- Đánh giá hiệu quả và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Dũng là một huyện miền núi chiếm 5,58% tổng diện tích tự nhiên và 10,7% dân số của tỉnh Bắc Giang. Huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích tự nhiên là: 21.377,68 ha, và được chia làm 3 khu vực tương đối rõ rệt là Đông Bắc, Tây Bắc và Ba Tổng. Yên Dũng cách Hà Nội 50km, và cách trung tâm tỉnh lỵ Bắc Giang 16 km, có hai trục đường quốc lộ 1A cũ và mới đi qua cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ và hệ thống đường sông là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện của Yên Dũng với các huyện, tỉnh khác trong cả nước nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Ranh giới hành chính của huyện Yên Dũng:
Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam
Phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang Phía Tây giáp huyện Việt Yên
Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh qua sông Cầu Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương qua sông Thương
3.1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng
* Về địa hình: Huyện Yên Dũng có thể chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng
đồi núi và vùng đồng bằng; đất đai của huyện được phân chia ra như sau:
- Đất có độ dốc dưới 30 có diện tích 18.596,44 ha chiếm tới 86,99% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có những xã hoàn toàn không có đồi núi như xã: Thắng Cương, Tư Mại, Đồng Phúc, Đức Giang, Tân Mỹ, Song Khê, Tân Tiến, Hương Gián, Xuân Phú.
- Đất có độ dốc từ 30 - 80 có diện tích 690,50 ha chiếm tới 3,23% - Đất có độ dốc từ 80 - 150 có diện tích 1.032,54 ha chiếm tới 4,83% - Đất có độ dốc trên 150 có diện tích 1.058,20 ha chiếm tới 4,95%
Phần lãnh thổ có địa hình phức tạp nhất là dãy núi Nham Biền chạy cắt ngang địa bàn huyện, qua các xã Nội Hoàng, Yên Lư, Tiền Phong, Nham Sơn,
Đồng Sơn, Tân Liễu, Cảnh Thuỵ, Tiến Dũng và Thị Trấn Neo. Đỉnh cao nhất của dãy Nham Biền có độ cao là 254 m so với mặt nước biển. (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng, 2013)
Theo kết quả phân cấp theo địa hình tương đối, tổng diện tích canh tác của huyện là: 13.257,28 ha trong đó được chia ra 3 dạng: (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng, 2013)
- Địa hình cao là: 2.436,70 ha, chiếm tỷ lệ 18,38% - Địa hình vàn là: 6.590,19 ha, chiếm tỷ lệ 49,71% - Địa hình thấp là: 4.230,39 ha, chiếm tỷ lệ 31,91%
Như vậy, phần lớn diện tích canh tác của huyện Yên Dũng nằm ở mức địa hình vàn, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
* Về thổ nhưỡng:
Đất đai huyện Yên Dũng bao gồm 18.856,89 ha gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng nhưng có khả năng nông lâm nghiệp ( còn 2.520,79 ha
đất sông ngòi, ao hồ, giao thông… không tiến hành khảo sát). Đất đai của huyện Yên Dũng được chia ra 12 loại khác nhau. Trong đó có 5 nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất phù sa: diện tích 13.996,87 ha, chiếm 65,47% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích này phân bốở ven các sông (Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam).
- Nhóm đất bạc mầu: Diện tích 1083,47 ha, chiếm 5,07% tổng diện tích tự
nhiên, với 1 loại đất chính là đất bạc mầu trên phù sa cổ. Loại đất này phân bố
hầu hết các xã trong huyện.
- Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 3497,49 ha, chiếm 16,36% tổng diện tích tự
nhiên. Đất thường có mầu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tuỳ theo mẫu chất, quá trình phong hoá và quá trình tích luỹ hữu cơ.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: diện tích 100,68 ha, chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các thung lũng nhỏ hẹp giữa các dãy núi.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 178,38 ha, chiếm 0,82% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã do dãy núi Nham Biền chạy qua.
Nhìn chung, đất đai của huyện Yên Dũng có hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo, đất thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngày và trồng một số loại cây ăn quả. (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng, 2013)
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
Theo số liệu điều tra theo dõi trong vòng 30 năm (từ 1975-2005) của trạm khí tượng thuỷ văn Bắc Giang cho thấy, Yên Dũng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng và ẩm, hàng năm chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,7 0C. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,80C vào tháng