- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả khảo sát sơ bộ về trữ lượng nước ngầm trên toàn huyện có khoảng 9.896 giếng khoan và đang khai thác sử d ụ ng
n % Đề ra các quy địh
3.5.5. Đánh giá mô hình sau khi thử nghiệm Hiệu quả xã hộ
Hiệu quả xã hội
Mô hình giúp cho người dân trên địa bàn thấy được vai trò và trách nhiệm to lớn của mình trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nói riêng. Từđó góp phần nâng cao ý thức tự giác của người dân trong các vấn đề có liên quan đến môi trường.
Nhờ tiết kiệm được chi phí cho ngân sách của địa phương trong vấn đề
môi trường mà chính quyền xã có thể dùng nguồn này đầu tư cho các lĩnh vực khác để cải thiện các điều kiện kinh tế - xã hội.
Tạo việc làm và tăng thu nhập để cải thiện cuộc sống cho lao động tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển rác thải với mức thu nhập như trên.
Hiệu quả môi trường
Công tác vệ sinh đường làng, ngõ xóm được thực hiện tốt. Khối lượng rác thải được thu gom đạt gần 100% trên địa bà toàn thị trấn.
Khối lượng rác thải được thu gom, vận chuyển, xử lý ngày càng gia tăng, do đó, ta thấy vai trò của cộng đồng trong việc quản lý rác thải ngày càng được khẳng định.
Nhờ thực hiện mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng mà từng bước cải thiện môi trường tại các đường làng, ngõ xóm, giảm tới mức tối thiểu lượng rác thải tồn đọng trong ngày gây mất vệ sinh. Từđó đem lại mỹ quan cho đường làng, ngõ xóm.
Hiệu quả kinh tế
Người thu gom, vận chuyển rác thải được xóm lựa chọn, nếu không có nhu cầu làm việc, xóm có thể thay đổi. Thông qua các buổi họp xóm, người thu gom có thể yêu cầu được tăng thu nhập nếu cảm thấy khoản thu của mình quá thấp so với công việc đang làm. Tùy tình hình cụ thể, xóm sẽ xem xét và thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Các khoản thu được từ phí vệ sinh môi trường sau khi chi trả cho người thu gom, phần còn lại sẽđược giữ lại làm quỹđể trang trải các chi phí phát sinh, như chi phí sửa chữa các trang thiết bị thu gom, thay thếđồ bảo hộ lao động cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 người thu gom… Mô hình này hoạt động đã tiết kiệm được chi phí cho chính quyền xã trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, đem lại thu nhập cho một bộ phận người dân…
Rác thải hữu cơ được tận dụng để chế biến phân compost sử dụng trong bón đồng ruộng cũng đã đem lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương.
Ngoài ra, nhờ biết cách phân loại rác thải, người dân cũng như người thu gom rác thải có thêm thu nhập từ việc bán các loại rác thải có thể tái chế, tái sử dụng.
Những tồn tại từ mô hình cần giải quyết
Để mô hình vận hành tốt cần có sự rõ ràng về các ranh giới như ranh giới về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia, ranh giới về đối tượng quản lý… Trong mô hình quản lý rác thải cộng đồng ở đây đã có sự phân cấp rõ ràng tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập.
Ngoài khu vực do cộng đồng đảm nhận thì một số đường làng, ngõ xóm, chất lượng vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo: vẫn còn hiện tượng vứt rác bừa bãi, đổ rác ra mương máng…
Mức thu phí (10-20.000/ hộ/tháng) cho thấy các khoản thu này cũng chỉ đủđể trả công cho người lao động làm công tác vệ sinh môi trường, và tiền công này cũng chỉ ở mức thấp. Như vậy, không tạo được động lực để họ có trách nhiệm hơn với công việc. Do đó chi phí để xử lý rác thải chủ yếu dựa vào ngân sách của địa phương.
