Phương thức kết hợp phương pháp thuyêt trình với phương pháp nêu vấn đê trong dạy học môn GDCD lớp

Một phần của tài liệu phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạv học môn GDCD lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT nguyễn trãi, thành phố thanh hóa (Trang 31 - 34)

nêu vấn đê trong dạy học môn GDCD lớp 12

Để dạy tốt môn GDCD ở bậc THPT nói chung và môn GDCD lớp 12 nói riêng, giáo viên phải biết kết hợp các phương pháp dạy học, trong đó kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề là yêu cầu tất yếu. Nếu giáo

thú dẫn đến hiệu quả tiếp thu kiến thức của học sinh chưa cao, tuy nhiên nếu giáo viên khéo léo kết hợp hai phương pháp trên sẽ có nhiều ưu điểm như giúp học sinh phát huy được tính sáng tạo, chủ động từ đó dễ lôi cuốn học sinh vào giờ học cũng qua đó giáo viên rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng ứng xử, kĩ năng xử lý tình huống cho học sinh. Song việc kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề không chỉ mang lại ưu điểm mà vẫn có những hạn chế nhất định như: học sinh vốn quen với phương pháp thuyết trình vì vậy khi giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để các em suy nghĩ tìm ra hướng giải quyết có thế bước đầu các em còn bỡ ngỡ hoặc không phải bất cứ nội dung kiến thức nào cũng có thể sử dụng kết hợp hai phương pháp trên mà tùy vào nội dung kiến thức cụ thế của từng mục, từng phần, từng bài đế giáo viên sử dụng cho họp lí. Muốn thực hiện tốt, có hiệu quả việc kết hợp hai phương pháp này, giáo viên cần phải thực hiện các yêu cầu sau:

Một là: Két hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề phụ

thuộc vào nội dung từng bài, từng phần cụ thể. Đối với phương pháp thuyết trình, giáo viên sử dụng đế truyền thụ nội dung kiến thức cơ bản như khái niệm, nội dung các quyền của công dân. Còn đối với phương pháp nêu vấn đề giáo viên sử dụng để phát huy tính tích cực sáng tạo, chủ động của học sinh khi đưa ra một số tình huống có vấn đề sau khi học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản hoặc học sinh giải quyết các tình huống sau đó giáo viên đi đến kết luận vấn đề và đưa ra kiến thức cơ bản học sinh cần nắm được.

Ví dụ: Bài 2 “Thực hiện pháp luật”, sau khi sử dụng phương pháp thuyết trình giới thiệu với học sinh khái niệm thực hiện pháp luật thì giáo viên sử dụng phương pháp nêu vấn đề đưa ra các tình huống thực hiện pháp luật trong đời sống để học sinh tự giải quyết tình huống. Giáo viên có thế đưa ra tình huống: “ Một người cha nói với con rằng sau khi tốt nghiệp THPT con nên thi vào trường Đại học Bách khoa, người mẹ thì cho rằng con mình phải thi vào trường Kinh tế Quốc dân vì có am hiểu về kinh te thì sau này mới có cuộc sống đầy đủ nhưng người con

đã quyết định thi vào trường Đại học Xây dựng vì rất ham mê ngành xây dựng và cũng phù hợp khả năng, năng khiếu của mình”. Giáo viên đưa ra câu hỏi: Trong ba người trên ai thực hiện đúng quy định của pháp luật? Neu có người thực hiện đúng thì đó là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào? sau khi học sinh giải quyết tình huống giáo viên nhận xét và đưa ra khái niệm về hình thức thực hiện pháp luật liên quan đến tình huống trên và mỗi hình thức thực hiện pháp luật như thế giáo viên có thể đưa ra các tình huống của các hình thức khác hoặc từ tình huống giáo viên xây dựng yêu cầu học sinh tự xây dựng các tình huống ở những hình thức thực hiện pháp luật còn lại để lớp cùng giải quyết. Từ đó giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình đưa ra khái niệm từng hình thức thực hiện pháp luật

Hai là: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề phụ

thuộc vào đối tượng học sinh từng lớp. Đối với những lớp mà phần lớn học sinh trình độ tiếp thu chỉ ở mức độ yếu và trung bình thì giáo viên nên sử dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình. Tuy nhiên đối với những lớp mà phần lớn học sinh trình độ tiếp thu ở mức độ khá, giỏi thì giáo viên nên sử dụng phương pháp nêu vấn đề là chính để phát huy tính tích cực, chủ động của các em.

Với nội dung kiến thức “ Các hình thức thực hiện pháp luật” ở bài 2 đối với lớp đa số các em tiếp thu ở mức độ khá giáo viên nên xây dựng các tình huống có vấn đề liên quan đến từng hình thức thực hiện pháp luật để học sinh tự giải quyết tình huống qua đó giúp các em nắm được khái niệm các hình thức thực hiện pháp luật. Tuy nhiên với những lớp đa số các em tiếp thu ở mức độ trung bình trước hết giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình để giới thiệu từng hình thức thực hiện pháp luật rồi từ đó đưa ra và phân tích các tình huống liên quan đến các hình thức thực hiện pháp luật trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường gặp để các em dc tiếp thu kiến thức của bài cũng như biết cách xử lý tình huống tương tự nếu các em gặp phải.

Ba là: Ket hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề giúp

học sinh trong việc giải quyết các tình huống mà giáo viên đưa ra, từ đó giúp các em định hướng giải quyết các tình huống nảy sinh trong các lĩnh vực của đời sống.

Để thực hiện tốt yêu cầu này ví dụ ở bài 2 “ Thực hiện pháp luật” giáo viên có thế sử dụng phương pháp thuyết trình giới thiệu khái niệm từng hình thức thực hiện pháp luật sau đó giáo viên chia lớp thành các nhóm yêu cầu các em tự xây dựng tình huống dựa trên các hình thức đó. Khi xây dựng và giải quyết được các tình huống sẽ giúp các em chủ động biết cách định hướng giải quyết các tình huống có thể nảy sinh trong cuộc sống sau này nếu các em gặp phải.

Một phần của tài liệu phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạv học môn GDCD lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT nguyễn trãi, thành phố thanh hóa (Trang 31 - 34)