Thiết kế bài giảng theo hướng kết họp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp

Một phần của tài liệu phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạv học môn GDCD lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT nguyễn trãi, thành phố thanh hóa (Trang 64 - 75)

- Theo em quyển học tập của

3.1.1. Thiết kế bài giảng theo hướng kết họp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp

với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12

- Xác định mục tiêu môn học: Trong quá trình thực hiện giảng dạy của giáo viên thì việc xác định đúng, chính xác mục tiêu môn học, bài học là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần vào thành công của tiết dạy hay không? Vì vậy, đây là nhiệm vụ hét sức quan trọng của người giáo viên trước khi muốn truyền tải nội dung kiến thức của bài học đến học sinh. Xác định đúng mục tiêu giúp giáo viên nhận ra được kiến thức mà bản thân mình đang muốn chuyến tải đến học sinh. Muốn vậy giáo viên phải xác định được học xong chương trình, học xong bài này thì người học tiếp thu được gì? Đâu là nội dung cơ bản của môn học, của bài học? Không những giúp học sinh nắm được kiến thức cần lĩnh hội của bộ môn, của bài mà giáo viên cần giúp học sinh hình thành được kỹ năng phân tích,tống hợp, giải quyết vấn đề cũng như thái độ của bản thân sau khi học xong bài. Bên cạnh đó xác định đúng mục tiêu môn học, bài học còn giúp cho giáo viên dễ dàng trong việc lập ké hoạch và kiểm tra đánh giá học sinh sau khi học xong bài. Tuy nhiên đế xác định chính xác mục tiêu cũng không phải là điều đon giản mà bên cạnh kiến thức chuyên môn vững vàng, đọc kỹ nội dung bài học trong SGK còn đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu, cập nhật thông tin, hình ảnh

với nhau đổ từ đó giáo viên có thể thực hiện và đánh giá chất lượng giờ dạy. NỘI dung dạy học được hiểu theo 2 cách:

Thứ nhất: là nội dung chương trình, hiếu trên phạm vi rộng tức là toàn bộ nội

dung kiến thức thiết kế mang tính tống thế dùng chung cho 1 cấp học được trình bài một cách lôgic, theo 1 trình tự nhất định và được thế chế hóa bằng SGK.

Thứ hai: là nội dung dạy học trên lớp. Có nghĩa là nội dung này được quy định

trong SGK nhưng được chi tiết hóa, cụ thế hóa, cấu trúc lại song vẫn đảm bảo tính hệ thống, lôgic và nội dung này được truyền tải đến học sinh giữa các giáo viên không giống nhau bởi nó còn phụ thuộc vào cách thức tố chức dạy học, sử dụng phương pháp dạy học giữa từng giáo viên là khác nhau.

Từ những yêu cầu trên trong quy trình giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ hơn mục đích, mục tiêu giảng dạy cũng như học tập của cả bộ môn và từng bài giảng, tiết giảng. Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi phải có sự phối kết hợp giữa giáo viên và học sinh mới mang lại thành công. Một nhà giáo Mỹ - chuyên gia về phương pháp giảng dạy, Peter ílene đã cho rằng “Tiền đề để giảng dạy thành công, thành một nhà giáo giỏi thì phải trả lời được câu hỏi: Tại sao bạn muốn đi dạy?”

Như vậy, để đảm bảo đúng, đủ các yêu cầu của chương trình đề ra giáo viên phải cấu trúc lại nội dung chưoTLg trình, nội dung bài học cho phù họp với điều kiện dạy học cụ thể, với đối tượng học sinh, với lợi thế của bản thân về sử dụng các phương pháp dạy học.

Trước khi lên bục giảng đe truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên cần phải xác định và làm rõ được mục tiêu, nội dung của môn học là gì để từ đó giáo viên sử dụng phương pháp dạy học cho phù họp đúng như lời chủ tịch Hồ Chí Minh thường khuyên các thầy cô giáo: Các thầy cô giáo phải tìm cách dạy. Dạy cái gì, dạy thế nào để học trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân tộc, của đất nước.