Do trình độ của cộng đồng còn hạn chế, cộng thêm chưa được hướng dẫn
đầy đủ nên việc xử lý rác thải của cộng đồng không đảm bảo đúng kỹ thuật, đây là một nguồn gây ô nhiễm không khí và nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và năng suất lao động do chất lượng đất bị suy giảm.
Qua các buổi họp thôn, xóm cũng có nhiều ý kiến được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng nhưng không thể thu thập và thực hiện được toàn bộ ý kiến của dân cư. Phần vì kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, phần vì những buổi họp xóm, thôn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73 nhiều khi người dân vắng mặt nên không thực hiện những công việc mà thôn, xóm thông qua.
Những thuận lợi, khó khăn mô hình gặp phải * Thuận lợi
Tiểu khu 3 của thị trấn Neo dân cư ở gọn và tập trung thuận lợi cho việc quản lý và sinh hoạt của địa phương. Đồng thời cũng thuận lợi cho mô hình hoạt
động, việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải cũng tương đối dễ dàng. Huyện, xã, thị trấn có đảng bộ, chính quyền vững mạnh nên công tác chỉ đạo, quản lý kinh tế xã hội phát triển tốt, được người dân tin cậy. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cũng như thực hiện mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ởđây .
Nhờ chính quyền địa phương và hợp tác xã môi trường địa phương đã đầu tư kinh phí ban đầu mua các trang thiết bị lao động hỗ trợ xe chở rác, xẻng, chổi,
đồ bảo hộ lao động cho người thu gom rác thải mà việc thực hiện mô hình được tiến hành nhanh chóng. Chính điều đó lại khuyến khích người dân hơn, vì họ
thấy được sự quan tâm của cán bộ và các cấp chính quyền đối với môi trường sống của người dân.
Cán bộđịa phương nhiệt tình trong việc đôn đốc, nhắc nhở người dân thực hiện đúng quy định. Thông qua các buổi họp thôn, xóm các cán bộ tích cực tuyên truyền các kinh nghiệm của các địa phương khác đã thực hiện thành công mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng để nhân dân biết cách thực hiện. Mặt khác các buổi sinh hoạt thôn, xóm cũng giúp người dân hiểu biết thêm về cách phân loại rác ngay tại hộ gia đình.
Nhân dân tích cực hưởng ứng việc thực hiện mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng vì lợi ích thiết thực và trước hết là đối với chính cộng đồng dân cư địa phương. Họ được sống trong môi trường trong lành nếu mô hình hoạt động có hiệu quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74 Người được chọn làm công việc thu gom là người dân địa phương, họ sẽ
am hiểu về cuộc sống, phong tục tập quán của địa phương mình. Ngoài ra, họ lại có thêm thu nhập từ việc thu gom rác thải. Chính vì lẽđó, họ sẽ thấy được trách nhiệm và vai trò của mình đối với việc bảo vệ môi trường của chính nơi mình
đang sinh sống.
Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng nói chung đã được xây dựng và bố trí hợp lý trong khu dân cư nông thôn, rất thuận tiện cho việc thu gom, vận chuyển và xử
lý rác thải.
* Khó khăn
Huyện Yên Dũng là một huyện miền núi do đó tiềm lực kinh tế của xã còn chưa mạnh, phát triển chưa thật bền vững, trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu. Các xã, thị trấn trong huyện còn nhiều vấn đề cần ưu tiên để đầu tư như xóa
đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng… cho nên kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường thực sự còn eo hẹp.
Các trang thiết bịđể thu gom, vận chuyển rác thải còn thô sơ, do đó thời gian thu gom rác thải kéo dài.
Người dân chưa thực sự biết cách phân loại rác tại nguồn nên việc thực hiện mô hình này chưa thực sự hiệu quả.
Một bộ phận dân chúng vẫn còn thiếu ý thức, họ vẫn đổ rác không đúng nơi quy định.
Việc thực hiện mô hình vẫn chỉ là khuyến khích, nhắc nhở, động viên, chưa có một hình thức xử phạt nào. Do đó việc thực hiện mô hình vần chưa triệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75