Cơ sở của việc áp dụng mô hình quản lý rác thải có sự tham gia của cộng

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 28)

đồng Vit Nam

Cộng đồng địa phương là nguồn đóng góp ý kiến cho các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các dự án đầu tư, là người thực hiện, người kiểm tra giám sát việc thực hiện, triển khai các dự án, các chủ trương chính sách tại địa phương, tại cộng đồng. Cộng đồng địa phương cũng là cơ sởđể thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, thực hiện chủ trương dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, phát huy dân chủ từ cơ sở. (Lê Văn Khoa, Lê Thị Minh Ánh, 2008)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 18  Trong các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đã xác định vai trò quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Chỉ thị số 36/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25-6-1998 đã xác

định: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân”.

Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 3-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 và định hướng

đến năm 2020 cũng nêu “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân”. Và Quyết định số

22/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tư vấn, phản biện và giám định xã hội” đã xác định vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong việc tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện các chính sách, các kế hoạch, các dự

án phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. (Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thực hiện, 2006)

Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về chủ chương “đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường”.

Những căn cứ pháp lý này có vai trò quan trọng để khuyến khích việc áp dụng hình thức quản lý này ở nước ta. Và nó cũng tác động tới người dân, làm họ

tin tưởng hơn khi tham gia các dự án cần sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)