Môn GDCD lớp 12 nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ lược, tinh giản nhưng vững chắc về pháp luật. Giúp học sinh thống nhất giữa nhận thức và hành

động, giữa lời nói và hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật trong cuộc sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với các thế ché xã hội. Thông qua môn học giúp học sinh có ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Biết ủng hộ những việc làm phù hợp chuẩn mực đạo đức và đúng pháp luật bên cạnh đó biết lên án những việc làm trái chuẩn mực đạo đức và vi phạm pháp luật.

- Xác định phương pháp dạy học: Bên cạnh việc xác định mục tiêu môn học, bài học thì việc xác định phương pháp dạy học phù hợp từng phần, từng bài, từng tiết cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất và góp phần không nhỏ vào thành công của bài giảng. Toàn bộ chương trình GDCD lớp 12 giới thiệu đến học sinh các từ vấn đề cơ bản nhất đến các quyền tự do cơ bản cũng như quyền dân chủ cơ bản của công dân về pháp luật vì vậy để đạt được hiệu quả trong dạy học môn GDCD lớp 12 giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp, kết hợp giữa các phương pháp sao cho phù hợp. Tuy nhiên để triển khai và sử dụng tốt các phương pháp dạy học đặc biệt là phần pháp luật ở môn GDCD lớp 12 giáo viên không thế chỉ sử dụng phương pháp dạy học hiện đại mà đối với kiến thức pháp luật để truyền thụ đến học sinh giáo viên vẫn phải sử dụng phương pháp truyền thống nhất là phương pháp thuyết trình, vì vậy để dạy tốt phần pháp luật theo tôi phương pháp tối ưu nhất là giáo viên phải biết kết hợp giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề. Bên cạnh đó giáo viên cần bám sát vào mục tiêu, nội dung và đặc biệt là đối tượng học sinh để từ đó lựa chọn phương pháp dạy học. Cho dù lựa chọn phương pháp dạy học nào thì điều quan trọng nhất là sử dụng phương pháp đó có phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh hay không? Đây mới là yếu tố quan trọng nhất của vấn đề. Bởi vì có nắm vững được yếu tố trên thì giáo viên mới có thể tự tin và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện sẵn có. Song việc lựa chọn phương pháp dạy học cũng phải đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, khả thi và phải hỗ trợ tích cực cho việc học tập của học sinh, tạo môi trường học tập gần giũ, thân thiện, công bằng và an toàn cho học sinh.

Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và đào tạo triển khai việc đưa kỹ thuật dạy học tích cực vào trong quá trình giảng dạy của giáo viên ở tất cả các môn học. Đé phát huy hiệu quả giảng dạy, môn GDCD cũng cần phải sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào nội dung các bài giảng như kỹ thuật các mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật sơ đồ tư duy, kỹ thuật hỏi một phút,... Tuy nhiên việc lựa chọn kỹ thuật nào còn phụ thuộc vào nội dung từng mục, từng tiết dạy, bài dạy cụ thể cũng như phụ thuộc vào đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Cùng với việc kết hợp các phương pháp phù hợp thì sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực đóng góp quan trọng trong việc quyết định hiệu quả giờ lên lóp của giáo viên. Ví dụ đế dạy tiết 1 bài 8 “ Pháp luật với sự phát triển của công dân” giáo viên nên sử dụng kết hợp chủ yếu phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề cùng với kỹ thuật khăn trải bàn là phù hợp nhất, cụ thể: để đưa khái niệm quyền học tập của công dân giáo viên có thế sử dụng phương pháp truyền thống đó là thuyết trình song đến phần nội dung của quyền học tập hoặc luyện tập giáo viên ncn sử dụng phương pháp nêu vấn đề bằng cách đưa ra một tình huống “ Một số bạn khi không thi đỗ đại học đã tỏ ra bi quan chán nản cho rằng mình đã hết cơ hội học tập và quyền học tập chấm dứt từ đây. Theo em suy nghĩ đó đũng hay sai? Tại sao”?. Với tình huống này giáo viên tố chức cho các em giải quyết tình huống bằng cách nêu lên suy nghĩ của bản thân thông qua việc sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn để từng thành viên trong nhóm có thể ghi ra ý kiến của bản thân mình từ đó giáo viên nhận xét và kết luận vấn đề.

