Một số giải pháp đầu tƣ công cho nông nghiệp trong xây dựng nông

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang (Trang 113)

5. Kết cấu của luận văn

4.2. Một số giải pháp đầu tƣ công cho nông nghiệp trong xây dựng nông

thôn mới huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

4.2.1 Giải pháp đầu tư cho quy hoạch sản xuất nông nghiệp

Ƣu tiên đầu tiên cho phát triển ngành nông nghiệp là cần rà soát điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp. Có kế hoạch chi tiết đầu tƣ cho phát triển các sản phẩm chủ lực theo vùng, theo tiềm năng và thế mạnh của địa phƣơng. Tập trung quy hoạch quy hoạch vùng sản xuất cho từng loại cây, vùng sản xuất hàng hóa cụ thể: Vùng sản xuất thuốc lá, gồm các xã: Bố Hạ, Đồng Kỳ, Hƣơng Vĩ, Đông Sơn, Đồng Hƣu. Vùng sản xuất lạc giống, gồm các xã: An Thƣợng, Tiến Thắng, Tân Hiệp, Tam Tiến, Xuân Lƣơng, Canh Nậu, Bố Hạ, Tân Sỏi. Vùng sản xuất chè, gồm các xã: Xuân Lƣơng, Canh Nậu, Hồng kỳ, Phồn xƣơng, Tam Tiến, Đồng Tâm, Đồng Vƣơng, Đồng Tiến. Vùng sản xuất vải an toàn, gồm các xã: Phồn Xƣơng, Đồng Lạc, Đồng

Tâm, Hồng Kỳ, Tân Sỏi, Tân Hiệp. Vùng chăn nuôi gia súc quy mô lớn, gồm các xã: Đồng Tâm, Đồng Vƣơng, Đồng Tiến, Xuân Lƣơng, Canh Nậu, Tam Tiến, Đồng Hƣu, Đông Sơn...; Cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm: xã Đồng Tâm, Tân Hiệp; Quy hoạch phát triển rừng huyện Yên Thế giai đoạn 2011-2020 (Đồng Hƣu, Đông Sơn, Đồng Vƣơng, Đồng Tiến, Xuân Lƣơng, Canh Nậu, Tam Tiến, Tiến Thắng).

Ngoài ra cần tập trung một số giải pháp sau:

- Nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch phát triển, xây dựng nông thôn mới; cần khuyến khích sự tham gia của ngƣời dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch. Trong xây dựng quy hoạch cần tính liên kết vùng, liên kết sản phẩm theo ngành hàng, đồng thời phù hợp chung với quy hoạch chung của huyện.

- Tiến hành rà soát, bổ sung xây dựng quy án quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. trên cơ sở đó xác định và xây dựng quy hoạch một số cây trồng vật nuôi chủ yếu gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa làm căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp 5 năm, hàng năm.Triển khai quy hoạch nông nghiệp đến cấp xã, hiện nay cấp huyện chƣa có quy hoạch nông nghiệp chi tiết mà vẫn làm chung với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội hàng năm.

- Khuyến khích phát triển nông nghiệp theo mô hình kinh tế trang trại. Trong đó, xây dựng quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung để phát triển chăn nuôi chủ yếu theo quy mô trang trại, gia trại nhằm tạo điều kiện cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.

- Khuyến khích và tạo điều kiện việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hoá tập trung.

4.2.2. Giải pháp đầu tư phát triển hạ tầng cho nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng nông nghiệp là điều kiện vật chất quan trọng có tính quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng nhƣ sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp. Do vậy, đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp là vô cùng quan trọng, nó có tác dụng kép: không chỉ là động lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn kéo theo sự gia tăng manh và đầu tƣ nông nghiệp,nông thôn. Khi đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, phải xác định cả lợi ích trƣớc mắt cũng nhƣ lợi ích lâu dài. Khi các công trình (trạm giống, cơ sở chế biến, giao thông, thuỷ lợi, điện, nƣớc...) phát huy tác dụng nó sẽ góp phần to lớn trong việc sử dụng vốn đầu tƣ. Nó có tính chất quyết định đối với việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tƣ khi đầu tƣ vào các lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đồng vốn đƣợc sinh lời nhanh và chắc chắn. Từ đó sẽ nâng cao đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần cho ngƣời dân, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Ngoài ra cần tranh thủ mọi nguồn vốn hỗ trợ để thực hiện kiên cố hoá giao thông nông thôn và kênh mƣơng nội đồng phục vụ sản xuất.

