Khái quát về Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trãi, Thành pho Thanh Hoá

Một phần của tài liệu phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạv học môn GDCD lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT nguyễn trãi, thành phố thanh hóa (Trang 34 - 37)

1.2.1. Khái quát về Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trãi, Thành phoThanh Hoá Thanh Hoá

Quá trình xây dựng và phát triển của Trường Trường THPT bán công Nguyễn Trãi được thành lập năm 1994 đến tháng 5 năm 2010 được chuyển đổi sang trường công lập theo Quyết định số 1825/QĐ - ƯBND ngày 31/5/2010 của Chủ tịch ƯBND Tỉnh Thanh Hóa.

Trong 19 năm qua nhà trường đã khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học. Cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác Hồ “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt” động viên khuyên khích cùng nhau xây dựng nhà trường và được đứng tốp đầu của các trường ngoài công lập ở những năm đầu của thế kỷ 21 và cũng là một trong những trường

trường đóng góp lắp đặt 100 % phòng học dạy bằng máy chiếu. Được sự chỉ đạo trong việc thực hiện công tác chuyên môn cũng như xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể từng học kỳ, từng năm học của BGH nhà trường cũng như sự nhiệt tình, tâm huyết của đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên và đặc biệt là sự nỗ lực hết mình của các em học sinh hàng năm chất lượng cuối năm được nâng lên rõ rệt so với đầu vào. Số học sinh giỏi và học sinh tiên tiến cuối năm đạt gần 40 % trong đó học sinh yếu kém là 04%. Trường có nhiều học sinh đạt giải HSG cấp Tỉnh đặc biệt trong năm học 2004 có 01 học sinh đạt giải Nhì HSG Quốc gia môn Lịch sử; năm 2009 có 01 học sinh đạt Giải Nhất về thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc do Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức; năm học 2011 có 04 học sinh đạt huy chương tại giải Điền kinh và Cờ vua học sinh phố thông Toàn quốc trong đó có 02 huy chương Vàng, 01 huy chương Bạc và 01 huy chương Đồng; năm 2012 có 04 học sinh đạt huy chương Đồng tại Hội khỏe phù đổng Toàn quốc; năm 2012-2013 nhà trường có 01 học sinh đạt huy chương Bạc và 01 học sinh đạt huy chương Đồng tại kỳ thi Giải toán trên mạng Internet cấp Quốc gia. Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện cuộc vận động “ Hai không” do Bộ Giáo dục và đào tạo phát động, tỷ lệ đậu tốt nghiệp của nhà trường đạt 96,28 % là trường năm trong tốp 10 trường có tỉ lệ đậu tốt nghiệp cao nhất tỉnh Thanh Hóa. Trong 3 năm học gần đây và năm học 2012 - 2013 tỷ lệ tốt nghiệp của nhà trường luôn đạt 100% ; tỷ lệ đậu Đại học, cao đẳng luôn đạt từ 70% trở lên. Nhà trường từ 07 lớp ban đầu với 321 học sinh và 15 cán bộ giáo viên nhân viên đến nay quy mô nhà trường là 22 lớp với 1.052 học sinh và 51 cán bộ giáo viên công nhân viên. Hiện nay 100% giáo viên đều đạt chuẩn trong đó có 15 giáo viên có trình độ Thạc sỹ chiếm 30% và 02 giáo viên đang theo học Thạc sỹ tại trường Đại học Vinh.

Với ý chí khắc phục khó khăn, phát huy kết quả đạt được và luôn nỗ lực trong công tác dạy và học của cả thầy và trò vì vậy nhà trường đã xây dựng được uy tín của nhân dân trong địa bàn thành phố và một số xã ven thành phố. Những năm gần đây số học sinh thi tuyển đầu cấp vào trường tăng lên rõ rệt đặc biệt có

những năm số học sinh đăng ký thi vào trường cao hơn so với một số trường có bề dày truyền thống trên địa bàn thành phố. Với những nỗ lực của đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên cũng như học sinh và đặc biệt là sự lãnh chỉ đạo của BGH nhà trường và sự quan tâm sâu sát của cấp trên trong những năm qua nhà trường đã đạt được nhiều thành tích.