Qua khảo sát thực trạng dạy học môn GDCD ở giáo viên GDCD tại trường THPT Nguyễn Trãi và một số trường trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa cho thấy nếu giáo viên dạy GDCD lớp 12 với các nội dung về pháp luật mà chỉ sử dụng duy nhất phương pháp thuyết trình so với giáo viên kết hợp nhiều phương pháp đặc biệt phương pháp thuyết trình với nêu vấn đề thì giờ học rất khô khan, học sinh thường rơi vào trạng thái chản nản, uể oải và kết quả tiếp thu bài giảng của hoc sinh không cao.

- Xác định tài liệu và phương tiện dạy học: Đe một bài giảng mang lại hiệu quả cao, giáo viên không chỉ chú trọng đến xác định đúng mục tiêu, lựa chọn phưong

pháp, kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp mà còn phải chú ý đến việc tìm và nghiên cúu tài liệu cũng như sử dụng phương tiện dạy học tức là bên cạnh việc giáo viên trả lời được câu hỏi: dạy học như thế nào ? thì giáo viên cũng phải xác định dạy học bằng công cụ gì? Đây chính là khâu trung gian là cầu nối đé giáo viên truyền tải tri thức đến học sinh. Vấn đề xây dựng nguồn học liệu hỗ trợ cho dạy học là rất quan trọng. Muốn vậy ngoài SGK, SGV là những tài liệu chính thống bắt buộc đối với giáo viên và học sinh thì trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện giảm tải chương trình SGK thì một trong những tài liệu không thể thiếu trong dạy học của giáo viên đó là “ Dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng'’. Tuy nhiên đế giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất thì giáo viên còn phải thu thập thêm nhiều tài liệu khác có liên quan đến môn học, bài học như bài tập tình huống, bài tập GDCD . Đối với môn GDCD lớp 12 thì tài liệu giáo viên nên thường xuyên cập nhật đó là Hiến pháp 1992, các văn bản Luật như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Luật Kinh doanh; Bộ Luật lao động (có hiệu lực từ ngày 01/5/2013); Luật Hành chính (thay cho Pháp lệnh hành chính trước đây); Luật dân sự; Bộ luật hình sự; Luật giáo dục; ...cũng với các tài liệu hướng dẫn giảng dạy; tài liệu hướng dẫn sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, tài liệu về lí luận dạy học hiện đại; tài liệu, số liệu thống kê có liên quan đến môn học cụ thé ở từng bài. Bên cạnh đó giáo viên phải thường xuyên theo dõi, cập nhật kịp thời các thông tin có liên quan đến nội dung bài giảng trên các phương tiện thông tin đại chứng như tivi, báo, đài,... đặc biệt là trong tình hình thế giới cũng như Việt Nam hiện nay thì việc thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác giúp cho học sinh phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết của dân tộc, vững tin hơn với Đảng, Nhà nước. Bởi vì đổ dạy các nội dung về pháp luật mang tính sinh động nhất thì ngoài việc giáo viên thuyết trình thì giáo viên còn phải sử dụng phương pháp nêu vấn đề bằng cách đưa ra các tình huống, thông tin đế học sinh giải quyết. Sau khi giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh mà giáo viên đưa ra được những hình ảnh, thông tin có hên quan đến nội dung bài học ở địa phương thì chắc chắn sẽ khắc sâu được nội dung bài với học sinh. Những nội dung đa dạng, phong phú từ nguồn học liệu không

chỉ giúp giáo viên trang bị những tri thức cần thiết để truyền thụ đến học sinh mặt khác còn góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết cho giáo viên.