- Đối với các dự án đầu tƣ thuỷ lợi, kiên cố kênh mƣơng, ngoài phần huy động đóng góp tự nguyện (cả bằng tiền và sức lao động), có thể khuyến khích ngƣời dân cho Nhà nƣớc vay để trở lại cho hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Tạo điều kiện để các địa phƣơng chủ động kêu gọi triển khai các hình thức đầu tƣ. Đặc biệt đối với Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới cần xây dựng khung cơ chế, chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế, đa dạng hóa nguồn lực xây dựng nông thôn mới, huy động nội lực trong dân tập trung xây dựng nông thôn mới.

- Huy động nguồn vốn từ trong dân và các doanh nghiệp: cần huy động vốn trong dân để đầu tƣ xây dựng bảo dƣỡng cơ sở hạ tầng nông thôn. Dùng

cơ chế hỗ trợ một phần ngân sách để thấy có lợi trong việc bỏ vốn đầu tƣ xây dựng đƣờng làng ngõ xóm cho hoàn thiện thêm.

4.2.3 Giải pháp về đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa

- Trên cơ sở phân tích thuận lợi và khó khăn của đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên của huyện kết hợp với định hƣớng phát triển ngành nông nghiệp của huyện, nguồn lực đầu tƣ công sẽ đƣợc ƣu tiên cho các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế so sánh của địa phƣơng. Khai thác và phát huy tốt các tiềm năng lợi thế của từng địa phƣơng trên từng ngành, lĩnh vực cụ thể trên cơ sở vận dụng có hiệu quả lợi thế so sánh.

- Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý để tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung; chăn nuôi phát triển theo mô hình kinh tế trang trại, gia trại chuyên canh hoặc tổng hợp để tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lƣợng cao.

- Liên kết sản xuất hình thành các Hợp tác xã nông nghiệp: liên kết tập trung sản xuất hƣớng tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa; phát triển các tổ hợp sản xuất, các loại hình hợp tác xã, các hình thức liên doanh, liên kết nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Có nhƣ vậy nguồn lực đầu tƣ công mới hiệu quả.

- Nghiên cứu học hỏi và ứng dụng các mô hình sản xuất, chăn nuôi, đƣa các loại cây, con giống mới vào địa bàn, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kĩ thuật mới, nhất là cải tạo đàn gia súc và giống lúa, áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất, phòng chống tốt dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi;

- Hỗ trợ các dịch vụ vật tƣ nông nghiệp cho nông dân

- Đầu tƣ công còn phải hƣớng tới công tác đẩy mạnh và nâng cao chất lƣợng công tác tập huấn, tham quan học hỏi mô hình, đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết định 1956 của Thủ tƣớng Chính phủ về Phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

- Ngoài việc hỗ trợ trực tiếp, ngƣời dẫn có thể tiếp cận gián tiếp tới nguồn lực đầu tƣ công thông qua hỗ trợ một phần lãi suất vay vốn ngân hàng để các hộ sản xuất đầu tƣ mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

4.2.4 Giải pháp đầu tư ứng dụng khoa học kĩ thuật

Để tăng cƣờng nguồn vốn đầu tƣ cho hoạt động ứng dụng khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp cần đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tƣ.

Trước hết, cần đẩy mạnh đầu tƣ vốn từ ngân sách nhà nƣớc cho cơ sở

hạ tầng chính yếu ở từng vùng nuôi trồng, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách cho từng chƣơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và phòng dịch, cải tạo môi trƣờng nuôi trồng, ứng dụng và chuyển giao KHKT tập huấn. Đối với một số chƣơng trình trọng điểm, cần xây dựng các dự án để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tƣ hợp tác sản xuất, tiêu thụ và tổ chức dịch vụ nông nghiệp.

