- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả khảo sát sơ bộ về trữ lượng nước ngầm trên toàn huyện có khoảng 9.896 giếng khoan và đang khai thác sử d ụ ng
n % Đề ra các quy địh
3.5.1. Nguyên tắc xây dựng mô hình
Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng phải đơn giản, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để người dân dễ thực hiện. Mô hình tập trung vào sự tham gia của cộng đồng trong khâu phân loại rác cụ thể ở đây là người dân sẽ phân loại rác tại nguồn trước khi rác thải được thu gom vận chuyển đến nơi xử lý.
Phân loại CTRSH tại nguồn với việc phân biệt 3 loại:
1- Chất thải rắn hữu cơ: Hoa quả, bã chè, thức ăn thừa, lá cây, rau, vỏ hoa quả, cà phê...được chứa trong bao màu xanh. Sau đó được tập kết đến các điểm thu gom trong thôn rồi chởđến khu xử lý tập trung đểủ phân hữu cơ compost.
2- Chất thải rắn vô cơ: Các loại xương động vật, túi ni lông, đồ chơi, giấy
ăn đã sử dụng, quần áo cũ, cành cây, vỏ sò hến, xỉ than, xành sứ, thủy tinh, đầu mẩu thuốc lá...được chứa trong bao màu đỏ. Sau đó được tập kết đến các điểm thu gom trong thôn, rồi chởđến khu xử lý tập trung phân loại, các chất thải có thể tái chế thu hồi bán cho các cơ sở tái chế, các chất thải còn lại được đem chôn lấp tại bãi rác thải của thôn
3- Chất thải rắn tái chế: Vỏđồ hộp, chai, lọ, túi nhựa, ni lông, giấy báo, chai nhựa, vải sợi...khuyến khích các gia đình giữ lại để bán cho các cơ sở tái chế.
Tuy nhiên với điều kiện của khu vực nông thôn đô thị hóa, nếu phân thành nhiều loại thì người dân khó chấp nhận và khó thực hiện do đó tôi đề xuất việc phân loại chỉ chia thành 2 loại là: chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy và các chất thải còn lại (sẽđược phân loại thủ công sau khi vận chuyển đễn bãi xử lý rác).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65