Cùng với việc tham khảo các loại tài liệu thì việc sử dụng phương tiện dạy học cũng rất quan trọng. Phương tiện dạy học cùng với phương pháp, nội dung là một trong những yếu tố tạo ncn sự thành công của việc gảng dạy. Đó là những giáo cụ trực quan như máy chiếu, tranh ảnh,... Trong xu thế hiện nay việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một việc làm rất cần thiết, phù hợp và hiệu quả cao. Muốn sử dụng thành thạo CNTT thì đòi hỏi giáo viên phải học hỏi, thành thạo các thao tác trong sử dụng các phương tiện dạy học như: máy tính, máy chiếu prorecter...để từ đó làm chủ phương tiện chứ không nên phụ thuộc, bị động khi sử dụng các loại phương tiện đặc biệt là khi dạy học bằng giáo án điện tử. Do đặc thù của môn GDCD không có nhiều các sơ đồ, đồ dùng dạy học vì vậy đe giúp cho quá trình lên lớp thì bản thân giáo viên phải sáng tạo để làm đồ dùng phục vụ cho việc dạy của mình. Khi giáo viên đưa ra tình huống pháp luật bằng kênh hình tức là trình chiếu hình ảnh chắc chắn sự cuốn hút đối với học sinh phải khác hơn việc giáo viên đưa ra bằng kcnh chữ. Tuy nhiên không phải tất cả các tiết dạy, bài dạy giáo viên đều sử dụng sự hỗ trợ của các loại phương tiện mà tùy vào từng nội dung tiết học cụ thé để giáo viên lựa chọn cho phù hợp.

- Xác định các bước lên lớp: Phân phối chương trình GDCD lớp 12 đặc biệt là sau khi Bộ giáo dục và đào tạo triến khai giảm tải nội dung ở một số bài có những bài lượng kiến thức nhiều song số tiết thực hiện thì ít như bài 7 “ Công dân với các quyền dân chủ”, tuy nhiên cũng có những bài lượng kiến thức cần truyền tải đến học sinh rất cơ bản, ngắn gọn nhưng số tiết theo phân phối chương trình lại nhiều như bài 8 “Pháp luật với sự phát triển của công dân”, vì vậy việc xác định các bước lên lớp cho từng bài, từng tiết là rất quan trọng phải phù hợp với lượng kiến thức và đặc biệt là đối tượng học sinh ở từng lớp. Có thể cùng một nội dung nhưng ở lớp số lượng học sinh khá, giỏi nhiều thì các bước lên lớp của giáo viên phải khác với lớp có số lượng học sinn trung bình nhiều hơn. Neu giáo viên xác định rõ ràng,

cụ thế các bước lên lớp ngay từ đầu sẽ tránh được việc lãng phí thời gian, tránh được sa đà vào những việc không cần thiết. Đặc biệt giáo viên phải xác định được đâu là trọng tâm của bài, của tiết để chủ động phân bố thời gian cho hợp lý. Theo tôi nếu giáo viên làm được thao tác này sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn khi kết hợp phương pháp thuyết trình và nêu vấn đề cho bài giảng của tiết sau.

3.1.2. Quy trình thực hiện dạv học theo hướng kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vân đê trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12

Quy trình dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lượng kiến thức cần truyền tải đến học sinh của tiết học, đối tượng học sinh, điều kiện, ...song cho dù phụ thuộc yếu tố nào thì tiến trình lên lớp giáo viên cũng phải đảm bảo các bước cơ bản sau:

- Ôn định tồ chức lớp: Đây là bước đầu tiên song cũng rất quan trọng bởi nó ít nhiều có sự đóng góp vào thành công hay không của tiết dạy. Giáo viên có thể điểm danh học sinh hoặc thông qua cán bộ lớp để nắm được sĩ số của lớp trong tiết học, số học sinh nghỉ hoc có phép, không phép. Trên thực tế khi dự giờ thao giảng tôi vẫn thấy một số giáo viên bỏ qua bước này, theo tôi việc làm này nếu giáo viên không thực hiện sẽ khó nắm bắt được tình hình và đánh giá được ý thức, thái độ

Một phần của tài liệu phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạv học môn GDCD lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT nguyễn trãi, thành phố thanh hóa (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w