Thử nghiệm mô hình thu gom và xử lý rác

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 75 - 77)

- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả khảo sát sơ bộ về trữ lượng nước ngầm trên toàn huyện có khoảng 9.896 giếng khoan và đang khai thác sử d ụ ng

n % Đề ra các quy địh

3.5.3. Thử nghiệm mô hình thu gom và xử lý rác

3.5.3.1. Địa điểm chọn để thử nghiệm

Do thời gian và điều kiện không cho phép nên luận văn đã lựa thôn Tiểu khu 3 của thị trấn Neo để xây dựng mô hình quản lý rác thải sinh hoạt thí điểm cho các cụm dân cư thuộc khu vực này. Đặc điểm của tiểu khu này thuộc trung tâm của thị trấn, có 253 hộ với hơn 900 nhân khẩu. Rác thải trên địa bàn tiểu khu cũng đã được thu gom hàng ngày nhưng vẫn có nhiều các đống, bãi rác ở các ngõ xóm, rác thải đang là vấn đề bức xúc với cả cán bộ và nhân dân địa phương.

3.5.3.2. Giải pháp để thực hiện mô hình

Để thực hiện mô hình này, Phòng TNMT phối hợp UBND thị trấn Neo, hợp tác xã môi trường thị trấn Neo đã đứng ra triệu tập các trưởng thôn, xóm, hội phụ nữ, đoàn thanh niên... để bàn bạc, nhất quán thông qua những việc cần làm.

UBND thị trấn đã quyết định giao việc phụ trách và thu phí vệ sinh môi trường đến từng thôn xóm, quyết định thành lập các tổ thu gom. Mỗi xóm có 1 tổ

thu gom, mỗi tổ gồm 2 người. Theo nguyện vọng của người dân, xóm sẽưu tiên những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, muốn kiếm thêm thu nhập. Người dân

được tham khảo ý kiến về lượng rác thải ra, giờ thu gom rác, mức phí nộp, đóng góp ý kiến để hoàn thiện cách quản lý rác thải thông qua các buổi họp xóm. Người dân có trách nhiệm không thải đổ rác ra nơi công cộng; thực hiện phân loại rác, rác chứa trong sọt và để nơi thuận lợi trong nhà; giao rác cho người thu gom đúng thời gian, đúng phương thức; đóng tiền hàng tháng; phát hiện và tố

giác hành vi thải đổ rác không đúng nơi quy định.

Ban đầu thị trấn sẽ bỏ vốn đầu tư trang thiết bị, bảo hộ lao động, túi nilon

đựng rác các gia đình đầu tư xô, sọt đựng rác. Hợp tác xã môi trường của thị trấn có trách nhiệm thu phí vệ sinh môi trường và duy trì hoạt động của tổ thu gom rác thải.

* S tham gia ca người dân địa phương:

Người dân là người trực tiếp được hưởng lợi ích từ việc thực hiện mô hình này. Chính vì vậy, họ sẽ tích cực hơn trong việc phân loại rác tại nguồn cũng như

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 67  Họ có thể tham gia vào việc quản lý, giám sát bằng cách nhắc nhở, tố giác những người thiếu ý thức, đổ rác không đúng nơi quy định. Giám sát những người thu gom rác, nếu có vi phạm xảy ra họ kịp thời báo cho trưởng xóm biết để

kịp thời nhắc nhở.

Rác thu gom sẽđược vận chuyển và đổ vào bãi rác thải tập trung theo quy

định, rác đã được phân loại tại đây sẽđược xử lý theo từng loại.

Người dân còn được tạo thêm thu nhập từ việc thực hiện mô hình khi tham gia vào vị trí người thu gom. Hàng tháng họ sẽđược trả một khoản thu nhập. Mặt khác, họ cũng có thêm khoản thu khác từ việc phân loại rác và bán lại những loại rác có thể tái chế, tái sử dụng.

Họđược tham gia sinh hoạt đểđược học hỏi kiến thức về phân loại rác tại nguồn. Tham gia đóng góp ý kiến về khối lượng rác và thời gian thu gom để mô hình hoạt động phù hợp với từng thôn, xóm.

3.5.3.3. Những nội dung đã thực hiện thực hiện thử nghiệm mô hình

Bảng 3.23. Nội dung thử nghiệm mô hình

TT Nội dung công việc Thời gian thực hiện

1 Tổ chức họp với cán bộđịa phương lấy ý kiến

hoàn thiện mô hình. 3/2014

2 Phát động phong trào toàn dân tham gia làm sạch

môi trường, phân loại rác tại nhà. 15/3/2014 3 Phát tờ rơi hướng dẫn phân loại rác tới các hộ dân 17/3/2014 4 Trang bị xe chở rác cho tiểu khu (xe của hợp tác

xã môi trường thị trấn Neo) 3/2014

5 Triển khai cấp túi nilon cho các hộ gia đình. 25/3/2014 6 Thực hiện duy trì phân loại, thu gom rác. Bắt đầu từ 1/4/2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 68 

Hình 3.2. Tài liệu hướng dẫn người dân phân loại rác tại nhà.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)