S Ố Đ O
2.1.3. Phương pháp mô hình hóa
Phương pháp mô hình được sử nhiều trong thời gian gần đây và là phương pháp quan trọng trong quy hoạch. Nó có thể được sử dụng trong hoạt động dự báo, đánh giá, quy hoạch và quản lý. Dự báo là khâu quan trọng không thể thiếu được trong QHMT. Nội dung dự báo rất rộng, có thể là dự báo tăng trưởng kinh tế và dân số qua đó ước lượng lượng chất thải phát sinh; nhu cầu sử dụng các dạng tài nguyên như nước, năng lượng, sử dụng đất hay các dự báo liên quan đến sự biến đổi chất lượng môi trường không khí, nước, v.v.
Mô hình hóa một số bài toán trong QHMT như: Đánh giá chất lượng môi trường (không khí, nước mặt, nước ngầm, tiếng ồn...); Đánh giá hệ sinh thái; Đánh giá sức khỏe; Quy hoạch sử dụng đất; Các bài toán quản lý (quản lý chất lượng môi trường nước, quản lý lưu vực...).
Cách tiếp cận mô hình hóa trong QHMT:
Bài toán QHMT luôn được xem xét trong quy hoạch tổng thể (kinh tế, xã hội, môi trường). Một mô hình tổng thể là quá lớn để có thể đưa ra một mô hình đúng trong khi vẫn cần thiết phải có mô hình để “điều khiển”. Do vậy, để giảm biến số nhưng mô hình vẫn đúng, sử dụng nguyên tắc: biến số chính là biến số quan trọng trong một vấn đề cụ thể, các biến khác có thể đóng vai trò tham số hoặc dữ liệu đầu vào. Dữ liệu điều khiển được chia thành các “kịch bản phát triển” để dễ dàng phân tích và đưa ra các quyết định khi có kết quả tính toán.
Một số lựa chọn mô hình và phần mềm trong quản lý, QHMT:
- Đối với chất lượng môi trường không khí:
+ Mô hình phát tán tổng quát: khi cần quy hoạch trong một không gian rộng lớn như một tỉnh, một vùng, quốc gia, châu lục: phức tạp hơn và ít dùng hơn;
+ Mô hình phát tán dạng Gauss: cơ sở là nguồn điểm, ví dụ ISC-ST3, METILIS cho một dự án, khu công nghiệp, khu kinh tế; phần mềm phát tán trong giao thông, xen kẽ khu công nghiệp, khu dân cư, hệ thống giao thông;
+ Một số phần mềm tính toán sự cố; + Biến điều khiển là các kịch bản quản lý.
- Đối với chất lượng môi trường nước mặt:
+ Mô hình phát tán một chiều: ví dụ QUAL2K, MIKE11; dùng để tính toán chất lượng nước tại các sông nhỏ, dài trong một lưu vực;
+ Mô hình phát tán 2 chiều hoặc 3 chiều: SMS, MIKE21, … sử dụng khi sông rộng, vịnh hoặc biển: yêu cầu tính toán chính xác chất lượng nước để có quyết định hợp lý;
+ Biến điều khiển: các kịch bản quản lý.
- Đối với chất lượng môi trường nước ngầm:
+ Mô hình phát tán 3 chiều: ví dụ GMS, MODFLOW, …; dùng để tính toán mực nước, chất lượng nước ngầm trong một khu vực;
+ Phần hiệu chỉnh thông số và chuẩn bị dữ liệu khó khăn hơn; + Biến điều khiển: các kịch bản quản lý.