nêu vấn dề trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở Trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hóa
1.2.2.1. Tình hình kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong hoạt động dạy học của giảo viên
Đế thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và môn GDCD nói riêng nhằm đào tạo học sinh thành những công dân có ích cho xã hội thông qua chương trình
SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ s L Tỉ lệ Thuyết trình 01 25% 03 75% Nêu vấn đề 03 75% 01 25% Ket hợp PPTT với 01 25% 02 50% 01 25% PPNVĐ Khối Sĩ số 3,5 -> 4,9 1V ố,5 -> 7,9 8,0 -> 10,0 SL % SL % SL % SL % 10 324 23 7,10 124 38,27 174 53,70 03 0,93 11 389 01 0,26 180 46,27 207 53,21 01 0,26 12 337 01 0,30 100 29,64 222 65,88 14 4,15 3 khối 1050 25 2,38 454 43,24 553 52,67 18 1,71 41
cao nhận thức, trách nhiệm của công dân trong công cuộc đối mới đất nước theo hướng CNH, HĐH. Hầu hết giáo viên trong nhà trường cũng như giáo viên GDCD luôn có ý thức trong việc đổi mới phương pháp và kết hợp các PPTT với PPHĐ, sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy phù hợp nội dung của môn học và khơi dậy trong học sinh ý thức tự học, tự sáng tạo, chủ động trong việc tiếp nhận tri thức mới. Trong từng tiết dạy, giáo viên GDCD đã biết vận dụng kết hợp các phương pháp đặc biệt là phù hợp với đối tượng học sinh giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách tốt nhất và thông qua đó giáo viên tiến hành đổi mới kiểm tra đế nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, từng bước hướng học sinh yêu thích, say mê, tin tưởng vào tri thức cuả môn học cũng như góp phần nâng cao nhận thức của một số người về vị trí của môn học trong nhà trường. Trong quá trình giảng dạy GDCD, giáo viên trường THPT Nguyễn Trãi Thành phố Thanh Hóa đã chú trọng sử dụng kết hợp các phương pháp phù hợp với nội dung từng bài, từng tiết dạy cụ the đặc biệt là kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề vì vậy đã đạt được những thành tích đáng khích lệ thế hiện ở kết quả thi HSG cấp Tỉnh hàng năm.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì việc kết hợp các phương pháp đặc biệt là phương pháp thuyết trình và phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD ở trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hóa cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Môn GDCD nhà trường chỉ có 02 giáo viên/22 lớp trong đó có 01 giáo viên hợp đồng, 01 giáo viên vừa tham gia giảng dạy vừa học Thạc sĩ. Đôi khi trong một số bài, tiết giáo viên còn chưa nắm vững nội dung, yêu cầu của từng phương pháp đặc biệt là phương pháp dạy học hiện đại vì vậy khi phải áp dụng vào dạy thường e ngại, lúng túng, khó thực hiện đặc biệt khi phải kết hợp giữa PPTT với PPHĐ thực hiện không thuần thục, nhuần nhuyễn dẫn đến tư tưởng buông xuôi và phần lớn chỉ sử dụng việc kết hợp các phương pháp này trong các tiết thao giảng có đồng nghiệp và BGH dự giờ.
42
Bên cạnh đó trong quá trình tham gia cách chuyên đế phục vụ cho công tác giảng dạy trong nhà trường do Sở Giáo dục và đào tạo chỉ định mỗi trường chỉ 01 giáo viên tham gia sau đó về triển khai trong nhóm chuyên môn ở nhà trường, tuy nhiên việc triển khai này đôi khi hình thức, chưa hiệu quả nên cũng có ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy bộ môn. Ngoài ra do đặc thù của môn học nên ngoài tài liệu giáo viên tham khảo, đồ dùng giáo viên tự làm thì hầu như môn học không có đồ dùng dạy học như một số bộ môn khác, chất lượng học sinh giữa các lớp và trong một lớp cũng không đồng đều. Từ thực trạng trên trong quá trình giảng dạy GDCD nói chung và lớp 12 nói riêng ở trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hóa cũng có những hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn. Do đặc thù của nhà trường chỉ có 02 giáo viên dạy môn GDCD nên chúng tôi phải tố chức tham dò ý kiến của giáo viên GDCD trong nhà trường và trường THPT Tô Hiến Thành, Thành phố Thanh Hóa trong việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề năm học 2012 - 2013, qua kết quả thăm dò cho thấy việc kết hợp PPTT với PPHĐ nói chung và việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề nói riêng trong dạy học GDCD lóp 12 không phải là một việc làm đơn giản mà giáo viên phải có thời gian và phải đầu tư rất nhiều công sức.