+ Tình hình đội ngũ giáo viên: Năm học 2012-2013 nhà trường có 51 cán bộ giáo viên công nhân viên, trong đó có 45 giáo viên thuộc biên che của nhà nước và 06 cán bộ giáo viên hợp đồng. Đại đa số giáo viên trong nhà trường là giáo viên trẻ với độ tuối trung bình 35 -40 nhiệt tình, năng động, ý thức cao trong công việc được giao cũng như trong tự học, tự bồi dưỡng. Trong đó 100% giáo viên có trình độ đạt chuấn; và có 15 giáo viên có trình độ Thạc sỹ đạt 30 % và 02 giáo viên đang theo học Thạc sỹ. Môn GDCD có 02 giáo viên trong đó có 01 giáo viên hợp đồng và có 01 giáo viên đang theo học Thạc sỹ. Trong quá trình công tác đội ngũ giáo viên trong nhà trường luôn nêu cao tình thần tự học, tự bồi dưỡng đế nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng năm 100% giáo viên tham gia các đợt tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức như tập huấn đối mới phương pháp giảng dạy, chuyên đề sử dụng kỹ thuật dạy học tích cực; chuyên đề thay sách; tập huấn chuyên đẻ phố biến giáo dục pháp luật; chuyên đề tư vấn tâm lý học đường; chuyên đề giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; chuyên đề phòng chống tham nhũng; chuyên đề tích hợp môi trường trong môn GDCD... Đặc biệt giáo viên GDCD là giáo viên cốt cán của Sở Giáo dục và đào tạo nên thường xuyên được đi tiếp thu các chuyên đề do Bộ Giáo dục và Vụ giáo dục trung học tổ chức ở một số Tỉnh, Thành phố trong cả nước vì vậy tạo nhiều thuận lợi cho giáo viên trong việc nâng cao chuyên môn, ứng dụng CNTT và sử dụng phương pháp dạy học trong giảng dạy bộ môn. Trong giảng dạy giáo viên chú trọng đối mới phương pháp giảng dạy cũng như ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với từng môn, từng bài, từng tiết học cụ thể. Trong năm học các tố thường

số HS

1.050

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL % 14 1,33 395 37,58 597 56,80 43 4,09 01 0,09 Tổng Hạnh kiểm số HS Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1.050 680 64,70 316 30,08 41 3,99 14 1,33 39

xuyên tố chức lựa chọn các bài khó để thao giảng dự giờ đồng nghiệp, qua các giờ thao giảng tổ chuyên môn tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm để giờ giảng sau có kết quả cao hơn. BGH nhà trường thường xuyên dự giờ giáo viên để kiếm tra, đánh giá, góp ý giờ giảng cho giáo viên. Tồ chuyên môn, nhóm chuyên môn họp để lên kế hoạch, thống nhất ra đề kiểm tra sát chương trình, không cắt xén hay hạ thấp chương trình... Hàng năm đồ dùng dạy học cũng như sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên đều được hội đồng khoa học nhà trường ghi nhận trong đó có nhiều đồ dùng và sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao và được gửi lên hội đồng khoa học của Sở giáo dục và đào tạo.

+ Tình hình học sinh

Học sinh trưòng THPT Nguyễn Trãi những năm trước đây do nhà trường là trường bán công nên chỉ xét tuyến số học sinh không đậu vào các trường công lập vì vậy chất lượng đầu vào thấp vì vậy đây cũng là một trong những khó khăn trong công tác dạy và học của nhà trường. Đặc biệt học sinh thuộc nhiều địa bàn khác nhau trong thành phố, có những em ở xa trường như ở xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Hoằng Hóa phải ở trọ để đi học hoặc đi về. Nhiều em gia đình thuần nông ngoài giờ học các em phải tham gia nhiều công việc gia đình vì vậy cũng ảnh hưởng đến việc học của các em nói riêng và của tập thé lớp cũng như chất lượng của toàn trường nói chung. Bên cạnh đó còn nhiều học sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn, một số học sinh ở làng SOS nên sự quan tâm đối với việc học của các em còn ít. Đây cũng là một trong những khó khăn của nhà trường trong việc giáo dục học sinh.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cũng còn có những khó khăn như trên song nhờ sự nỗ lực của cả Thầy và trò trong những năm gần đây chất lượng học sinh trong toàn trường đã có những chuyến biến rõ nét cả về học lực và hạnh kiểm. Năm học 2012 - 2013 nhà trường có 1.050 học sinh thuộc 22 lớp của 3 khối. Trong đó kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hóa đạt như sau:

40

Bảng 1. Kết quả học tập năm học 2012 - 2013

( Theo bảo cáo kết quả năm học của trường THPT Nguyễn Trãi, Thành phố Thanh Hóa)

Từ các bảng khảo sát trên cho thấy, số học sinh khá giỏi gần 40% trong khi số học sinh yếu kém hơn 4%, số học sinh xếp hạnh kiểm khá tốt hơn 90% trong khi số học sinh xếp hạnh kiểm trung bình và yéu chỉ chiếm hơn 5%.

Một phần của tài liệu phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạv học môn GDCD lớp 12 (qua khảo sát tại trường THPT nguyễn trãi, thành phố thanh hóa (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w