Kết quả thử nghiệm mô hình:

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 77 - 80)

- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả khảo sát sơ bộ về trữ lượng nước ngầm trên toàn huyện có khoảng 9.896 giếng khoan và đang khai thác sử d ụ ng

3.5.4.Kết quả thử nghiệm mô hình:

n % Đề ra các quy địh

3.5.4.Kết quả thử nghiệm mô hình:

3.5.4.1. Xử lý các đống/bãi rác tại các ngõ xóm

Phòng TNMT huyện, UBND thị trấn phối hợp với đoàn thanh niên, hội phụ nữ và các ban, ngành, tổ chức xã hội trong thị trấn đã phát động ngày làm sạch thôn xóm, huy động lực lượng thanh niên và học sinh tham gia tổng vệ sinh toàn thôn. Lực lượng thanh niên chủ yếu được huy động vào việc xử lý các bãi/đống rác thải. Tại các nơi này, rác được vun gọn vào một đống, tại nền của bãi rác đó đào sâu khoảng 30cm – 40 cm, cào toàn bộ rác vào hốđó và tuới dung dịch chế phẩm vi sinh và lấp đất lên, nèn chặt. Có 6 bãi rác nhỏ đã được xử lý như vậy tại tiểu khu này.

3.5.4.2. Phân loại, thu gom

- Tại các hộ gia đình: Mỗi hộ gia đình được phát các túi ni lông theo 2 màu khác nhau cho 2 loại rác: túi màu xanh cho rác hữu cơ dễ phân hủy, và túi màu vàng cho các loại rác còn lại. Đồng thời khuyến khích các hộ gia đình sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 69  ra từ chính các túi đựng rác. Rác thải sẽđược thu gom hàng ngày vào lúc 17-19h, các hộ dân có trách nhiệm mang các túi rác ra cổng để chờ xe thu gom đến chởđi hoặc khi xe tới thì mang các túi rác ra bỏ vào xe.

- Đội thu gom rác: trang bị cho mỗi đội 1 xe công nông chở rác. Mỗi xe có một đội gồm 2 người phụ trách. Thùng xe được ngăn thành 2 khoang để

chứa 2 loại rác khác nhau. Trong tuần đầu tôi đi cùng đội thu gom để xác nhận việc phân loại của các hộ gia đình. Sau đó những người thu gom tiếp tục đánh giá trong 3 tuần tiếp theo để xem mức độ chấp nhận và thực hiện việc phân loại rác tại các gia đình. Sau khi rác được thu gom về nơi tập kết (bãi xử lý rác của thị trấn) thì rác thải hữu cơđược đem đi ủ phân, Còn phần rác thải còn lại được phân loại thủ công thành 2 loại : rác nilon và các loại rác có thể tái chế được như kim loại, thủy tinh thì những người thu gom lấy mang đi bán, phần rác còn lại mới đưa đến bãi rác tập trung chờ xử lý đặt tại một khu tập trung để xử lý bằng cách đốt tại lò đốt rác thải tập trung của hợp tác xã môi trường thị trấn Neo (nằm trong khu xử lý rác).

- Kết quả thực hiện phân loại rác tại các hộ gia đình: Bảng 3.24. Kết quả thực hiện phân loại rác tại các hộ gia đình Thời gian Hộ có phân loại Rác thải hữu cơ thu được (tấn) Rác thải vô cơ thu được (tấn) Rác thải tái chế thu được (kg) N % Tuần 1 41 16.25 2,9 1,2 0,2 Tuần 2 50 20 Tuần 3 137 55 Tuần 4 194 77.5 Tuần 5 175 70 3,4 1,5 0,35 Tuần 6 128 51.25 Tuần 7 119 47.5 Tuần 8 113 45

Trong tháng đầu tiên của việc thực hiện phân loại và thu gom, hàng ngày loa truyền thanh của xã và đội phát các thông tin tuyên truyền về rác thải và vận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 70 

động mọi người dân trong đội tổ chức phân loại rác và có các xe của đội thu gom

đến thu gom chởđi. Bảng trên cho thấy rằng trong tuần đầu số hộ gia đình thực hiện phân loại còn rất hạn chế. Tuy nhiên các tuần tiếp theo sự tham gia đã tích cực hơn rất nhiều. Đến tuần thứ 4 thì đã có trên 70% số hộ đã tổ chức phân loại tại nhà. Điều đáng tiếc là sau đó một tháng, khi mà việc tuyên truyền và vận động giảm đi thì số hộ thực hiện phân loại rác tại gia đình cũng giảm, và lượng rác nhựa, ni lông cũng giảm đáng kể.

Như vậy mới chỉ có một nửa số rác tại các hộ gia đình được phân loại. Để

việc phân loại được tốt hơn, nhóm nghiên cứu đã thảo luận với lãnh đạo UBND xã và hỗ trợ cho những người trong đội thu gom rác thêm một khoản phụ cấp nhỏ để họ thực hiện việc tách các rác thải có khả năng tái chế ra khỏi các túi rác mà các hộ gia đình chưa phân loại chuyển tới.

Kết quả là lượng rác thải tái chế thu được tăng đáng kể gần gấp đôi lượng thu được trước đây. Những người thu gom còn cho biết họ đã lọc ra và bán lại cho những nơi tái chế.

Từ kết quả thử nghiệm trên, tôi đề xuất mô hình thu gom và xử lý rác dựa vào cộng đồng như sau: Rác cần được phân loại tại các hộ gia đình trước khi

được các đội thu gom chởđến nơi tập kết hoặc xử lý. Để người dân tích cực tham gia vào việc phân loại rác, cần tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục và cung cấp thông tin về vấn đề này để người dân thấy rõ lợi ích của việc phân loại rác. Do trong quá trình thử nghiệm, sự phân loại rác không triệt để tại các hộ gia

đình, cần có sự tiếp tục phân loại của những người đi thu gom, chuyên chở. Việc phân loại này vừa mang lợi ích cho cộng đồng trong bảo vệ môi trường và sức khỏe, vừa mang lại lợi ích cho chính những người thu gom vì họ có thể thu được các phế liệu để bán. Tuy nhiên họ cũng phải tăng thêm thời gian làm việc và công việc khá nặng nhọc nên cần có sự hỗ trợ của chính quyền bằng cách tăng thu nhập thông qua tăng lương hoặc có những qui định tăng mức thu lệ phí,... Rác sau khi đã được phân loại sẽ được chuyển tới nơi tập kết rồi tuỳ theo phân loại mà chuyển đi tái chế hoặc xử lý. Cần có những công nghệ phù hợp về giá thành, vận hành để người dân có thể thực hiện được .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 71 

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 77 - 80)