Thứ hai, ngân hàng cần phải ƣu tiên, ƣu đãi đặc biệt về vốn cho nghiên

cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật để phát triển sản xuất nông nghiệp theo các mô hình tiên tiến đƣợc tổng kết và đề xuất phổ biến, nhân rộng các dự án đổi mới kĩ thuật. Vì vậy, cần tổ chức kịp thời cung ứng tín dụng với lãi suất hợp lý và gia tăng thêm tỷ trọng đối với các hình thức vay dài hạn, trung hạn, nhằm hỗ trợ vốn cho nông dân, doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện đầu tƣ vào các vùng chuyên nông nghiệp. Nghiên cứu việc trợ giá giống ban đầu cho các loại hình nuôi trồng trọng điểm.

Thứ ba, có cơ chế để các doanh nghiệp nông nghiệp, hộ nông dân dành

một phần vốn cho nghiên cứu khoa học chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng, đổi mới kĩ thuật và đào tạo nhân lực. Nguồn vốn này đƣợc hình thành do miễn, giảm thuế khi áp dụng kĩ thuật mới, vốn khấu hao để lại của doanh nghiệp, vốn tiết kiệm tiêu dùng của nông dân.

Thứ tư, có cơ chế để các doanh nghiệp nông nghiệp, hộ nông dân dành

một phần vốn cho nghiên cứu khoa học chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng, đổi mới kĩ thuật và đào tạo nhân lực.

Nguồn vốn để đầu tƣ ứng dụng KHKT ngành Nông nghiệp thƣờng đƣợc lấy từ 3 nguồn: từ Ngân sách; từ khu vực doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc; từ ngƣời nông dân. Hiện nay nguồn vốn ứng dụng khoa học kĩ thuật ngành Nông nghiệp của huyện Yên Thế chủ yếu vẫn là từ Ngân sách mặc dù huyện đã thực hiện nhiều chính sách hiệu quả nhằm thu hút vốn.. Do đó cần có những chính sách, biện pháp để thu hút một cách đồng bộ từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể là:

Đối với nguồn vốn từ Ngân sách

- Cần tăng cƣờng quản lý hơn nữa đối với các chƣơng trình, dự án từ Ngân sách, tránh tình trạng đầu tƣ tràn lan kém hiệu quả.

- Phát động các cuộc nghiên cứu KHKT phục vụ sản xuất Nông nghiệp sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ từ Ngân sách.

- Xây dựng nguồn ngân quỹ cho công tác tuyên truyền, quảng bá…

Đối với nguồn vốn của doanh nghiệp trong và ngoài nước

- Tăng thời gian ƣu đãi, mức ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất đai, tiền thuê đất… đối với các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực có liên quan đến sản xuất, cung cấp tƣ liệu sản xuất hiện đại cho ngành Nông nghiệp.

- Đơn giản hóa hơn các thủ tục hành chính trong việc đăng ký cấp phép và các thủ tục sau cấp phép, các thủ tục về công tác tín dụng…

- Phát triển công nghiệp chế biến, gắn kết ngƣời nông dân với các doanh nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm ngƣời nông dân…

- Phát triển thị trƣờng KHKT ngành Nông nghiệp trong huyện một cách công bằng, ổn định…

- Tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin một cách đầy đủ, chính xác về các chính sách ƣu đãi của tỉnh đối với việc thu hút vốn phát triển KHKT ngành Nông nghiệp…

Đối với nguồn vốn của người nông dân

- Các địa phƣơng trong tỉnh cần đầu tƣ xây dựng, kiên cố hóa các công trình giao thông, thông tin liên lac, hệ thống điện…tạo môi trƣờng thuận lợi để ngƣời nông dân có thể áp dụng KHKT vào sản xuất Nông nghiệp.

- Tăng cƣờng đƣa công văn xuống các xã, phƣờng về các giống cây, con giống mới phù hợp với điều kiện địa phƣơng, cách chăm sóc…để xã thông báo cho ngƣời nông dân trên loa truyền thanh của xã. Cần có những buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệp giới thiệu các khoa học kỹ thuật mới cho bà con. Có thể cho ứng dụng thử trực tiếp trên địa bàn địa phƣơng để ngƣời dân có thể nhìn thấy hiệu quả của chúng.