pháp nêu vấn dê, kêt hợp phương pháp thuyêt trình với phương pháp nêu vấn dê
43
(Số liệu từ nguồn do tác giả khảo sát 04 giáo viên tại trường THPTNguyên Trãi, trường THPT Tô Hiến Thành, TP Thanh Hóa thảng 3/2013)
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy trong qúa trình giảng dạy giáo viên vẫn thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình mà ít chú trọng đến kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong giảng dạy GDCD lớp 12. Mặc dù giáo viên đã có nhiều cố gắng song vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của ngành cũng như của sự nghiệp đối mới giáo dục và đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường.
1.2.2.2. Tình hình kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong hoạt động học tập của học sinh
Trong quá trình dạy học khi giáo viên kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hóa học sinh tham gia nhiệt tình, ý thức cao. Đa số các em đã làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo trong suy nghĩ khi giáo viên đưa ra vấn đề, tình huống có vấn đề yêu cầu các em giải quyết theo ý kiến chủ quan. Cụ thể khi kết hợp hai phương pháp này trong giảng dạy bộ môn kết quả đạt được như sau:
* Trong năm học 2010-2011 đội tuyển HSG môn GDCD của trường
+ Có 05/ 8 em đạt giải cấp trường ( trong đó 02 giải Nhì, 01 giải ba và 02 giải khuyến khích ). Có 05 em dự thi HSG cấp Tỉnh có 05/ 05 em đạt giải (trong đó 01 giải Nhất, 02 giải ba, 02 giải khuyến khích đạt 100%).
* Năm học 2011 -2012:
+ Có 06/6 em đạt giải cấp trường trong đó ( 02 giải Nhì, 02 giải Ba, 02 giải Khuyến khích). Có 04/6 HSG cấp Tỉnh ( 02 giải ba, 02 giải Khuyến khích).
* Năm học 2012-2013:
+ Có 03 HSG cấp trường trong đó ( 01 giải Nhì, 01 giải Ba, 01 giải Khuyến khích). Có 03 HSG cấp Tỉnh ( 03 giải Khuyến khích)
44
( Số liệu từ kết quả của nhà trường cuối năm học 2012 — 2013)
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì quá trình kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp ncu vấn đề trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hóa cũng có những hạn chế nhất định như một bộ phận học sinh vẫn còn quen với PPTT là giáo viên giảng học trò nghe sau đó giáo viên đọc cho học trò chép (sử dụng phương pháp thuyết trình) trong suốt tiết dạy mà chưa quen với giáo viên thuyết trình sau đó đưa ra tình huống có vấn đề để học sinh tư duy và giải quyết vấn đề nên một số nội dung, một số tiết kết quả thu được chưa cao.
Kết luận chương 1
Trong quá trình dạy học môn GDCD lớp 12, đé truyền thụ được nội dung kiến thức của từng phần, từng bài, từng tiết đến học sinh một cách hiệu quả không đơn giản mà giáo viên phải biết lựa chọn, kết hợp các phương pháp phù hợp với từng nội dung cụ thể. Có rất nhiều PPDH tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một phương pháp nào được cho là hiệu quả nhất, ưu việt nhất có thế thay thế tất cả các với nhau cho thấy un điếm của phương pháp nêu vấn đề khắc phục rất tốt hạn chế của phương pháp thuyết trình. Khi kết hợp phương pháp này đế giảng một phần, một tiết thậm chí có thế giảng cả bài đặc biệt là giảng dạy phần pháp luật đã mang lại những hiệu quả như mong muốn. Để kiểm chứng việc kết hợp hai phương pháp trên trong giảng dạy GDCD nói chung và giảng dạy GDCD lớp 12 (Công dân vói pháp luật) nói riêng chúng ta sẽ tiến hành thực nghiệm sư phạm về sự kết họp của 2 phương pháp này.
Chương 2
THỤC NGHIỆM sư PHẠM KÉT HỢP PHƯƠNG PHÁP THUYÉT TRÌNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐÈ TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN