Hiện trạng về chất thải rắn trên địa bàn huyện Yên Dũng

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 67 - 69)

- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả khảo sát sơ bộ về trữ lượng nước ngầm trên toàn huyện có khoảng 9.896 giếng khoan và đang khai thác sử d ụ ng

n % Đề ra các quy địh

3.3. Hiện trạng về chất thải rắn trên địa bàn huyện Yên Dũng

Cùng với sự phát triển kinh tế chung của đất nước, trong những năm gần

đây huyện Yên Dũng đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, chất lượng cuộc sống của người dân ngày một nâng cao nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá cũng tăng nhanh dẫn đến lượng chất thải sinh hoạt phát sinh ngày một nhiều. Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, vệ sinh đô thị, nông thôn và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan sức khoẻ cộng đồng. Nguồn phát sinh chất thải ngày càng nhiều và gia tăng về mặt khối lượng, qua điều tra thì các nguồn phát sinh chất thải rắn ở khu vực chủ yếu từ:

- Nguồn chất thải từ hộ gia đình hay còn gọi là rác sinh hoạt bao gồm các loại chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình. Chúng bao gồm: rác do chế biến thức ăn, quét dọn nhà cửa, tro bếp, các vật dụng cũ, bao gói, giấy vệ sinh, túi nilon, kính, kim loại sắt thép...

- Chất thải thương mại: Phát sinh từ các hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hóa, khách sạn, cửa hàng sửa chữa, trạm xăng dầu... các loại chất thải từ các các khu thương mại bao gồm: giấy, các tông, plastic, gỗ, thực phẩm, thuỷ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 59  tinh, kim loại, đồ điện gia dụng. Ngoài ra, rác thải khu thương mại có thể chứa một phần các chất nguy hại, độc hại.

- Chất thải công sở: gồm rác thải từ các trường học, cơ quan, chất thải bệnh viện,... Chất thải trường học, cơ quan thì chủ yếu là giấy.

- Rác quét đường chứa nhiều đất bẩn, lá cây, vỏ lon, bao bì, xác động vật chết và một số loại rác thải từ gia đình, cửa hàng bách hoá, chợ họp trong phố

chưa được thu gom.

- Chất thải xây dựng chủ yếu là gạch, ngói vỡ, cát, đất, vôi vữa...từ các công trình xây dựng. Loại chất thải này thường được đổ chất đống ven đường phố hay trong khu dân cư.

- Chất thải công nghiệp bao gồm nhiều chủng loại được phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp

- Rác chợ: toàn huyện có 3 chợđầu mối, 8 chợ xã và hàng chục điểm thị tứ.

Ước tính tổng lượng rác thải từ các hoạt động sinh hoạt thương mại của các chợ này thải ra là khá lớn, trong đó nhiều nhất là là chợ thị trấn Neo khoảng 2,5 tấn/ngày.

Điều đáng ngại ở các chợ này thành phần rác chủ yếu là các vật đựng, bao bì, túi nilon-loại chất thải khó phân huỷ trong môi trường tự nhiên.

- Một nguồn phát sinh chất thải rắn đặc biệt cần quan tâm là chất thải rắn từ bệnh viện, các phòng khám tư nhân. Chất thải rắn từ bệnh viện bao gồm hai loại: Rác sinh hoạt thông thường của y bác sỹ, bệnh nhân, không gây nguy hại

đến sức khoẻ trong quá trình thu gom, xử lý cùng với các chất thải rắn sinh hoạt khác. Bệnh phẩm (rác thải y tế) có khả năng lây nhiễm: Bao gồm mô bệnh, các bộ phận cơ thể thải bỏ trong quá trình giải phẫu, kim tiêm, bông băng, dịch truyền, rác thải trong quá trình giải phẫu, chuẩn đoán, xét nghệm, các loại thuốc quá hạn hoặc phế phẩm. Đây là một nguồn rác thải cần được xử lý riêng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 60 

Bảng 3.21. Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn Huyện TT Nguồn phát sinh chất thải rắn Tỷ lệ (%) 1 Hộ gia đình 58,7 2 Rác thải thương mại 10,3 3 Công sở 2,8 4 Xây dựng 7,5 5 Công nghiệp 3,5 6 Bệnh viện 3,0 7 Chợ 12,0 8 Rác quét đường 2,2 Tổng số 100

(Nguồn: Phòng Tài Nguyên môi trường huyện Yên Dũng, 2012)

Trong những năm gần đây, lượng phát sinh rác sinh hoạt từ các nguồn khác nhau ngày càng đa đạng và gia tăng về mặt khối lượng. Một số loại rác như

rác thương mại, rác xây dựng trước đây ít thì những năm gần đây mức độ gia tăng ngày càng cao.Theo bảng số liệu trên cũng cho thấy lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ dân so với tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác nhau là lớn nhất. Kết quảđiều tra cho thấy ngoài nguồn rác phát sinh từ hộ dân ra thì lượng rác từ chợ, rác xây dựng và thương mại thải ra môi trường với một lượng cũng khá cao (Rác xây dựng: 7,5%, chợ:12,0%, thương mại: 10,3%). Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn huyện là gần như không có rác thải rắn được để lẫn lộn rồi mang đến điểm tập kết.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt dựa vào cộng đồng trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)