng quy hoạch môi trường và quản lý chất lượng môi trường cho một khu công nghiệp (Trang 26 - 28)