Những tồn tại trong hoạt động quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 37 - 38)

Cộng đồng còn bị hạn chế trong việc tham gia vào các khâu lập kế hoạch và giám sát trong các dự án, nhiều khi có lấy ý kiến người dân nhưng đó chỉ là hình thức, còn những tham gia đóng góp, tiếng nói của người dân vẫn chưa được chú ý đúng mức.

Tính bền vững của sự tham gia cộng đồng chưa cao, các dự án sau khi hoàn thành các nhà tài trợ sau khi rút khỏi dự án thì hiệu quả hoạt động của dự án bị giảm xuống rõ rệt, thậm chí nhiều nơi dự án còn bị phá sản do không có sự giám sát thường xuyên của các cơ quan chính quyền và không được hỗ trợ kịp thời.

Đa phần dân chúng trong các cộng đồng ởđịa phương không có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư của chính quyền địa phương, và điểm này đã

ảnh hưởng tới khả năng tham gia rộng rãi của họ vào các hoạt động quản lý môi trường. Mặt khác, sự phân cấp tài chính chưa diễn ra mạnh ởđịa phương, vì thế

chính quyền địa phương lại càng khó trong việc hỗ trợ hoạt động của cộng đồng. Sự phối hợp của chính quyền địa phương với các tổ chức cộng đồng chưa

được thể chế hóa, nếp nghĩ, nếp làm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự tham gia của cộng đồng. Vai trò của chính quyền địa phương chưa được thể hiện rõ, các cấp chính quyền địa phương còn thiếu hiểu biết về cách huy động cộng đồng tham gia, do đó việc tiến hành còn lúng túng và kết quả còn hạn chế. (Hà Quang Huy, 2008)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 28 

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)