- Chính quyền các cấp có thể hỗ trợ cho ngƣời nông dân một phần kinh phí để mua các giống mới, trang thiết bị mới…

- Chính quyền địa phƣơng nên tìm đầu tƣ từ các doanh nghiệp chế biến sản phẩm Nông nghiệp để có sự cam kết chặt chẽ giữa ngƣời nông dân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp cung cấp giống, kĩ thuật, kỹ thuật cho ngƣời nông dân, ngƣời nông dân cung cấp sản phẩm cho họ. Doanh nghiệp đảm bảo việc bao tiêu sản phẩm cho ngƣời nông dân, ngƣời nông dân đảm bảo cung cấp cho doanh nghiệp nguyên vật liệu và đảm bảo một phần nào chất lƣợng sản phẩm cung cấp….

4.2.5 Giải pháp đầu tư thúc đẩy hoạt động Xúc tiến thương mại

Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ, một trong những giải pháp khá quan trọng là mở rộng thì trƣờng tiêu thụ. Yếu tố này góp phần quan trọng vào việc lƣu thông hàng hoá, tăng nhanh vòng quay vốn, giúp cho đồng vốn đem lại hiệu quả cao, lợi nhuận lớn. Trong những năm tới cần có kế hoạch để xúc tiến thƣơng mại nhƣ sau:

- Thông qua các hình thức liên doanh, liên kết các cơ sở sản xuất và trang trại, hình thành các hợp tác xã nông nghiệp, kết hợp xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm thế mạnh của địa phƣơng nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Có kế hoạch đào tạo cho ngƣời dân, ngƣời sản xuất kiến thức về thị trƣờng, tiếp thị, quảng cáo và nội dung liên quan khác.

- Huyện đã có chính sách bảo hộ các sản phẩm đƣợc coi là đặc sản của địa phƣơng nhƣ thƣơng hiệu Gà đồi Yên Thế.

- Xuất phát từ thực tiễn tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện và tầm quan trọng của công tác xúc tiến thƣơng mại, huyện cần có nhiều giải pháp chỉ đạo ngành hoạt động xúc tiến thƣơng mại. Thông qua đó, đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ sản xuất khai thác tốt thị trƣờng, tìm đầu ra cho sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Huyên nhƣ: gà đồi, chè Xuân Lƣơng, Mật Ong... Hoạt động xúc tiến thƣơng mại trong ngành nông nghiệp cần tập trung vào các hoạt động nhƣ:

- Tham gia các hội chợ triển lãm trong nƣớc, qua đó giúp các doanh nghiệp giới thiệu hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng, học hỏi kinh nghiệm đối tác, từ đó tạo ra động lực để thúc đẩy sản xuất hàng hoá.

- Tổ chức phiên chợ giống cây trồng để giúp ngƣời sản xuất nông nghiệp trong huyện tiếp cận với các qui trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chất lƣợng các loại cây trồng.

- Phát hành cuốn thông tin thị trƣờng nhằm cung cấp thông tin sản xuất, giá cả hàng hoá nông lâm sản ở thị trƣờng trong nƣớc và thế giới. Giới thiệu các mô hình sản xuất giỏi trong huyện và cập nhật hệ thống chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành nông nghiệp.

- Huyện cần quan tâm, đầu tƣ hơn nữa công tác xúc tiến thƣơng mại, có định hƣớng về loại sản phẩm hàng hoá có giá trị tiêu dùng trƣớc mắt và lâu dài.

- Phân tích hoạt động của thị trƣờng tiêu thụ nông sản trong huyện để đề xuất các giải pháp khắc phục.

- Kết hợp diều tra, quy hoạch phát triển sản phẩm, tổ chức lại sản xuất. Quy hoạch phải gắn với thị trƣờng tiêu thụ.

4.3 Kiến nghị

Để tăng cƣờng hiệu quả đầu tƣ công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới, đề tài đƣa ra một số khuyến nghị sau:

4.3.1 Đối với Nhà nước

- Đề nghị nâng mức hỗ trợ vốn để thực hiện Chƣơng trình những năm tới, đồng thời bố trí kế hoạch vốn hàng năm sớm để UBND huyện có kế

hoạch giao vốn chi tiết cho các đơn vị, xã thực hiện đảm bảo đúng tiến độ

Một phần của tài liệu Giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)